Tết Thingyan không... té nước ở Myanmar

ROGER NGUYEN
(từ Yangon)
TGVN. Nếu như Việt Nam có Tết Nguyên đán thì Tết té nước (hay Tết Thingyan) là ngày lễ đặc biệt nhất đối với người Myanmar. Ðây cũng là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Tết thường bắt đầu vào ngày 13/4 dương lịch hàng năm và kết thúc khi bước sang năm mới vào ngày 17/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tết Thingyan không... té nước ở Myanmar
Với người Myanmar, mỗi khi hoa Padauk tỏa sắc vàng khắp nơi là một cái tết nữa lại về.

Người Myanmar quan niệm rằng cứ mỗi khi hoa Padauk nở - đúng sau trận mưa đầu tiên giữa tháng Tư - là một cái tết nữa lại về. Dưới ánh nắng tháng Tư chói chang, tất cả các cây hoa Padauk đua nhau khoe sắc vàng trên các tuyến phố, tạo thành khung cảnh rất đẹp và rất đặc trưng của đất nước chùa Vàng Myanmar.

Cái Tết đầu tiên

Tôi vẫn nhớ như in cái Tết té nước đầu tiên ở Myanmar năm 2012. Đó là lúc tôi hiểu tại sao lại gọi là Tết té nước khi nhìn thấy dọc các tuyến phố chính người ta dựng các đài té nước rất hoành tráng và quy mô, rất nhiều vòi nước đã được chuẩn bị sẵn để những người tham gia có thể té nước từ trên cao xuống người và xe cộ đi trên đường.

Trên đài té nước, xen giữa những lúc cao điểm phun, bắn, và té nước xối xả, vào những khung giờ đặc biệt, người ta tổ chức biểu diễn các điệu múa truyền thống của người Myanmar, trong đó ấn tượng nhất là điệu múa Thingyan, với sự tham gia của hàng chục, thậm chí có lúc lên đến hàng trăm thiếu nữ Myanmar trên nền nhạc các bài hát về Tết Thingyan.

Tết Thingyan ở Myanmar
Tết Thingyan ở Myanmar.

Tết té nước cũng là dịp để các nam thanh nữ tú có dịp gặp gỡ và làm quen với nhau. Những câu chuyện tình trong Tết té nước theo đó cũng đi vào thơ ca và các bài hát. Nhiều người nước ngoài khi đến với Myanmar dịp Tết té nước thường biết đến bài hát “Thingyan Moe” (Mưa Thingyan). Nhưng với tôi, bài hát rất ấn tượng là “Shar Pon Taw Min Thar Gyi” (Đi tìm nữ hoàng của lòng tôi).

Bài hát kể về một chàng trai gặp được một cô gái xinh đẹp trong tết té nước Thingyan. Đắm say sắc đẹp và điệu nhảy Yein aka (điệu nhảy tết Thingyan) của cô gái, chàng trai đã xin địa chỉ của cô gái và viết vào một mảnh giấy. Nhưng do bị té nước, tờ giấy bị ướt và dòng chữ nhòe đi. Tết té nước năm sau, chàng trai đi khắp các đài té nước để tìm cô gái nhưng không tìm thấy cô. Bài hát là nỗi lòng của chàng trai gửi tới cô gái và cũng là niềm mong mỏi chờ đợi đến ngày Tết té nước hàng năm được gặp lại người con gái ấy.

Tết Thingyan ở Myanmar
Tết té nước cũng là dịp để các nam thanh nữ tú có dịp gặp gỡ và làm quen với nhau.

Góc sôi động…

Trước khi đến Myanmar, tôi vẫn nghĩ rằng do theo đạo Phật, người dân nước này sống khá khép kín. Tuy nhiên, tôi đã thay đổi cách nghĩ sau khi trải qua Tết té nước ở đây. Khác với dân Việt Nam, dịp Tết, người Myanmar không tụ tập ở nhà. Đa số người dân đổ ra đường trên những chiếc xe tải nhỏ, mang theo những thùng phi nước đá lạnh, bật nhạc rất lớn và nhảy múa trên xe, hoặc trên những đài té nước. Tết té nước thường kéo ba ngày liên tục (13-16/4), là ba ngày cuồng nhiệt nhất.

