TIN LIÊN QUAN | |
Vệ tinh của Nhật Bản bỗng dưng... mất tích | |
Phóng vệ tinh giám sát mực nước biển dâng |
Đây là dự án Star-ALE của Sky Canvas, do giám đốc điều hành Lena Okajima lên ý tưởng và thực hiện dự án.
Một vệ tinh chở những viên pháo hoa đặc biệt. (Nguồn: CS Monitor) |
Theo đó, Star-ALE là một dự án tạo một cơn mưa sao băng nhân tạo trên bầu trời Tokyo, và không chỉ bó hẹp ở phạm vi nhỏ như pháo hoa, cơn mưa sao băng này có thể được nhìn thấy trong phạm vi bán kính 120 dặm (hơn 193km).
Để làm được điều này, công ty sẽ cho triển khai một loạt các vệ tinh siêu nhỏ, chở từ 500 - 1.000 viên pháo hoa đặc biệt, được chế tạo để cháy và phát nổ khi rơi vào bầu khí quyển Trái Đất. Giống như pháo hoa, các viên pháo được chế tạo từ nhiều kim loại và một số chất khác để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Thêm vào đó việc sắp xếp hỗn hợp các kim loại và thuốc nổ có thể tạo ra những hình ảnh khác biệt khi nó phát nổ.
Để đảm bảo rằng chúng thực sự hoạt động, công ty sẽ thử nghiệm hỗn hợp trên trong một buồng chân không và thổi khí nóng với vận tốc siêu âm, mô phỏng sự ma sát với bầu khí quyển.
Khi những viên pháo rơi xuống Trái Đất, chúng sẽ bị đốt cháy ở độ cao khoảng 56 - 80km. Từ mặt đất có thể nhìn thấy trong bán kính ít nhất là 193km xung quanh Tokyo, và ít nhất khoảng 30 triệu người có thể được chiêm ngưỡng cơn mưa sao băng tuyệt vời này vào đêm khai mạc Thế vận hội. Dự kiến, cuối năm nay, công ty sẽ thử nghiệm bên ngoài phòng thí nghiệm
Ước tính chi phí để sản xuất mỗi viên pháo vào khoảng 8.000 USD, không bao gồm chi phí cho vệ tinh. Đây là một khoản đầu tư lớn của Nhật Bản, tuy nhiên, Tokyo sẽ cố gắng biến dự án thành hiện thực để đánh dấu sự kiện quan trọng vào năm 2020.