Tham gia đàm phán hạt nhân với Mỹ-Nga: Liệu Trung Quốc có 'nói mà không làm'?

Phương Hà
Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực phát triển năng lực hạt nhân trong nước nhằm từng bước cân bằng lực lượng trong tương quan với Mỹ và Nga. Trung Quốc cũng tham gia đàm phán về vũ khí hạt nhân với Nga - một nỗ lực nhằm hạn chế năng lực hạt nhân của các bên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc tăng cường năng lực răn đe hạt nhân: Ai được, ai mất?
Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực phát triển năng lực hạt nhân trong nước nhằm từng bước cân bằng lực lượng trong tương quan với Mỹ và Nga. (Nguồn: AP)

Bề ngoài, có vẻ như đây là những động thái mâu thuẫn nhau, thế nhưng, đây thực ra là những tính toán "lý trí" của Bắc Kinh.

Trung Quốc từng bước cân bằng lực lượng

Tuần trước, việc phát hiện ra 119 hầm phóng tên lửa (silo) nhiều khả năng đang được xây dựng ở miền Tây Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Washington. Quân nhân và giới phân tích Mỹ đã rất ngạc nhiên trước công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc về vũ khí hạt nhân và các hệ thống phóng.

Tuy nhiên, ngay cả với những hầm phóng mới này và nhiều chương trình khác, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vẫn chỉ là một phần nhỏ so với kho vũ khí của Mỹ và Nga.

Trên thực tế, các hầm phóng nói trên dường như là một phần trong tiến trình mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm đảm bảo rằng, năng lực răn đe hạt nhân của nước này sẽ có hiệu quả trước các đối thủ lớn hơn và tinh vi hơn.

Các hầm phóng tên lửa nói trên được phát hiện qua hình ảnh vệ tinh. Các nhà phân tích cho rằng, chúng nhằm mở rộng đáng kể số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được triển khai trên mặt đất mà Trung Quốc có thể sử dụng - hiện khoảng 100 tên lửa, theo như báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về năng lực quân sự của Trung Quốc.

Dù mục đích xây dựng các hầm chứa tên lửa này là gì, thì có một điều rõ ràng là Trung Quốc vẫn tiếp tục chương trình đầy tham vọng của mình về việc mở rộng và cải thiện kho vũ khí hạt nhân.

Năm 2015, Bắc Kinh đã tổ chức lại quân đội, đưa Quân đoàn Pháo binh số 2 - đơn vị quản lý, vận hành các tên lửa và đầu đạn của Trung Quốc thành Lực lượng Tên lửa thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và nâng cấp lực lượng này thành một lực lượng quân sự đầy đủ.

Cùng năm đó, Trung Quốc đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 để hoàn thành giai đoạn thứ hai của “bộ ba hạt nhân” (gồm các hệ thống có khả năng mang vũ khí hạt nhân được triển khai trên bộ, trên biển và trên không). Mặc dù Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân phóng từ trên không, nhưng nước này vẫn thiếu một máy bay ném bom chiến lược có thể triển khai tấn công trên phạm vi toàn cầu bằng những vũ khí này.

Cũng trong năm 2015, Lầu Năm Góc lần đầu tiên báo cáo rằng, Trung Quốc đã triển khai công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) trên các tên lửa đạn đạo, một công nghệ khiến cho việc ngăn chặn các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc xuyên qua các lá chắn phòng thủ tên lửa trở nên khó khăn hơn.

Vào năm 2017, Trung Quốc cũng đã trang bị công nghệ này cho tên lửa DF-41 - ICBM cơ động trên bộ mới nhất và là tên lửa tầm xa nhất của Trung Quốc.

Tất cả những bước phát triển này đều nhằm mục đích thực hiện một điều: đảm bảo Trung Quốc có khả năng đánh trả lần hai (second strike capability). Răn đe hạt nhân sẽ không có nhiều hiệu quả nếu kẻ thù biết rằng có thể hạ gục các vũ khí hạt nhân bằng một đòn tấn công phủ đầu. Trung Quốc cho đến những năm gần đây chỉ dựa vào một số lượng ít ỏi các tên lửa phóng từ các hầm phóng, rõ ràng lo ngại trường hợp này có thể xảy ra.

