Tên lửa hành trình Tomahawk đã 'lột xác' như thế nào?

Lê Ngọc
TGVN. Tên lửa hành trình Tomahawk Block V, được mệnh danh là "chiến binh Chiến tranh Lạnh" tự tin bước vào kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực trong thời đại của tên lửa siêu thanh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong tháng 12 này, Hải quân Mỹ đã bắn thử tên lửa hành trình Tomahawk Block V từ tàu khu trục Chafee và tiếp nhận loại tên lửa thế hệ mới nhất này vào trang bị.

Các nội dung nâng cấp để "Chiến binh Chiến tranh Lạnh" này tự tin bước vào kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực trong thời đại của tên lửa siêu thanh được thể hiện qua các khía cạnh dưới đây:

Tên lửa hành trình Tomahawk đã 'lột xác' như thế nào?
Tên lửa Tomahawk hiện đại hóa được đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ (Nguồn: Defense News)

Tầm bắn và uy lực được nâng cao

Tomahawk Block V của Raytheon phiên bản Block Va và Vb, dự kiến có thể tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm bắn của Tomahawk trên 1.000 dặm (1 dặm = 1,609km) nhờ được tích hợp một đầu tìm mới.

Tên lửa cũng sẽ được gắn một đầu đạn mới có tính năng vượt trội, bao gồm khả năng xuyên phá cao hơn. Tomahawk không chỉ được sử dụng cho các bệ phóng trên tàu nổi mà còn trên tàu ngầm tấn công.

Khả năng sống sót cao hơn

Tomahawk Block V được nâng cấp hệ thống liên lạc và dẫn đường khiến việc phản công và phát hiện bằng điện tử trở nên khó khăn hơn, khả năng xử lý nhiễu hiệu quả hơn, qua đó, tăng khả năng sống sót. Tên lửa cũng tăng khả năng chống lại radar của đối phương.

Ngoài ra, việc nâng cấp hệ thống định vị sẽ đảm bảo tên lửa có thể tấn công mục tiêu ngay cả khi GPS bị vô hiệu hóa.

Cận âm là một tính năng không tồi

Thực tế là Tomahawk có thể bay hơn 1.000 dặm là một ưu thế của tốc độ cận âm. Lợi ích của tên lửa cận âm là tầm bắn, nó có thể di chuyển với tốc độ cao nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, để đạt được tầm xa của tên lửa siêu âm, cần phải đầu tư nhiều hơn.

Rẻ hơn

Tên lửa hành trình Tomahawk có thể có mức giá 1 triệu USD, khá thấp đối với một tên lửa. Chi phí thấp là ưu thế và là khác biệt chính của Tomahawk, vì vậy, thiết bị có thể được mua với số lượng nhiều hơn, đề phòng khả năng bị mất một số trong phòng thủ.

Giá cả cũng là một trong những lý do tại sao Tomahawk sẽ có trong trang bị trong thời gian tới, khi nó mang lại khả năng chống hạm tầm xa hơn. Giá thành ở mức khoảng 1 triệu USD mỗi lần bắn là một lợi thế lớn của Tomahawk, đặc biệt đối với các nhiệm vụ tầm thấp.

Có phân khúc riêng

Chìa khóa để sử dụng chiến thuật một tên lửa hành trình cận âm là cách nó kết hợp với các loại vũ khí khác. Không phải tất cả mọi vũ khí đều phải siêu thanh hoặc thậm chí là siêu vượt âm, miễn là chi phí cho mỗi loại khiến nó trở nên hấp dẫn trong bối cảnh các mối đe dọa đa dạng và đối thủ cụ thể.

Trong các cuộc chiến hiện đại, vũ khí siêu thanh sẽ không thay thế hoàn toàn vũ khí cận âm. Phương thức tấn công là bắn tên lửa cận âm sớm hơn, để chúng bay sớm hơn và mọi tên lửa trúng mục tiêu cùng lúc.

Sự kết hợp rất quan trọng này cho thấy, ngay cả khi có sự xuất hiện của một tên lửa nhanh hơn, Tomahawk vẫn có chỗ đứng của nó. Sự kết hợp của tên lửa đánh chặn SM-6, có chế độ tấn công trên mặt nước, tên lửa tấn công chống hạm tầm xa 100 dặm (NSM) mới được trang bị cho các tàu chiến ven bờ, và các phiên bản Tomahawk Block V nâng cấp, sẽ cho phép Hải quân Mỹ sở hữu bộ sưu tập vũ khí tấn công mạnh hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh Tomahawk là sự phát triển của tên lửa siêu thanh, vì công nghệ ngày càng tiên tiến hơn và có kích thước tương thích với bệ phóng Mark 41 VLS phổ biến của Hải quân Mỹ. Những gì đang diễn ra song song là quá trình phát triển tên lửa siêu thanh có cấu hình nhỏ hơn so với các loại vũ khí siêu lượn.

Và nếu có thể phóng từ Mark 41, vũ khí siêu thanh mới sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ một thế hệ vũ khí tiếp theo có khả năng sống sót cao hơn và thời gian bay ngắn hơn. Vì vậy, sự kết hợp các tên lửa hiện có với vũ khí siêu thanh sẽ khiến Hải quân Mỹ gắn bó với những vũ khí họ đang sở hữu.

Nga chốt hợp đồng đóng mới 6 tàu hộ tống 'không đụng hàng', có khả năng mang tên lửa siêu vượt âm Zircon

Nga chốt hợp đồng đóng mới 6 tàu hộ tống 'không đụng hàng', có khả năng mang tên lửa siêu vượt âm Zircon

TGVN. Nga này đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Nhà máy Đóng tàu Amur về thỏa thuận đóng mới lô tàu hộ ...

Lý do gì khiến Nhật Bản lên kế hoạch mở rộng tầm bắn tên lửa đất đối hạm?

Lý do gì khiến Nhật Bản lên kế hoạch mở rộng tầm bắn tên lửa đất đối hạm?

TGVN. Ngày 11/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết, nước này có kế hoạch mở rộng tầm bắn của các tên ...

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ trở lại Biển Đông

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ trở lại Biển Đông

TGVN. Ngày 21/11, trang chủ Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (CPF) của Mỹ cho biết, sau khi thực hiện quá cảnh thường ...

(theo Defense News)

Đọc thêm

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động