Tăng cường hợp tác khu vực, ngăn ngừa di cư trái phép

Trong hai ngày 14 - 15/10, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Ủy ban người Philippines Hải ngoại và Trung tâm quốc tế về phát triển chính sách di cư (ICMPD) tổ chức Hội nghị quốc tế “Tăng cường hợp tác khu vực và nỗ lực trong việc ngăn ngừa di cư trái phép và bảo vệ quyền của người di cư”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Tăng cường hợp tác khu vực về di cư quốc tế trong ASEAN” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quản lý di cư trong nội khối ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: TG&VN/Minh Châu

Tới dự hội thảo có ông Jerril Santos, Đại sứ Philippines tại Việt Nam, ông Franz Jessen, Đại sứ-Trưởng Đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, bà Imelda Nicolas, Chủ tịch Ủy ban người Philippines Hải ngoại và ông Martijin Pluim, Giám đốc phụ trách các vấn đề phương Đông, Trung tâm quốc tế Phát triển chính sách di cư cùng đông đảo đại diện của các Bộ, ngành, các học giả, chuyên gia đến các nước EU và ASEAN.

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Lý Quốc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự cho biết, Dự án “Tăng cường hợp tác khu vực về di cư quốc tế trong ASEAN” do Philippines khởi xướng với sự tài trợ của Ủy ban châu Âu và sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Quốc tế về phát triển chính sách di cư (ICMPD) là một trong những nỗ lực hợp tác quan trọng hướng đến xây dựng cách tiếp cận khu vực về di cư và quản lý di cư. Việt Nam tin tưởng rằng Dự án tạo ra một diễn đàn quan trọng để các nước cùng thảo luận những giải pháp thiết thực, khả thi để thắt chặt quan hệ hợp tác trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng vào năm 2015, cũng là năm mà toàn thế giới sẽ bước sang thực hiện chương trình nghị sự mới.

“Là hoạt động cuối cùng của Dự án, tôi tin tưởng rằng Hội nghị Hà Nội là nơi để chúng ta tiếp tục trao đổi thẳng thắn và hiệu quả vấn đề di cư trái phép và bảo vệ quyền của người di cư cũng như những vấn đề cùng quan tâm tại Hội nghị Manila và Jakarta trước đó. Và quan trọng hơn, tại đây, chúng ta cùng nhìn nhận và tổng kết những biện pháp, sáng kiến nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực trong lĩnh vực di cư và phát triển, qua đó tăng cường mối quan hệ nội khối ASEAN cũng như quan hệ của ASEAN với các đối tác khác”, ông Tuấn nói.

Bà Imelda Nicolas, Chủ tịch Ủy ban người Philippines Hải ngoại cho rằng, khu vực Đông Nam Á với 600 triệu dân, có lịch sử lâu đời về sự hoạt động di cư, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như tìm kiếm thu nhập, việc làm, hoặc là di chuyển tự nhiên của con người. Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người di cư cũng như việc di cư bất hợp pháp vẫn là quan tâm lớn của nhiều nước. Chính vì lẽ đó, các nước trong khu vực có trách nhiệm phải quản lý vấn đề di cư và bảo đảm quyền lợi của người di cư đồng thời vẫn tận dụng được tiềm năng phát triển cho từng quốc gia và khu vực. Hội nghị tại Hà Nội lần này là cơ hội quan trọng giúp các bên liên quan đối thoại nhằm hướng tới một cách tiếp cận toàn diện hơn về di cư và các vấn đề phát triển.

Chia sẻ quan điểm này, Đại sứ Franz Jessen, Trưởng Đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nói: Đông Nam Á là khu vực có nhiều điểm tương đồng với châu Âu. Vấn đề di cư cũng luôn là ưu tiên trong chương trình nghị sự của châu Âu. Dân số châu Âu đang già đi, cần một lực lượng lao động mới, trẻ tuổi nên rất hoan nghênh người di cư. Tuy nhiên, chính sách của EU là làm thế nào để tận dụng hết cơ hội và đối phó hiệu quả với các thách thức đặt ra. Ông cũng cho rằng phải có cách tiếp cận thực tiễn để ngăn chặn nạn buôn bán người và di cư bất hợp pháp, giảm bóc lột lao động để người di cư có điều kiện làm việc tốt hơn.

Ông Martijin Pluim, Giám đốc phụ trách các vấn đề phương Đông, Trung tâm quốc tế Phát triển chính sách di cư (ICMPD), hy vọng hội thảo lần này sẽ giải quyết các khía cạnh của di cư bất hợp pháp, quyền của người di cư và các chủ đề liên quan tới Di cư và Phát triển. ICMPD cũng cho rằng, sự hỗ trợ của EU, thông qua sáng kiến chung giữa EU và ICMPD về phát triển chính sách di cư (MIEUX), là đóng góp quan trọng thúc đẩy đối thoại và phối hợp giữa EU và các nước khu vực Đông Nam Á.

Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TG&VN/Minh Châu

Di cư quốc tế là hiện tượng kinh tế xã hội gắn liền với quá trình phát triển của quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, di cư quốc tế diễn ra với quy mô lớn chưa từng có. Báo cáo của Đại hội đồng LHQ tại Đối thoại cấp cao về di cư và phát triển diễn ra tuần trước tại New York cho biết, hiện có khoảng 232 triệu người sống và làm việc ngoài lãnh thổ mà người đó sinh ra hoặc có quốc tịch và theo một số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế dự báo, đến năm 2050, sẽ có 405 triệu người di cư giữa các nước.

Là hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển, di cư quốc tế đặt ra cả cơ hội và thách thức cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là nước xuất cư, quá cảnh, nhập cư và chính bản thân người di cư. Không một quốc gia nào đứng ngoài vấn đề di cư và không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được vấn đề di cư. Vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhằm thúc đẩy di cư bất hợp pháp, an toàn, ngăn ngừa di cư trái phép, bảo vệ quyền của người di cư cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình di cư.

Trước đó, tại Hội nghị ở Philippines tháng 12/2012, các đại biểu đã thảo luận về di cư và tình hình di cư tại các nước cũng như các tiến trình tham vấn khu vực và quốc tế về di cư. Còn tại Hội nghị Jakarta tháng 4 năm nay, chủ đề được bàn thảo là quan điểm của khu vực về di cư cũng như nỗ lực của ASEAN trong việc thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của người Di cư trước triển vọng Cộng động ASEAN vào năm 2015.

K.C

Đọc thêm

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động