Ngay tại nhà, người dân cũng chuẩn bị những đài té nước nhỏ, và không thiếu những chiếc thùng phi lớn, có khi cho cả đá lạnh vào, và dùng mọi phương tiện có thể, từ vòi phun, đến ca, cốc, chậu… và phun, té, đổ vào những người đi qua trước nhà. Người Myanmar tin rằng nước sẽ giúp gột rửa những sai lầm, điều xấu, bệnh tật xảy ra trong năm qua, và mang lại may mắn, sức khỏe, nguồn lực và khí thế tươi mới.

Tuy nhiên, không chỉ té nước, người Myanmar còn nồng nhiệt mời khách ăn những món truyền thống trong ngày lễ quan trọng này. Phổ biến nhất là món chè “Mote Lone Yay Paw” - món ăn nhẹ được nấu từ bột nếp, muối, đường thốt nốt và cơm dừa, tạo nên một hương vị rất Myanmar không lẫn vào đâu được.

Nếu đến Myanmar đúng dịp Tết Thingyan, du khách sẽ không thể cưỡng nổi mong muốn ngồi lên xe tải, trong tiếng nhạc sôi động, cùng nhảy múa, té nước, ăn chè với người dân và cùng đi vòng quanh thành phố.

Tết Thingyan ở Myanmar
Người Myanmar tin rằng nước sẽ giúp gột rửa những sai lầm, điều xấu, bệnh tật.

Góc yên tĩnh

Khác với sự ồn ào trên những khu phố, nhiều người Myanmar chọn thời điểm nghỉ lễ Thingyan để tham dự khoá tu mùa Hè. Những người theo đạo Phật Myanmar quan niệm ít nhất một lần trong đời họ sẽ tham dự khoá tu, thiền tại các thiền viện. Trước khi đến lễ hội té nước, những người dự định tham dự khoá tu thiền sẽ đăng ký với các thiền viện để tham dự khóa thiền vào dịp này. Khoá tu thường kéo dài từ năm đến bảy ngày. Trong những trường thiền, những người tham dự sẽ được các vị thiền sư của Myanmar hướng dẫn cách hành thiền đúng cách để xóa đi những căng thẳng, lo lắng trong công việc.

Bên cạnh đó, vào ngày đầu tiên của Năm mới (17/4), người dân Myanmar thường mặc trang phục truyền thống (Longyi) đến ngôi chùa lớn nhất tại khu vực mình sinh sống để cầu may. Tại Yangon, người dân thường đến ngôi chùa vàng nổi tiếng Shwe Dagon, biểu tượng cho giá trị văn hóa của Myanmar. Sau đó, người dân Myanmar thường đến thiền viện để cúng dường và sẽ được các vị sư cầu phúc và giảng những lời răn của đức Phật.

Tại gia đình, người Myanmar cho rằng ngày đầu Năm mới nên làm việc tốt, và việc phổ biến nhất mà giới trẻ hay làm là gội đầu hoặc cắt móng tay, móng chân cho người già, cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.

Tết Thingyan ở Myanmar
Người Myanmar cho rằng ngày đầu Năm mới nên làm việc tốt.

Tết thời Covid-19

Tháng Tư năm 2020 là cái Tết Thingyan thứ tám tôi trải qua ở đất nước Myanmar và tôi có thêm một cái tết khó quên.

Năm nay, đa số người dân Myanmar đã ở trong nhà thay vì đổ ra đường. Những con phố ở Yangon thỉnh thoảng mới có một bóng xe ô tô, ngoài đường rất ít người đi bộ. Tháng Tư là lúc Myanmar vừa phát hiện những người nhiễm Covid-19 đầu tiên và Chính phủ nước này đã phải ban hành lệnh “Stay at Home” (Ở nhà) trong dịp Tết, cũng như hoãn tổ chức các sự kiện tụ tập đông người để tránh lây lan dịch bệnh. Những ngôi chùa, thiền viện, vốn tập trung đa số người dân trong dịp Tết Thingyan, cũng phải đóng cửa.

