Cá dơi là một trong những sinh vật lạ mới phát hiện ở Australia. (Nguồn: Bảo tàng Victoria) |
Tháng 10/2022, một nhóm các nhà thám hiểm đến từ Viện Nghiên cứu Bảo tàng Victoria, Australia đã thực hiện một chuyến thám hiểm mang tính cách mạng tại các vùng biển sâu Ấn Độ Dương.
Sau 35 ngày với tổng quãng đường di chuyển trên 11.000km, tàu nghiên cứu Investigator do Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia điều hành đã thu hoạch được thông tin về nhiều loài sinh vật.
Đặc biệt, có những mẫu loài chưa từng được biết đến trước đây.
Cuộc sống của các loài ở những vùng biển nước sâu này rất khó khăn do môi trường ở đây thiếu ánh sáng và khan hiếm con mồi, song chúng đều có thể thích nghi.
Dianne Bray, Giám đốc cấp cao Bảo tàng Victoria chia sẻ với báo chí: "Những loài sinh vật này có khả năng phát quang sinh học để thu hút con mồi, đồng thời ẩn náu hoặc ngụy trang ở độ sâu dưới đáy biển.
Trong đó, có loài đã tiến hóa với cơ quan miệng to lớn, hàm răng đáng sợ".
Trong số những phát hiện mới này, có loài mà các nhà thám hiểm gọi là "cá dơi" có thể đi dưới đáy biển với 2 cái vây hình cánh tay cùng với một "mồi câu" giả đặt trong cái hốc nhỏ trên mõm để thu hút con mồi.
Bên cạnh đó, còn có loài cá nhện Tribute có vây dưới cực dài giống như cái cà kheo hay loài cá thằn lằn High-Winged có hàm răng dài và nhọn. Chúng đều thuộc loại cá lưỡng tính.
Đáng chú ý, loài cá thằn lằn mới này sở hữu những chiếc răng nanh khổng lồ có thể nhìn thấy ngay cả khi nó ngậm miệng hay tồn tại một cơ quan phát sáng dưới miệng, có tác dụng thu hút con mồi.
Trong khi đó, loài lươn mù (đôi mắt kém phát triển), tồn tại ở khu vực sâu khoảng cách 4km dưới mặt biển, nó có đuôi hình chữ nhật, có thể dài tới một mét nhưng chỉ nặng 50gram.
Ngoài ra, lươn mù còn mang một bộ hàm cong, luôn luôn mở và được bao phủ bởi những chiếc răng hình móc để tìm kiếm thức ăn là những loài động vật giáp xác.
Cuối cùng, các nhà khoa học còn phát hiện loài nhím biển mới, có bộ xương mỏng dẹt như bánh crepe (một loại bánh nổi tiếng của Pháp), với những chiếc gai chứa chất độc.
Theo UNESCO, 5 lưu vực đại dương chính bao gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực và Nam Đại Dương chứa 94% động vật hoang dã và 97% tổng lượng nước trên thế giới.
Cần lưu ý rằng, những ngọn núi dưới biển này chủ yếu có nguồn gốc từ kỷ Phấn trắng Thượng - từ 65 đến 80 triệu năm trước và đây có thể là nơi sinh sống của các cộng đồng người trong quá khứ.
Môi trường sống biển của các ngọn núi dưới nước cũng dễ dàng bị hư hại bởi các hoạt động của con người, và chuyến đi này nhằm thu thập dữ liệu quan trọng cho việc bảo tồn và quản lý chúng.
| Chưa thể tìm ra danh tính đốm màu xanh bí ẩn dưới đáy biển Các nhà nghiên cứu đang bối rối trước những đốm màu bí ẩn dưới biển sâu mà họ không thể xác định được danh tính. |
| Phát hiện mới về loài sinh vật kỳ lạ sống cách đây 518 triệu năm Sinh vật kỳ lạ ẩn sâu dưới các đại dương của trái đất hơn nửa tỷ năm trước, dường như là "ông tổ" của tất ... |
| Tại sao sinh vật dưới đáy biển thường có kích thước khổng lồ? 'Quái vật biển khổng lồ' là cụm từ thường gặp khi chúng ta nói về các sinh vật sống tận sâu dưới đáy đại dương. ... |
| Nam Phi: Sinh vật biển kỳ lạ, cơ thể trong suốt, 'thách thức' nhà khoa học Sinh vật kỳ lạ với cơ thể gần như trong suốt không thấy nội tạng khiến thợ lặn hoảng hốt, bối rối, các nhà khoa ... |
| Ngư dân Mỹ bắt được 'quái vật biển' có miệng rộng khổng lồ TGVN. Sinh vật quái dị đang được người dùng mạng xã hội mệnh danh là "quái vật biển đời thực" sau khi những bức ảnh ... |