Thái độ mập mờ, hành động úp mở, Iran muốn 'qua mặt' IAEA?

An Vy
Mặc dù bị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chỉ ra những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động hạt nhân song Iran vẫn cương quyết lập trường của mình và khẳng định sẽ phản ứng mạnh mẽ và tương xứng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vấn đề hạt nhân Iran tiếp tục "nóng"
IAEA vừa ra nghị quyết chỉ trích Iran về các dấu viết urani được tìm thấy tại ba địa điểm không được công bố. (Nguồn: Rappler)

Các dấu vết urani bất thường

Ngày 8/6, các nhà ngoại giao tham gia một cuộc họp kín cho biết Hội đồng thống đốc IAEA với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết với đa số áp đảo nhằm chỉ trích Iran vì đã không giải thích được các dấu vết urani được tìm thấy tại ba địa điểm không được công bố.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020, IAEA ra nghị quyết chỉ trích Iran.

Theo tiết lộ của các nhà ngoại giao, chỉ có hai quốc gia là Nga và Trung Quốc phản đối nghị quyết này, 30 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ và 3 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong nghị quyết trên, hội đồng quản trị "bày tỏ quan ngại sâu sắc" về các dấu vết vẫn chưa giải thích được do sự thiếu hợp tác của Iran và kêu gọi Tehran phối hợp với cơ quan giám sát của Liên hợp quốc (LHQ).

Ngay trong ngày 8/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh phát biểu trên Twitter rằng Iran sẽ phản ứng "mạnh mẽ và tương xứng" đối với nghị quyết của IAEA và "những người khởi xướng sẽ phải nhận hậu quả".

Tin liên quan
IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran, Tehran nói gì? IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran, Tehran nói gì?

Nghị quyết nói trên do Mỹ, Anh, Pháp và Đức đề xuất. Bộ Ngoại giao của 4 nước phương Tây này đã ra một tuyên bố chung hoan nghênh nghị quyết của IAEA vì đã phản ứng lại việc Iran không hợp tác đầy đủ với IAEA về nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động hạt nhân của nước này.

Tuyên bố chung nêu rõ: “Chúng tôi hối thúc Iran lưu ý tới lời kêu gọi của cộng động quốc tế nhằm thực thi các nghĩa vụ pháp lý của họ và hợp tác với IAEA để làm sáng tỏ và giải quyết triệt để nhiều vấn đề một cách không chậm trễ".

Chỉ vài giờ trước khi IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran vì thiếu hợp tác, Iran đã ngắt kết nối một số camera giám sát của cơ quan này tại các cơ sở hạt nhân của Iran.

Tehran nói rằng các camera mà họ đã ngắt kết nối là "cử chỉ thiện chí" của Iran ngoài thỏa thuận đã ký kết với IAEA.

Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) cho biết: “Kể từ hôm nay, các cơ quan hữu quan đã được lệnh cắt đứt Hệ thống Giám sát Làm giàu Trực tuyến (OLEM) và gỡ bỏ các camera đo lưu lượng của cơ quan này”.

AEOI nói thêm rằng việc Iran cho phép các camera này được hoạt động không được cơ quan giám sát của LHQ "đánh giá cao", mà coi đó là một "nghĩa vụ" của Iran.

Tuyên bố của Iran không nêu rõ có bao nhiêu camera đã bị ngắt, nhưng cho biết "hơn 80% số camera hiện có của IAEA đang hoạt động theo thỏa thuận giám sát và sẽ tiếp tục hoạt động như trước đây".

Tuyên bố cho biết thêm Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên của AEOI, đã "theo dõi việc gỡ bỏ hai camera của IAEA tại một cơ sở hạt nhân". Ông nói với kênh truyền hình của nhà nước: "Các biện pháp khác đang được xem xét và chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ hiểu rõ và đáp lại sự hợp tác của Iran bằng sự hợp tác".

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng động thái của Iran, nếu được xác nhận, là "cực kỳ đáng tiếc" và "phản tác dụng" đối với nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Vũ khí hạt nhân-chỉ còn là vấn đề thời gian

Iran đã đạt được thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tehran, vốn phủ nhận việc họ đang tìm cách chế tạo bom hạt nhân, đã từ chối thực hiện một số cam kết của chính mình kể từ năm 2019.

