Tàu vũ trụ NASA sắp ra khỏi hệ Mặt trời

Các nhà khoa học Mỹ mới đây thông báo, một tàu thăm dò vũ trụ của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sắp trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên du hành vượt ra ngoài Thái Dương hệ sau 35 năm hoạt động trong không gian.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh mô phỏng hoạt động của tàu thăm dò Voyager 1 và tàu anh em song sinh Voyager 2 khi ở gần đường biên nhật quyển, sắp vượt ra ngoài Thái Dương hệ.

Tàu thăm dò Voyager 1 của NASA, một chứng tích từ giai đoạn đầu Thời đại Không gian, vẫn còn hoạt động và không ngừng thực hiện sứ mệnh nghiên cứu các hành tinh khổng lồ kể từ khi được phóng vào vũ trụ vào năm 1977.

Mặc dù rất khó để nói chính xác biên giới của Thái Dương hệ, nhưng các nhà khoa học tuyên bố Voyager 1 đang thu thập các manh mối cho thấy nó đang ở rất gần “vùng biên” này.

Trang Space trích dẫn một tuyên bố của Ed Stone – nhà khoa học thuộc Dự án Voyager tại Viện Công nghệ California ở Pasadena (Mỹ) - cho biết: “Các thông tin mới nhất từ Voyager 1 ám chỉ chúng ta rõ ràng đang ở trong một vùng mới, nơi mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng. Điều này vô cùng thú vị. Chúng ta đang tiếp cận biên giới cuối cùng của Thái Dương hệ”.

Thái Dương hệ được bao bọc trong đường biên nhật quyển (heliosphere) – một bong bóng từ khổng lồ do từ trường mặt trời hình thành từ các hạt mang điện trong không gian (gió mặt trời) tạo ra. Bên ngoài bong bóng từ này là môi trường giữa các ngôi sao – nơi cho đến nay chưa từng có bất kỳ tàu vũ trụ nào tiếp cận được.

Một dấu hiệu cho thấy Voyager 1 đang sát gần đường biên nhật quyển là số lượng tia vũ trụ tấn công tàu thăm dò này. Tia vũ trụ là các hạt mang năng lượng cao như proton và hạt nhân helium, chuyển động gần bằng vận tốc ánh sáng do tác dụng của các sao băng và lỗ đen xa xôi.

Nhật quyển giúp bảo vệ Thái Dương hệ khỏi các tia vũ trụ này bằng cách ngăn cản và làm giảm năng lượng của chúng trước khi chúng tiếp cận các hành tinh bên trong. Do đó, vùng bên trong và bên ngoài nhật quyển có sự chênh lệnh khá lớn về mật độ các tia vũ trụ.

Khi Voyager 1 tiến tới ranh giới của nhật quyển, số tia vũ trụ tăng lên. Theo nhà khoa học Stone, kể từ tháng 1/2009 – 1/2012, số tia vũ trụ trong dải ngân hà mà tàu thăm dò này phải đương đầu chỉ tăng từ từ khoảng 25%.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các chuyên gia phát hiện tốc độ gia tăng này cao lên đáng kể. Bắt đầu từ ngày 7/5/2012, số lượng tia vũ trụ tập kích tàu tăng 5% trong một tuần và 9% trong một tháng.

Đột biến trên được cho là đồng nghĩa với việc Voyager 1 có thể sắp đạt ngưỡng kỷ lục cách xa Trái đất 18 tỷ kilômét.

Khi Voyager 1 thực sự vượt ra khỏi nhật quyển, các nhà nghiên cứu hy vọng cũng sẽ được chứng kiến những thay đổi khác.

Ví dụ như, các hạt năng lượng từ mặt trời sẽ trở nên hiếm thấy hay từ trường bao quanh Voyager 1 sẽ thay đổi hướng từ hướng từ trường của mặt trời sang hướng từ tính mới, chưa được khám phá của môi trường giữa các ngôi sao.

Cho tới hiện tại, tất cả những hiện tượng này chưa xảy ra nhưng sự tăng đột ngột các tia vũ trụ có thể hàm ẩn chúng sẽ không còn lâu nữa.


Theo Vietnamnet

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động