Thái Lan: Vừa mở cửa du lịch, vừa cấp tập chống ‘bão' Covid-19

MỘC TRÀ
Thử nghiệm mở cửa du lịch ở đảo Phuket vào đầu tháng 7, tiếp theo là kế hoạch mở cửa nền kinh tế hoàn toàn vào giữa tháng 10 của chính phủ Thái Lan là bước đi táo bạo nhưng đầy rủi ro trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Du khách thăm đền Wat Chaiwatthan ở cố đô Ayutthaya, phía bắc Bangkok vào ngày 27/6.
Du khách thăm đền Wat Chaiwatthan ở cố đô Ayutthaya, phía Bắc Bangkok vào ngày 27/6. (Nguồn: AFP)

Nhiều chuyên gia lo sợ rằng Thái Lan sẽ lặp lại 'bi kịch" của một số quốc gia như Maldives, Seychelles và Hy Lạp khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, khiến mục tiêu ban đầu của việc mở cửa là phục hồi lại nền kinh tế lại cho kết quả đảo ngược.

Đau đầu bài toán kinh tế

Chưa đầy 100 ngày trước khi thực hiện kế hoạch mở cửa biên giới cho du khách quốc tế, Thái Lan đang trong tình trạng bùng phát dịch bệnh Covid-19 ngày càng trầm trọng và việc tiêm chủng vaccine diễn ra chậm chạp.

Với quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch như Thái Lan, nhiệm vụ giải cứu ngành “công nghiệp không khói” đã bị tàn phá sau 18 tháng đại dịch mà vẫn đảm bảo không “rước” thêm virus là điều không dễ.

Những thiên đường đảo nhiệt đới của Maldives và Seychelles đã chứng kiến ​​sự gia tăng kỷ lục về số ca nhiễm kể từ khi mở cửa biên giới mặc dù 70% dân số của các quốc gia trên đã được tiêm vaccine. Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, Thái Lan sẽ mất gần một năm để đạt được mức trên.

Trước đại dịch, du lịch đóng góp khoảng 20% ​​tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 7 triệu người lao động, từ những người bán hàng rong, bán thức ăn đường phố đến tài xế taxi và người dọn phòng khách sạn, hướng dẫn viên du lịch.

Dịch bệnh khiến nguồn thu ngoại tệ từ ngành du lịch của Thái Lan giảm đột ngột. Điều đó làm cho việc mở cửa biên giới trở thành một "rủi ro có tính toán" đối với chính phủ.

Nói về kế hoạch mở cửa đất nước vào ngày 14/10, Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha phát biểu trên truyền hình vào thời điểm cuối tháng 6 rằng: Thái Lan "không thể chờ đợi đến thời điểm khi tất cả mọi người được tiêm chủng đầy đủ hoặc khi thế giới không còn virus".

Ông cho rằng trong khi số ca lây nhiễm có thể tăng lên thì "nhu cầu kinh tế của người dân" cũng phải được xem xét.

Ông Bill Barnett, Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn khách sạn C9 Hotelworks cho rằng Thái Lan không thể đóng cửa biên giới quá lâu vì điều này ảnh hưởng trầm trọng đến sinh kế của người dân.

Trước khi có kế hoạch mở cửa toàn đất nước vào giữa tháng 10, Thái Lan đã thử nghiệm cho phép khách du lịch nước ngoài đã tiêm vaccine đến hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket. Tính đến ngày 13/7, hòn đảo này đón 4.700 du khách, trong đó có 6 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Bản thân Thủ tướng Prayuth cũng phải cách ly tại nhà một tuần sau khi tiếp xúc gần gũi với một người sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong sự kiện mở cửa lại Phuket.

Ngày 16/7, Thái Lan ghi nhận thêm 9.692 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 381.907 ca kể từ khi đại dịch bùng phát. Cùng ngày, nước này cũng ghi nhận thêm 67 trường hợp tử vong do Covid-19. Đến nay, có tổng cộng 3.099 người không qua khỏi do dịch bệnh tại Thái Lan.

Ngân hàng trung ương Thái Lan có khả năng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 do tình hình bùng phát trở nên tồi tệ hơn.

Giống như Thái Lan, bất chấp sự bùng phát của virus, nhiều quốc gia khác cũng đang chào đón du khách trở lại để hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu. Sri Lanka tuần trước đã nới lỏng các yêu cầu nhập cảnh để hồi sinh ngành du lịch đóng góp gần 5% GDP cho nước này trước đại dịch.