Đường phố vắng đài phun nước, không âm nhạc, không có bài hát Thingyan Moe và cả điệu múa Thingyan của các cô gái. Myanmar lặng lẽ trải qua Tết té nước trong niềm mong mỏi dịch bệnh sẽ qua mau. Và người dân Myanmar, cũng như tôi, cùng những người nước ngoài khác ở trên khắp đất nước Myanmar, đều ngậm ngùi nhớ về những mùa Tết té nước ồn ào, náo nhiệt, đầy hân hoan của những năm chưa có Covid-19.

Người Myanmar cho rằng, ngày đầu Năm mới nên làm việc tốt, và việc phổ biến nhất mà giới trẻ hay làm là gội đầu hoặc cắt móng tay, móng chân cho người già, cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước
Sống lại Tết Việt Nam xưa qua những trang sách của các học giả Việt Nam và nước ngoài
Dịch Covid-19: 3 chuyến bay đưa hơn 690 công dân Việt Nam từ Angola và Myanmar về nước an toàn
Đại sứ quán Việt Nam lần thứ 3 trao tặng vật tư y tế chống dịch Covid-19 cho Myanmar
Ngẫm về Tết Ta - Tết Tây...

Bài viết cùng chủ đề

Tết Nguyên đán 2022

Đọc thêm

Mỹ tinh gọn bộ máy: Nhà Trắng muốn tái cơ cấu toàn diện Bộ Ngoại giao, tính giảm mạnh hiện diện ở châu Phi

Mỹ tinh gọn bộ máy: Nhà Trắng muốn tái cơ cấu toàn diện Bộ Ngoại giao, tính giảm mạnh hiện diện ở châu Phi

Mỹ xem xét cắt giảm mạnh sự hiện diện ngoại giao tại châu Phi và đóng cửa các văn phòng của Bộ Ngoại giao xử lý các vấn đề như ...
Cần xóa thêm hơn 34.000 nhà tạm, nhà dột nát

Cần xóa thêm hơn 34.000 nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến ngày 18/4, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 201.651 căn, trong đó khánh thành 105.968 căn và khởi công mới 95.683 căn.
Đàm phán Mỹ-Iran sẽ tiếp tục, Tehran tỏ thiện chí nghiêm túc, nhắc lại về 'lằn ranh đỏ'

Đàm phán Mỹ-Iran sẽ tiếp tục, Tehran tỏ thiện chí nghiêm túc, nhắc lại về 'lằn ranh đỏ'

Iran và Mỹ đã thảo luận và nhất trí về 'khuôn khổ chung, chương trình nghị sự cũng như các cuộc đàm phán kỹ thuật tiếp theo'.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/4/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/4/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 22/4. Lịch âm hôm nay 22/4/2025? Âm lịch hôm nay 22/4. Lịch vạn niên 22/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Cha tôi, người ở lại tập 28: Đại tỏ tình với An và phản ứng bất ngờ của Nguyên

Cha tôi, người ở lại tập 28: Đại tỏ tình với An và phản ứng bất ngờ của Nguyên

Cha tôi, người ở lại tập 28, Nguyên bất ngờ bắt gặp Đại tỏ tình với An, ông Chính lên đồ chỉn chu để thu hút sự chú ý của ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/4/2025: Tuổi Ngọ công việc suôn sẻ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/4/2025: Tuổi Ngọ công việc suôn sẻ

Xem tử vi 22/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 22/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Huế phát triển du lịch di sản xanh và lan toả thông điệp 'Thành phố xe đạp'

Huế phát triển du lịch di sản xanh và lan toả thông điệp 'Thành phố xe đạp'

Ngày 19/4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế diễn ra sự kiện đặc biệt, góp phần mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn.
Nên nhìn nhận du lịch vũ trụ không phải là khoa học viễn tưởng

