TIN LIÊN QUAN | |
Tái thả thành công 10 cá thể cầy quý hiếm về tự nhiên | |
Ấn Độ báo động về nạn săn bắn động vật hoang dã |
Từ ngày 1/1/2018, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 – BLHS 2017) đã bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD) có thể bị phạt tù lên đến 15 năm.
Cũng theo BLHS 2017, ngoài phạt tù, các hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD còn có thể bị phạt 5 tỷ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân. BLHS 2017 được kỳ vọng sẽ tạo nên những chuyển biến đáng kể, củng cố hành lang pháp lý nhằm bảo vệ tốt hơn các loài ĐVHD.
Với lợi nhuận được đánh giá ngang bằng với buôn lậu vũ khí, ma túy và buôn bán người, vấn nạn buôn bán ĐVHD đang ngày càng diễn biến phức tạp. Việt Nam không chỉ là quốc gia tiêu thụ ĐVHD mà còn là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới trung chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép xuyên quốc gia.
Nhiều công dân Việt Nam đã bị bắt giữ trong và ngoài nước vì có liên quan đến loại hình tội phạm rất nghiêm trọng này. Hồi tháng 4/2017, đối tượng Nguyễn Mậu Chiến, được biết đến là kẻ cầm đầu một trong những đường dây buôn bán ĐVHD lớn từ châu Phi về Việt Nam cũng đã bị bắt giữ tại Hà Nội với một số lượng tang vật ĐVHD lớn.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD. (Nguồn: ENV) |
Thống kê về các vụ vi phạm ĐVHD của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho thấy, giai đoạn 2014 –2016 có khoảng 17,9% trên tổng số 156 vụ vi phạm hình sự về ĐVHD mà ENV cập nhật được kết quả xử lý có áp dụng mức phạt tù giam với các đối tượng phạm tội. Con số này trong giai đoạn 2010 – 2013 là 21,5%.
Các vụ việc còn lại đối tượng phạm tội chỉ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù giam nhưng cho hưởng án treo – những hình phạt được đánh giá là chưa đủ sức răn đe và cũng không gây tổn thất nhiều so với món lợi khổng lồ từ buôn bán ĐVHD.
“Những thay đổi đáng kể trong chính sách hình sự liên quan đến tội phạm về ĐVHD của BLHS 2017 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các nỗ lực bảo vệ ĐVHD của Việt Nam. Với việc nâng mức tối đa của khung hình phạt cho tội phạm về ĐVHD lên đến 15 năm tù, lần đầu tiên các đối tượng phạm tội có khả năng bị xử lý với mức hình phạt tương đương với lợi nhuận to lớn mà chúng thu được từ ĐVHD”, bà Bùi Thị Hà - Giám đốc Chương trình Chính sách và Pháp luật của ENV cho biết.
NSƯT Xuân Bắc kêu gọi cộng đồng không sử dụng mật gấu Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) vừa ra mắt phim ngắn truyền thông với sự tham gia của NSƯT Trung Anh và ... |
Việt Nam – Trung Quốc hợp tác chống buôn bán động vật hoang dã Trong 2 ngày 1-2/11, tại huyện Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) đã phối hợp ... |
LHQ kêu gọi bảo tồn động vật hoang dã gắn với phát triển bền vững Ngày 23/10, Hội nghị lần thứ 12 của các quốc gia tham gia Công ước về các loài di trú (CMS) đã khai mạc ở ... |