Chính phủ Sri Lanka đang tìm cách tăng ngoại hối trước khi khoản nợ hơn 2,5 tỷ USD đến hạn trả trong 12 tháng tới. Nước này cho phép hầu hết khách du lịch đã tiêm phòng chỉ cần cách ly chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 trong một ngày. Sau đó, du khách có thể di chuyển giữa các khách sạn và ghé thăm các địa điểm đã được chấp thuận trong chương trình du lịch.

Thiệt hại lâu dài

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng việc khởi động lại ngành du lịch trong bối cảnh biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn trong điều kiện tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp và năng lực xét nghiệm hạn chế sẽ dẫn đến những thiệt hại kinh tế về lâu dài.

Thái Lan: Vừa mở cửa du lịch, vừa rậm rịch chống ‘bão” Covid-19
Một gia đình người Israel nghỉ dưỡng ở Phuket ngày 7/7 sau khi chính phủ Thái Lan cho phép đón khách du lịch nước ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19. (Nguồn: AP).

Giáo sư Thira Woratanarat giảng dạy tại Khoa Y Đại học Chulalongkorn ở Bangkok nhận định: “Với đợt bùng phát dịch kéo dài lần này, những tác động đối với kinh tế xã hội sẽ tồi tệ nhất từ trước tới nay. Vấn đề nằm ở chỗ phần lớn mọi người sẽ không thể đối phó được vì nguồn lực đã cạn kiệt".

Thái Lan ngày 15/7 đã mở cửa thêm 3 hòn đảo, gồm Samui, Tao và Phangan, đối với du khách nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa Covid-19. Du khách đến Samui sẽ phải ở tại 1 khách sạn đã được chấp thuận trong vòng 1 tuần và có thể rời cơ sở lưu trú vào ngày thứ 4. Sau tuần đầu tiên, các du khách sẽ phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi được phép đến Tao hoặc Phangan.

Thực tế, các nước đi tiên phong mở cửa du lịch trước đó hiện đều thắt chặt các điều kiện nhập cảnh do tỷ lệ nhiễm Covid-19 vẫn tăng cao.

Quần đảo Virgin thuộc Vương quốc Anh, bắt đầu chào đón khách du lịch vào tháng 12 năm ngoái, trong tuần này yêu cầu tất cả du khách phải có kết quả xét nghiệm trước khi đến và cách ly cho đến khi nhận được kết quả âm tính với Covid-19.

Hy Lạp, giống như Thái Lan, trước đại dịch Covid-19 có khoảng 1/5 GDP từ ngành du lịch, đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế trước mùa Hè – mùa cao điểm nghỉ dưỡng ở châu Âu.

Động thái này bị các nhà lãnh đạo nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chỉ trích. Một phần nguyên nhân của sự phản đối này là do Hy Lạp chấp nhận cho du khách tiêm vaccine của Trung Quốc và Nga - những loại vaccine chưa được EU chấp thuận – nhập cảnh.

Từ cuối tháng Sáu, khi ghi nhận số ca nhiễm biến thể Delta tăng vọt, Hy Lạp bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế thắt chặt, bao gồm cả việc cấm những người chưa được tiêm phòng đến các quán bar, rạp chiếu phim và rạp hát.

Theo ông Thira, đối với Thái Lan, việc mở cửa trở lại vội vã có thể là chất xúc tác cho một làn sóng virus khác.

Ông nói: “Khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát, ngân sách cũng như nguồn lực đã được sử dụng hết, Thái Lan có thể buộc phải nới lỏng mọi biện pháp hạn chế và tình trạng lây nhiễm sẽ gia tăng. Đó là tình huống xấu nhất".

Thái Lan điều chỉnh chính sách tiêm vaccine Covid-19

Thái Lan điều chỉnh chính sách tiêm vaccine Covid-19

Ngày 12/7, Bộ Y tế Thái Lan công bố quyết định sử dụng vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19 cho mũi tiêm thứ hai đối với những ...

Covid-19 với các biến thể mới hãm đà tăng trưởng các nền kinh tế châu Á

Covid-19 với các biến thể mới hãm đà tăng trưởng các nền kinh tế châu Á

Các nhà kinh tế dự đoán, các nền kinh tế châu Á như Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm lại do ...

(theo Straitstimes)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động