Thăm cấp nhà nước, thăm chính thức hay thăm làm việc khác nhau như thế nào?

N.L.T
TGVN. Trong chương trình đón tiếp các đoàn cấp cao, sự phân biệt về mặt lễ tiết giữa các chuyến thăm với tính chất khác nhau, ví dụ như thăm cấp nhà nước, thăm chính thức hay thăm làm việc như thế nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tham nha nuoc tham chinh thuc hay tham lam viec khac nhau nhu the nao
Thăm cấp nhà nước, thăm chính thức hay thăm làm việc khác nhau như thế nào?

Tại nhiều nước, đón tiếp nguyên thủ quốc gia nước ngoài thăm song phương thường chia ra thăm nhà nước và thăm chính thức, của người đứng đầu Chính phủ là thăm chính thức và thăm làm việc.

Giữa các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, khi trao đổi các đoàn ở cấp cao nhất thường là với danh nghĩa “Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước” “Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Chính phủ” và với tính chất “thăm hữu nghị chính thức”, ít khi nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Đảng hay Chính phủ đi thăm với danh nghĩa chức vụ cá nhân.

Chương trình đón tiếp các đoàn nguyên thủ quốc gia “thăm nhà nước’ bên cạnh cuộc hội đàm quan trọng giữa hai nguyên thủ quốc gia và các cuộc tiếp xúc với những lãnh đạo chủ chốt của nước chủ nhà còn bao gồm nhiều hoạt động lễ tiết long trọng như: lễ đón, lễ tiễn, lễ đặt vòng hoa, lễ trao huân chương, chiêu đãi nhà nước… do nguyên thủ nước chủ nhà chủ trì với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao, nhiều hoạt động lễ tân khác do người đứng đầu các cơ quan trọng yếu của nước chủ nhà tổ chức.

Với cách thức tổ chức đón tiếp như vậy nên chuyến thăm nhà nước một vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài được hai bên thống nhất và chuẩn bị trước cả năm.

Nếu là chuyến thăm làm việc của người đứng đầu Chính phủ thì thời gian thường ngắn, phần nghi thức giảm đến mức tối thiểu, hoạt động chính trong chuyến thăm là hội đàm, tiếp xúc.

Đón tiễn đơn giản không có đầy đủ nghi thức, cấp đón tiễn cũng không nhất thiết là ngang cấp.

Các cuộc thăm làm việc thường không có các hoạt động đặt vòng hoa, biểu diễn văn nghệ như khi thăm chính thức.

Chiêu đãi tổ chức không mời rộng, chủ yếu là những người của cả hai bên trực tiếp tham gia làm việc, nếu thời gian không cho phép thì cũng có trường hợp không tổ chức chiêu đãi, trong chiêu đãi không trao đổi diễn văn, nếu có chỉ là lời chúc rượu.

Những năm gần đây, giữa các nước có xu hướng tăng cường trao đổi các đoàn đi thăm làm việc, giảm bớt trao đổi các đoàn thăm nhà nước đối với nguyên thủ quốc gia thường mất nhiều thời gian và tốn kém cho cả khách và nước chủ nhà.

Khi chuẩn bị cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ năm 2006, phía Trung Quốc đề nghị Tổng thống Bush đón Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm nhà nước như Tổng thống Clinton đã đón Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Mỹ năm 1997. Báo chí Mỹ đã bình luận, Tổng thống G. Bush là người “keo kiệt” trong việc tổ chức đón khách nước ngoài thăm nhà nước, cho đến thời điểm đó sau 5 năm làm Tổng thống, ông mới đón tiếp 5 vị nguyên thủ nước ngoài thăm nhà nước.

“Thăm nhà nước”, “thăm chính thức” hay “thăm làm việc” là một cụm từ, như phân tích ở trên nó chỉ tính chất của chuyến thăm, không nên tự ý thêm chữ và thành “thăm và làm việc” hoặc thêm dấu thành “thăm, làm việc” hay thêm chữ hữu nghị thành “thăm hữu nghị chính thức’ như một số báo khi đưa tin.

Trường hợp nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu Chính phủ đến một nước dự hội nghị quốc tế do nước đó đăng cai tổ chức thì nước chủ nhà thường không đón với đầy đủ nghi thức dành cho nguyên thủ hay người đứng đầu Chính phủ thăm song phương như khi thăm nhà nước hay thăm chính thức, mà vị khách quý chỉ có thể được đón với tư cách Trưởng đoàn như các Trưởng đoàn khác tham dự hội nghị theo quy định hay thông lệ của tổ chức đó.

