Tăng tính tự chủ để tạo động lực mới, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Phan Thanh
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tăng tính tự chủ để tạo động lực mới, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” tại TP. Hồ Chí Minh mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên định với mục tiêu mở cửa, hội nhập sâu, rộng, tích cực, hiệu quả. Chủ trương đúng đắn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là kiên định đường lối đổi mới, tập trung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Theo đó, từ một nước nghèo, Việt Nam đã vươn lên thành trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào năm 2020 và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 tính theo chuẩn mới. Quy mô kinh tế tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất-nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần.

Kinh tế quý 1/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5%-7% từ năm 2023, theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Mỹ. Năm 2022 được xác định là giai đoạn phục hồi, để giai đoạn 2023 - 2025 tăng tốc phát triển.

“Chúng ta cần xác định khó khăn lúc nào cũng có. Chúng ta không lo sợ nhưng không chủ quan, không cầu toàn nhưng không liều lĩnh. Cần xác định những khó khăn, thách thức để có sự chuẩn bị về tâm thế, tư tưởng, nguồn lực”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Thông điệp về sự phục hồi

“Việt Nam đang giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới biến động và được ví như "một vịnh tránh bão trong cơn biển động”. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định, kể cả những cuộc khủng hoảng năm 1997-1998 và 2008-2009”, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam), đã nêu ý nghĩa về quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam trên con đường phát triển.

Trên thực tế, qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đối diện và vượt qua rất nhiều biến cố từ thế giới bên ngoài và từ chính nội tại nền kinh tế. Đến nay, chúng ta vẫn giữ được ổn định trong một thế giới biến động, gần đây nhất là trong đại dịch Covid-19. Đây là điều quan trọng nhất, mang lại sự tự tin cho chúng ta để tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Ở thời điểm hiện tại, diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, nhất là tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine, nhưng nền kinh tế vẫn thể hiện sức chống chịu khá tốt, duy trì được tăng trưởng trong suốt hai năm đại dịch, trong đó các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn vẫn hoạt động khá ổn định.

Kết quả đạt được của Việt Nam thời gian qua đã được các tổ chức quốc tế và các nhà phân tích ghi nhận. Trong báo cáo vĩ mô về Việt Nam mới công bố, HSBC đánh giá, Việt Nam đang tiếp tục hưởng lợi nhờ chiến lược mở cửa diện rộng. HSBC nhắc tới câu chuyện phát triển đầy ấn tượng của Việt Nam, với mô hình tăng trưởng lấy xuất khẩu làm động lực chính. Mô hình này đang giúp kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng kể từ khi chiến lược mở cửa trở lại bắt đầu. Trong vòng hai thập kỷ qua, Việt Nam đã thực sự lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất đang lên của thế giới.

Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nhiệm vụ cấp thiết có tính then chốt, nhất quán và lâu dài được xác định rõ là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Việt Nam tự tin xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022. (Nguồn: VGP).

Động lực mới của nền kinh tế?

Chính phủ Việt Nam đã ban hành và đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ. Mục tiêu nhằm nâng cao nội lực nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19, cùng sự xuất hiện nhiều biến cố quốc tế mới đã và đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất hơn trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Trong đó, vai trò của đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng được coi như “chìa khóa vàng” để nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế trước những biến động lớn của thế giới và khu vực.

Việt Nam không tránh khỏi những thách thức khó lường từ môi trường kinh tế quốc tế đến các lĩnh vực chủ chốt, trong đó có các hoạt động đầu tư, kinh doanh và sản xuất công nghiệp, cũng như việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, hay các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn.

Bối cảnh quốc tế cho thấy vấn đề tự cường trong phát triển được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, phản ứng phòng dịch Covid-19 của nhiều chính phủ đã khiến gián đoạn chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Điều này đã buộc các doanh nghiệp phải tổ chức lại chuỗi cung ứng, đổi mới cách thức sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới thông qua việc ứng dụng các thành tựu vượt bậc của công nghệ số.

Từ đó, đại dịch Covid-19 vô tình trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và sâu sắc hơn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và đẩy nhanh quá trình đổi mới, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Theo ông Yoshiki Takeuchi, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), với đặc điểm là độ mở của nền kinh tế rất lớn, kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều rủi ro do tác động từ tình hình thế giới. Việt Nam đang tích cực và cơ bản thực hiện hiệu quả các khuyến nghị quản lý rủi ro của OECD. Trong đó, một số vấn đề như, cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách… để nền kinh tế có thể tiếp tục tăng trưởng kiên cường và bền vững hơn nữa trong thời gian tới.

Từ thực tế đó, một lần nữa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhằm tăng tính tự chủ tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế nhanh và bền vững, chúng ta cần tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội hóa số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong đó, chú trọng xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, các ngành công nghiệp nền tảng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital

Hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường vốn Việt Nam, mức định giá cổ phiếu hấp dẫn với P/E chỉ hơn 10 lần, thấp hơn so với nhiều thị trường ở khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, để thu hút mạnh mẽ sự tham gia của khối ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam cần đa dạng nhiều sản phẩm hơn nữa; đồng thời cần cải thiện tính thanh khoản, tỷ lệ giới hạn nhà đầu tư nước ngoài… và đặc biệt là sự minh bạch của thị trường.

Nếu cải thiện được những vấn đề trên, khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi trong thời gian tới là rất lớn. Từ đó, có thể thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn, thậm chí có thể tăng thêm 10 tỷ USD.

Tiến sĩ Elisabetta Gentile, Chuyên gia cao cấp, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Việc Việt Nam đề cập đa dạng hoá chuỗi cung ứng cho thấy ý thức về vấn đề này. Việc đa dạng hoá rất là quan trọng vì nó giúp tránh được sự đổ vỡ ở quy mô lớn khi có sự cố xảy ra đối với chuỗi cung ứng hay chuỗi giá trị toàn cầu.

Để khai thác tốt hơn những giá trị mà chuỗi cung ứng mang lại, Việt Nam cần đánh giá đúng vai trò cũng như đầu tư cho việc phát triển thương hiệu, nghiên cứu sáng tạo và có chiến lược marketing hiệu quả.

Bên cạnh đó là cân nhắc nhiều hơn đến "khu vực hoá" chuỗi cung ứng, tận dụng tốt mối quan hệ với các đối tác trong khu vực để xây dựng chuỗi cung ứng ổn định hơn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 6 nhóm giải pháp phát triển nền kinh tế tự chủ gắn với hội nhập quốc tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 6 nhóm giải pháp phát triển nền kinh tế tự chủ gắn với hội nhập quốc tế

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra 6 nhóm giải pháp để phát triển nền kinh tế ...

Việt Nam tự tin xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả

Việt Nam tự tin xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam không lựa chọn nền kinh tế đóng mà luôn kiên định đường lối đổi mới, mở cửa, tự tin ...

Đọc thêm

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

Bộ trưởng Tim Ayres đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trên cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD (2022-2025)...
Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì nhé!
Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Xin hỏi Cảnh sát giao thông có được phạt nguội thông qua phương tiện giám sát không? Tra cứu phạt nguội như thế nào? - Độc giả Hoàng Kha
Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể ...
Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Từ ngày 2-3/5, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2024 và một số hoạt động tại Pháp.
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế Bắc Kinh.
Bị Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ thương mại, Israel 'gõ cửa' OECD, kêu gọi một vấn đề

Bị Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ thương mại, Israel 'gõ cửa' OECD, kêu gọi một vấn đề

Bộ trưởng Kinh tế Israel Nir Barkat thông báo đã đệ đơn khiếu nại lên người đứng đầu OECD về quyết định mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU lộ điểm yếu nhất...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động