Tính toán có lợi

Hiện nay, Washington rất muốn Bắc Kinh trở thành một phần của cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Nga. Khi thấy sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng và theo dõi sự phát triển về quân sự và hạt nhân của Bắc Kinh, Washington muốn tránh bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân nào về lâu dài và kiểm soát năng lực hạt nhân của Trung Quốc.

Điều này không chỉ đòi hỏi các bên cùng nhất trí về số lượng đầu đạn và thiết bị phóng, mà còn phải có cả một số hình thức xác minh.

Không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh không mấy hào hứng với việc hạn chế kho vũ khí của mình hoặc phải tuân theo bất kỳ hình thức xác minh nào.

Tuy nhiên, dường như Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nếu làm như vậy. Tham gia vào các cuộc đàm phán về giới hạn kho vũ khí với Mỹ và Nga là cơ hội để chứng minh cam kết của Trung Quốc trong việc kiềm chế vũ khí hạt nhân – điều đem lại lợi ích cho toàn cầu và sẽ được toàn thế giới ủng hộ.

Hơn nữa, trở thành một bên tham gia cuộc đàm phán này sẽ cho phép Trung Quốc thúc đẩy các biện pháp kiềm chế nghiêm ngặt hơn đối với kho vũ khí hạt nhân của cả Mỹ và Nga. Là kẻ ngoài cuộc, Bắc Kinh sẽ không thể gây ảnh hưởng đến quy mô và mức độ tinh vi của hai kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới này.

Bằng cách tham gia các cuộc đàm phán, Trung Quốc sẽ có tiếng nói về cách hai cường quốc này duy trì năng lực răn đe hạt nhân của họ.

Việc tham gia các cuộc đàm phán hạn chế kho vũ khí hạt nhân cũng sẽ thể hiện thiện chí của Trung Quốc đối với Mỹ vào thời điểm mà Bắc Kinh đang muốn xoa dịu xích mích giữa hai bên. Cũng giống như biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí hạt nhân là một lĩnh vực quan trọng trong tiềm năng hợp tác.

Hiện tại, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không chọn mở ra các cuộc đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên theo thời gian, với những lợi ích ngày càng rõ ràng và khi Trung Quốc ngày càng tự tin hơn vào năng lực răn đe hạt nhân của mình, các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân có thể trở thành lĩnh vực hợp tác cùng thắng cho Trung-Mỹ.

Trung Quốc nói gì về việc Mỹ thêm các công ty vào danh sách đen kinh tế?

Trung Quốc nói gì về việc Mỹ thêm các công ty vào danh sách đen kinh tế?

Khi được đề nghị bình luận về thông tin của hãng Reuters về vấn đề Mỹ chuẩn bị đưa thêm nhiều công ty Trung Quốc ...

Bị đưa vào danh sách đen kinh tế, doanh nghiệp dệt may Trung Quốc kiện chính phủ Mỹ

Bị đưa vào danh sách đen kinh tế, doanh nghiệp dệt may Trung Quốc kiện chính phủ Mỹ

Trang Wall Street Journal đưa tin, Tập đoàn dệt may Trung Quốc Esquel Group có trụ sở tại Hong Kong đã kiện chính phủ Mỹ ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng nhà trường tiếp tục nối tiếp truyền thống, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam-Cuba.
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn 'bùng nổ', nên đầu tư ngay ...
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung ...
Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ấn Độ đã công bố một kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành sản xuất điện tử với tham vọng biến quốc gia Nam Á này trở thành cường ...
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang ...
Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/9.
Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Anh áp trừng phạt mới lên Nga, Indonesia đề xuất hạ nhiệt ở Biển Đông, Trung Quốc gọi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất, Venezuela đình chỉ bay trực tiếp tới Chile.
Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình căng thẳng Lebanon-Israel từ tháng 10/2023 là không thể chấp nhận được, làm dấy lên nguy cơ leo thang bạo lực lan rộng hơn ở khu vực.
Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Chuyến công du Luxembourg và Bỉ trong các ngày 26-29/9 là chuyến thăm hiếm hoi đến châu Âu của Giáo hoàng Francis.
Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Việc sửa đổi Học thuyết hạt nhân của Nga là lời cảnh báo đối với phương Tây và là điều không thể tránh khỏi.
Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Chính phủ Chile ngày 25/9 bày tỏ sự tiếc nuối trước quyết định đình chỉ các chuyến bay thẳng giữa hai nước của Venezuela.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Phiên bản di động