Ngay cả trường hợp nguyên thủ quốc gia được mời đến một nước dự một hoạt động quan trọng: Quốc khánh, quốc tang, lễ nhậm chức của Tổng thống… thì nước chủ nhà cũng thường không đón với đầy đủ nghi thức dành cho cấp nguyên thủ quốc gia đến thăm, mà thường là với những nghi thức đơn giản hơn áp dụng gần như nhau đối với các đoàn đại biểu khác được mời dù ở cấp thấp hơn.

Về tính chất chuyến thăm, ngoài các chuyến thăm như nói ở trên còn có “thăm cá nhân” hay “quá cảnh”. Tuy không phải là chuyến thăm song phương với đúng nghĩa của nó, nhưng nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ… là những người đang nắm giữ một chức vụ quan trọng, vì vậy nước sở tại mà khách thăm hay quá cảnh cũng dành cho khách một số thủ tục lễ tân, ví dụ tạo các điều kiện thuận lợi và dễ dàng khi xuất nhập cảnh, cử cán bộ giúp một số thủ tục cần thiết, bảo đảm an ninh và đặc biệt tùy theo yêu cầu của hai bên và thời gian cho phép có thể tổ chức tiếp xúc hoặc chiêu đãi.

Giữa một số nước mà lãnh đạo có quan hệ gần gũi với nhau, đặc biệt là những nước ở gần nhau lại có tập quán trao đổi các chuyến thăm “không chính thức” hay như báo chí gọi là “không cà vạt”, cuộc gặp gỡ có thể được tổ chức ở một địa điểm gần biên giới hay một thành phố nghỉ mát, không nhất thiết phải đến thủ đô, không có nghi thức đón tiễn, có tiếp xúc hội đàm nhưng thường không có thông cáo hoặc tuyên bố chung.

Tổng thống Nga Putin đã từng gặp Tổng thống Bush tại Trại David, trang trại Crawford vùng Texas. Trong những lần gặp đó, đã có nhiều cuộc “mạn đàm không đeo cà vạt”, như chính Tổng thống Bush tuyên bố: "Chỉ bạn bè mới mời về nhà mình”.

Năm 2007, Tổng thống Bush và cha ông đã đón tiếp Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại dinh cơ riêng của gia tộc tại thành phố Kennebunkport.

Thủ tục và nghi thức đón Nguyên thủ Quốc gia có được quốc tế quy định không?

Thủ tục và nghi thức đón Nguyên thủ Quốc gia có được quốc tế quy định không?

TGVN. Nghi lễ ngoại giao có cơ sở xuất phát từ các quy tắc của phép lịch sự quốc tế. Vì thế, không có luật ...

Chiêu đãi ở các Cơ quan đại diện có Nguyên thủ Quốc gia dự, sắp xếp chỗ ngồi như thế nào?

Chiêu đãi ở các Cơ quan đại diện có Nguyên thủ Quốc gia dự, sắp xếp chỗ ngồi như thế nào?

TGVN. Trong chiêu đãi tại Cơ quan đại diện có Nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận đến dự thì việc sắp xếp chỗ ngồi ...

Tranh chấp ngôi thứ ngoại giao được giải quyết trên nguyên tắc nào?

Tranh chấp ngôi thứ ngoại giao được giải quyết trên nguyên tắc nào?

TGVN. Trải qua nhiều thế kỷ tranh chấp, vấn đề ngôi thứ ngoại giao giữa các đại diện ngoại giao đã được giải quyết dứt ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Truyền thông Myanmar đưa tin nhà chức trách nước này phát hiện một con chim diệc bụng trắng, có nguy cơ tuyệt chủng cao ở bang Kachin, miền Bắc Myanmar.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Chiều 4/5, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.
VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2024 có thêm sự thay đổi lớn khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới thời điểm khởi tranh giải ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr Karim.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Nhân dịp ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi thư chúc mừng.
Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Nhiều tờ báo, trang web của Argentina đã đăng tải bài viết đậm nét về Ngày thống nhất đất nước 30/4, một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Nghị quyết khuyến khích các nước đưa ra các chính sách, giải pháp để nâng cao bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Tôi vẫn còn nhỏ khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết và không ngờ Việt Nam làm nên một trang sử mới trong cuộc đời tôi.
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.
Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa của chuyến công tác, mối quan hệ giữa Việt Nam với OECD và với nước Pháp.
Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự kiện lịch sử này.
Phiên bản di động