TIN LIÊN QUAN | |
Vì sao trong lịch sử thường xảy ra tranh chấp ngôi thứ ngoại giao? | |
Nước tiếp nhận có quyền khám xét hành lý của viên chức ngoại giao không? |
Tranh chấp ngôi thứ ngoại giao được giải quyết trên nguyên tắc nào? |
Điều 4 của Quy chế Vienna 1815 quy định ngôi thứ của các đại diện ngoại giao tính theo ngày thông báo chính thức đến nước sở tại. Hội nghị Vienna 1815 và sau đó Hội nghị Aix la Chapelle tuy chỉ có một số ít nước tham gia nhưng đã có những quy định về ngôi thứ và dân dần được mọi người công nhận và dùng làm cơ sở trong thực tiễn lễ tân ngoại giao tồn tại gần 150 năm.
Đến Hội nghị Vienna 1961, với sự tham gia của 81 nước, do kết quả của nhiều năm chuẩn bị, vấn đề ngôi thứ giữa các đại biểu ngoại giao đã được quy định một cách hoàn chỉnh. Điều 16 Công ước Vienna 1961 quy định: “Người đứng đầu Cơ quan đại diện giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp căn cứ vào ngày và giờ nhậm chức”. Điều 13 của Công ước quy định:
- Người đứng đầu Cơ quan đại diện được coi như đã nhậm chức tại nước tiếp nhận kể từ khi trình thư ủy nhiệm, hoặc kể từ khi trao một bản sao y thư ủy nhiệm cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thỏa thuận theo thực tiễn tiến hành ở nước tiếp nhận, và thực tiễn tiến hành này phải được áp dụng một cách nhất quán.
- Thứ tự trình thư ủy nhiệm hoặc trao bản sao thư ủy nhiệm được xác định căn cứ vào ngày và giờ đến của người đứng đầu Cơ quan đại diện.
Từ đó các nhà ngoại giao không cần phải “rút gươm” để tranh chấp ngôi thứ, mà vấn đề đã được giải quyết một cách dứt khoát dựa trên cơ sở vững chắc của nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong các quy định của Công ước Vienna 1961.
Ngôi thứ ngoại giao là một trong những quy định quan trọng của Lễ tân Ngoại giao và gồm các ngôi thứ chủ yếu:
- Ngôi thứ dành cho Đoàn Ngoại giao khi được mời dự các lễ tiết chính thức của nước sở tại.
- Ngôi thứ giữa những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao.
- Ngôi thứ giữa cán bộ ngoại giao trong một Cơ quan đại diện ngoại giao
| Nước sở tại có quyền không cho túi thư ngoại giao vào hay ra khỏi đất nước mình không? TGVN. Nếu nhà cầm quyền nước sở tại cho rằng túi thư ngoại giao có chứa đựng những đồ vật cần xuất nhập khẩu thì có ... |
| Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại? TGVN. Chẳng hạn, một viên chức ngoại giao gây ra tai nạn giao thông làm chết người, có bị truy tố xét xử trước pháp ... |
| Trụ sở Cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ? TGVN.Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở có cho phép nhà ngoại giao cho phép những kẻ phạm pháp, những người xin tị nạn ... |