Một số nước châu Âu đã bày tỏ lo ngại về việc Iran đã tiến xa như thế nào trong việc nối lại các hoạt động hạt nhân kể từ khi Mỹ bắt đầu áp đặt lại các lệnh trừng phạt vào năm 2018. Iran đã tích trữ một lượng lớn urani đã được làm giàu, một số được làm giàu đến mức cao hơn nhiều so với mức cần thiết cho việc sản xuất điện hạt nhân.

Hãng thông tấn nhà nước IRNA đưa tin, ngày 8/6, người đứng đầu tổ chức hạt nhân của Iran Mohammad Eslami đã nói rằng "Iran không có hoạt động hạt nhân nào được che giấu hoặc không có tài liệu và cũng không có cơ sở nào không được tiết lộ".

Ông quả quyết: "Những tài liệu giả mạo này nhằm tìm cách duy trì sức ép tối đa" đối với Iran. Ông Eslami muốn đề cập tới ba địa điểm mà IAEA đang lo ngại và các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran được Washington tái áp dụng.

Tin liên quan
Khẳng định đã tỏ thiện ý, Iran nhắc nhở phương Tây Khẳng định đã tỏ thiện ý, Iran nhắc nhở phương Tây 'liệu mà làm' ở IAEA?

Người đứng đầu tổ chức hạt nhân của Iran khẳng định Iran đã duy trì "hợp tác tối đa" với IAEA.

Tuy nhiên, ngày 6/6, người đứng đầu IAEA Rafael Grossi nói rằng việc Iran có thể có đủ nguyên liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân "chỉ còn là vấn đề thời gian" nếu nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân của mình.

Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 8/6, IAEA thông báo với các nước thành viên rằng Iran đã bắt đầu lắp đặt một cụm máy ly tâm tiên tiến IR-6 tại một cơ sở làm giàu urani dưới lòng đất theo kế hoạch đã có từ lâu và hiện đang có ý định bổ sung thêm hai cụm hoặc các tầng như vậy.

Các động thái này được tiết lộ trong một báo cáo bí mật của IAEA gửi tới các quốc gia thành viên ngay trước khi Hội đồng Thống đốc của IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran.

Nhà máy làm giàu nhiên liệu (FEP) quy mô thương mại của Iran tại Natanz là nhà máy lớn nhất và được xây dựng dưới lòng đất, dường như để bảo vệ nhà máy này khỏi các cuộc bắn phá tiềm tàng từ trên không.

Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc trên thế giới chỉ cho phép Iran sử dụng các máy IR-1 thế hệ đầu tiên ở cơ sở Natanz, nhưng khi thỏa thuận bị đình trệ sau khi Washington rút lui vào năm 2018 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Iran đã lắp đặt các dòng máy ly tâm tiên tiến hiệu quả hơn như IR-2m và IR-4. Tuy nhiên, trong nhiều tháng, Tehran đã trì hoãn kế hoạch lắp đặt một loạt máy IR-6.

Báo cáo của IAEA cho biết: “Vào ngày 6/6, IAEA đã xác minh tại FEP, Iran đã bắt đầu lắp đặt các máy ly tâm IR-6 trong một tầng ở FEP như Iran đã khai báo trước đó với IAEA”. Trong lá thư IAEA nhận được ngày 6/6, Iran đã thông báo cho cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ về ý định lắp đặt thêm hai "tầng mới" các máy IR-6.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết thêm: "Ngày 8/6, IAEA cũng xác minh rằng việc lắp đặt hai tầng mới các máy IR-6 vẫn chưa được triển khai".

Nga mở cửa Biển Đen, EU có động thái mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế Ukraine

Nga mở cửa Biển Đen, EU có động thái mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế Ukraine

Ngày 24/5, Đại tá Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm quản lý quốc phòng Liên bang Nga, cho biết, lực lượng vũ trang nước ...

Iran: Xuất khẩu dầu mỏ đã tăng lên mức cao nhất trong 4 năm qua

Iran: Xuất khẩu dầu mỏ đã tăng lên mức cao nhất trong 4 năm qua

Xuất khẩu dầu mỏ của Iran tăng lên mức cao nhất trong 4 năm qua, chạm ngưỡng gần 1,6 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021 ...

(theo Reuters, AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động