TIN LIÊN QUAN | |
Cuộc ‘so găng’ Mỹ - Trung Quốc sẽ đi đến đâu? | |
Mỹ-Trung Quốc: Tin cậy thấp nhất kể từ 1979 |
Sự xuất hiện đại dịch đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh quân sự giữa hai nước. Mỹ cho rằng, cần phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn Trung Quốc ở Châu Á (Theo Foreign Policy). |
Cạnh tranh quân sự
Trước đại dịch Covid-19, cạnh tranh quân sự Mỹ-Trung đã diễn ra gay gắt. Trung Quốc với ý định bao sân qua các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng; tăng cường đầu tư chi phí để xây dựng vũ khí quân sự nhằm đe dọa các quốc gia láng giềng, chiếm giữ lãnh thổ tranh chấp, can thiệp vào tự do hàng hải và làm tăng rủi ro cho quân đội Mỹ hoạt động ở Châu Á.
Nhiều quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có ý định làm suy yếu các liên minh của Mỹ và cuối cùng đẩy lực lượng và căn cứ của Mỹ ra khỏi Châu Á. Sự xuất hiện đại dịch đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh quân sự giữa hai nước, Trung Quốc gần đây đã đơn phương công bố các khu hành chính mới ở Biển Đông, đưa tàu khảo sát vào khu vực chồng lấn của Malaysia và Philippines và thực hiện các cuộc diễn tập nguy hiểm dường như nhằm đe dọa Nhật Bản, Việt Nam và Đài Loan.
Bắc Kinh dường như coi đại dịch là một cơ hội để nhấn mạnh lợi thế của mình và buộc phải khẳng định uy quyền của mình ở khu vực. Mỹ cho rằng, cần phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn Trung Quốc ở Châu Á. Đầu tháng 4/2020, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đã đệ trình danh sách đầu tư quốc phòng trị giá 20 tỷ USD lên Quốc hội Mỹ. Cả hai Đảng trong Quốc hội Mỹ đều ủng hộ và mong muốn tăng cường khả năng của Mỹ nhằm trấn an đồng minh ở khu vực đang phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn.
Mặc dù Mỹ đang đối mặt với cú sốc kinh tế trong thời kỳ đại dịch, khó khăn về ngân sách quốc phòng, nhưng quân đội và các nghị sĩ Quốc hội vẫn kiên trì bảo vệ để duy trì nguồn lực, đảm bảo cho cạnh tranh quân sự với Trung Quốc.
Phân tách kinh tế
Trước đại dịch, đã có một số tranh luận ngày càng tăng về việc liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc có phát triển quá phụ thuộc vào nhau hay không? Nhiều chuyên gia tin rằng sự liên kết về kinh tế có thể sẽ tạo ra rủi ro về chuỗi cung ứng, việc làm và an ninh quốc gia.
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy sự thiếu hụt các thiết bị và vật liệu cần thiết cho cuộc sống. Khi Mỹ và các quốc gia khác nhận ra sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc đối với các sản phẩm dược phẩm, mặt nạ y tế và các nguồn cung cấp chăm sóc sức khỏe khác, xu hướng các cuộc tranh luận đã chuyển từ tập trung vào công nghệ cao hơn sang đầu tư sang sản xuất sản phẩm cấp thấp hơn.
Một dự luật của lưỡng Đảng trong Quốc hội Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc trong sản xuất dược phẩm hiện đang tiến hành tại Quốc hội, ngoài ra còn kế hoạch công nghiệp quốc gia cũng đang lôi cuốn các giới trong chính quyền.
Cạnh tranh công nghệ
Cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc về công nghệ sẽ được khuếch đại sau đại dịch Covid-19. |
Trước đại dịch, Mỹ và Trung Quốc đã cạnh tranh trong một số lĩnh vực công nghệ mới nổi, bao gồm kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và đáng chú ý nhất là công nghệ 5G.
Nhờ trợ cấp của Chính phủ, các công ty Trung Quốc được cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số nhanh hơn và rẻ hơn so với các đối tác của Mỹ hoặc Châu Âu, trong đó, tập đoàn viễn thông Huawei đã sẵn sàng thống trị thị trường 5G, mặc dù Huawei phủ nhận sự ủng hộ của chính phủ.
Ở Trung Quốc, khu vực tư nhân không thể từ chối các yêu cầu cung cấp dữ liệu của chính phủ, Mỹ cho rằng mạng 5G của Huawei không bao giờ có thể được bảo mật hoàn toàn, nhưng Chính quyền của Tổng thống Trump đã thất bại trong nỗ lực thuyết phục các nước khác không làm việc với Huawei. Cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc về công nghệ sẽ được khuếch đại sau đại dịch Covid-19. Chính phủ Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nỗ lực thống trị không gian công nghệ mới và được coi là một phần trong kế hoạch phục hồi kinh tế của mình.