Nên nhìn nhận du lịch vũ trụ không phải là khoa học viễn tưởng

Các thương hiệu nên nhìn nhận du lịch vũ trụ là bệ phóng cho các chiến dịch marketing, đặc biệt khi muốn tiếp cận thế hệ Gen Z Việt Nam.
Đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới

Đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới

Quảng Ninh đang phấn đấu trở thành điểm đến toàn cầu, nơi vịnh Hạ Long - Bái Tử Long được định vị là 'thiên đường cảnh quan'.
Dự án ‘Yêu lắm Việt Nam’: Chạm để kết nối và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa

Dự án ‘Yêu lắm Việt Nam’: Chạm để kết nối và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa

Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' biến các nền tảng truyền thông và dữ liệu số thành phương tiện kết nối người dân với giá trị văn hóa, du lịch.
Du lịch bền vững Hà Nội: Hành trình xanh giữa lòng di sản

Du lịch bền vững Hà Nội: Hành trình xanh giữa lòng di sản

Vẻ đẹp từ di sản và thiên nhiên, ẩm thực phong phú, đặc sắc... là một trong những lý do khiến Hà Nội hấp dẫn trong mắt du khách.
Cú hích để phát triển du lịch xanh Thủ đô

Cú hích để phát triển du lịch xanh Thủ đô

Hội nghị thượng đỉnh P4G là một cơ hội tốt để Hà Nội giới thiệu những sáng kiến và mô hình du lịch xanh của mình.
Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách 'Vang danh nghề cổ'

Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách 'Vang danh nghề cổ'

Bộ sách 'Vang danh nghề cổ' chính là cây cầu đưa các em nhỏ trở về với những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc một cách sinh động và đầy hấp dẫn.
Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam toả sáng tại EXPO 2025

Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam toả sáng tại EXPO 2025

Tại Triển lãm thế giới EXPO 2025 Osaka, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc mang tên 'Vẻ đẹp Việt Nam'.
Mốc son âm nhạc Việt Nam

Mốc son âm nhạc Việt Nam

Bộ sưu tập của Nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO vinh danh gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc, có tính tiếp cận cao thông qua nền tảng số đa ngữ.
Chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' tại Phố Sách Hà Nội

Chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' tại Phố Sách Hà Nội

Tại Phố Sách Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' hướng đến mục tiêu phát triển văn hóa đọc.
Giảng sư ra sách với lời nhắn nhủ học lại cách yêu thương

Giảng sư ra sách với lời nhắn nhủ học lại cách yêu thương

'Sau tất cả chỉ còn tình thương ở lại' là cuốn sách mới nhất của Đại đức Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo với thao thức: Tình thương là gì?
‘Phim kiếm hiệp’ về AI

‘Phim kiếm hiệp’ về AI

Bá chủ AI là một tác phẩm xuất sắc của Parmy Olson, mang đến một phân tích toàn diện về sự phát triển nhanh chóng của AI...
Mốc son âm nhạc Việt Nam

Mốc son âm nhạc Việt Nam

Bộ sưu tập của Nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO vinh danh gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc, có tính tiếp cận cao thông qua nền tảng số đa ngữ.
Người Khmer về chùa Tông Kim Quang đón Tết Chol Chnam Thmay

Người Khmer về chùa Tông Kim Quang đón Tết Chol Chnam Thmay

Sáng 13/4, lễ hội Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer đã diễn ra tại chùa Tông Kim Quang (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), với niềm hoan hỷ.
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh sẽ tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp

Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh sẽ tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp

Bắc Ninh - Kinh Bắc là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, phong phú và độc đáo, cái nôi của người Việt Cổ.
Nét văn hóa đặc sắc mang tên Lễ hội Tràng An

Nét văn hóa đặc sắc mang tên Lễ hội Tràng An

Lễ hội Tràng An còn được biết đến là Lễ mở cửa rừng được tổ chức thường niên, là nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu.
Xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử của người làm công tác di sản văn hóa

Xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử của người làm công tác di sản văn hóa

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa.
Liên kết quảng bá di sản văn hóa giữa các địa phương trên cả nước

Liên kết quảng bá di sản văn hóa giữa các địa phương trên cả nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm 'Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam' tại Huế .
Phiên bản di động