Trật tự quốc tế mới
Trước đại dịch, Mỹ và Trung Quốc đã cạnh tranh về tương lai của trật tự quốc tế. Khi Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy, các chiến lược gia của Mỹ đã lo lắng rằng Bắc Kinh đang tìm cách làm suy yếu hoặc làm xói mòn các thành phần của trật tự quốc tế tự do. Họ chỉ ra rằng Trung Quốc đang làm suy yếu các quy tắc về nhân quyền, vi phạm luật pháp quốc tế và tự do hàng hải ở Biển Đông. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tạo ra mô hình phát triển của Trung Quốc gây bất lợi cho Mỹ.
Sau khi Trung Quốc kiểm soát sự bùng phát của đại dịch trong nước mình, Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường hình ảnh quốc tế thông qua việc cung cấp vật tư y tế và hỗ trợ cho nước ngoài. Trung Quốc tô vẽ với các nước về thành công của mô hình Trung Quốc và dẫn dắt sự hồi sinh những khẩu hiệu sức khỏe toàn cầu.
Trong khi đó, Mỹ dường như cam kết ngăn chặn Trung Quốc hơn là thúc đẩy một chương trình phục hồi kinh tế, ngăn chặn hành động tại Thượng đỉnh G-7 và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, khăng khăng sử dụng thuật ngữ “virus Vũ Hán” gây chia rẽ và đã dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nếu các tổ chức quốc tế và các cuộc họp quan chức cấp cao vẫn là nơi để Mỹ và Trung Quốc khẳng định các đặc quyền của mình, buộc tội lẫn nhau thì điều này sẽ đẩy nhanh nhận thức rằng trật tự quốc tế hiện nay đang thất bại, thúc đẩy sự hình thành một trật tự quốc tế mới.
Cạnh tranh thông tin
Chủ tịch Tập Cận Bình được khen ngợi về khả năng lãnh đạo trong đại dịch, nhưng Tổng thống Trump đã chuyển sang đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của virus. |
Mỹ quen với tư duy cho rằng hệ thống và các giá trị tự do của Mỹ có sức hấp dẫn phổ quát và từ lâu đã quảng bá ra thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc đã trỗi dậy, song thể hiện mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với việc mất kiểm soát xã hội. Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc cung cấp một lựa chọn mới cho các quốc gia và quốc gia khác muốn tăng tốc phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập.
Cách tiếp cận thông tin của Trung Quốc dường như đã thay đổi đáng kể trong đại dịch. Từ lâu Trung Quốc đã tập trung vào việc truyền bá các câu chuyện có lợi cho Trung Quốc và trấn áp những điều bất lợi, thì giờ đây chiến lược của Trung Quốc đã trở nên quyết đoán và toàn cầu hơn rất nhiều. Một số quan chức Trung Quốc hiện đang sử dụng các chiến thuật làm sai lệch, thậm chí là làm biến mất thông tin, giống với cách mà Nga đã tìm cách tạo ra nhầm lẫn và hiểu sai sự thật, điển hình là những tuyên bố về nguồn gốc virus Covid-19 và đổ tội cho quân đội Mỹ đã mang đến Vũ Hán.
Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình được khen ngợi về khả năng lãnh đạo trong đại dịch, nhưng Tổng thống Trump đã chuyển sang đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của virus, với hy vọng làm chệch hướng dư luận Mỹ về sai lầm của mình trong đại dịch, tránh bất lợi cho cuộc bầu cử sắp tới. Việc hai bên sử dụng thông tin để chỉ trích lẫn nhau sẽ còn tăng lên thời hậu Covid-19.
Ai chịu trách nhiệm bồi thường hậu quả do Covid-19 gây ra? TGVN. Thượng viện Mỹ hôm 12/5 đề xuất một đạo luật cho phép Tổng thống Trump trừng phạt Trung Quốc nếu nước này 'không chịu ... |
Thế giới hậu dịch Covid-19: Những thay đổi 'chưa từng có', sự đứt gãy và cạnh tranh khốc liệt hơn TGVN. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cho chúng ta nhận thức mới cũng như kinh nghiệm lịch sử đối với nền chính ... |
Covid-19: Cuộc chơi với Thuyết âm mưu TGVN. Khi Covid-19 đang hoành hành, Mỹ-Trung Quốc lại lao vào đối chọi nhau bằng thuyết âm mưu về nguồn gốc của con virus chết ... |
Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi TGVN. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại xuất hiện kịch tính mới, đầy nghịch lý. Đằng sau sự “giận dữ” ăn miếng trả miếng về thương ... |