Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8

Thảm họa da cam Việt Nam: Câu chuyện về những nhân chứng sống

Hà Anh
60 năm trôi qua, nỗi buồn chiến tranh vẫn còn đó, nhưng những câu chuyện về tình người cùng sự vươn lên đầy nghị lực của nạn nhân chất độc da cam đã góp phần tạo nên những góc sáng trong bức tranh về thảm họa da cam tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vượt lên nghịch cảnh

Nhập ngũ tại đơn vị Trung đoàn 165 Sư đoàn 312, sau gần một năm được huấn luyện trong quân ngũ, tháng 6/1963 chàng trai Phạm Ngọc Thất quê quán thôn Ngọc Trúc, xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên bắt đầu với nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến trường.

Hơn mười năm rong ruổi làm nhiệm vụ qua những cánh rừng Trường Sơn bạt ngàn nắng gió, chàng lính trẻ nào hay biết những vạt rừng xám bụi, những con suối đơn vị dừng chân nghỉ nấu ăn vội vã cho qua bữa đã để lại trong cơ thể anh chất độc chết người có tên dioxin.

Thảm họa da cam Việt Nam: Câu chuyện về những nhân chứng sống
Hoạt động nghĩa tình dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin. (Nguồn: Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An)

Khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, thiếu úy Phạm Ngọc Thất trở về với gia đình, làm ruộng tại quê nhà nhưng đáng buồn là 4 trong số 6 người con bị lây nhiễm chất độc da cam từ bố.

Khi người con sinh năm 1969 qua đời, 2 trong số 3 người con còn lại đều ở tình trạng "đặt đâu nằm đấy", mọi sinh hoạt cá nhân đều trông vào sự chăm sóc của bố mẹ.

Không cam chịu khó khăn, ông Thất luôn động viên vợ con vượt lên số phận nghiệt ngã để vui sống và hòa nhập cộng đồng. Tại nơi sinh sống, gia đình ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy chính quyền, sự chăm lo của xã hội, sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, địa phương, bà con thôn xóm…, từ những khó khăn tưởng như không gượng dậy nổi ấy dần dần gia đình ông Thất đã vượt qua, đã đứng lên cùng bà con quê hương xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn.

Tham gia chiến trường Trường Sơn từ năm 1968-1974, cựu chiến binh Đinh Văn Phong trở về quê hương với cơ thể bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cùng nhiều bệnh tật hành hạ. Từ Thanh Hóa, ông Phong quyết định vào Đồng Nai lập nghiệp với hai bàn tay trắng trong hoàn cảnh con cái bệnh tật.

Với tinh thần người lính Bác Hồ, ông đã tích cực hòa nhập cộng đồng và trở thành Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi. Cũng nhờ từ sự giúp đỡ của đồng đội, bạn bè và xã hội, sau nhiều năm cần cù lao động, ông mua được đất lập vườn, chăn nuôi đến nay đã có nơi ăn, chốn ở đàng hoàng với thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Cũng là nạn nhân chất độc da cam, nhưng trong suốt những năm qua, ông Thái Doãn Hòa tại xã Hạnh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An lại là người trực tiếp chăm sóc giúp đỡ nạn nhân vượt qua khổ đau bệnh tật vươn lên trong cuộc sống hòa nhập cộng đồng.

Như nhiều cựu chiến binh không may mắn khác, ông phải chứng kiến cảnh ba đứa con đầu sinh ra thân hình không trọn vẹn, cứ 5 đến 10 tháng tuổi lần lượt qua đời. Nỗi đau chưa dừng lại đó, đứa con gái thứ tư của ông lại bị thiểu năng trí tuệ và bị liệt toàn thân.

Dù hoàn cảnh nghiệt ngã nhưng khi nghĩ đến biết bao gia đình đồng đội chung cảnh ngộ, ông Hòa đã không buông xuôi theo số phận mà phấn đấu vươn lên, gác lại đau thương để bươn chải làm ăn sinh sống và nuôi dưỡng chăm sóc vợ con.

“Ở bất cứ hoàn cảnh nào, nếu có sự nỗ lực vượt khó vươn lên cùng với sự động viên giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng xã hội, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Xã hội sẽ ghi nhận tinh thần vượt khó của những nạn nhân tàn nhưng không phế”. (Cựu chiến binh Đinh Văn Phong)

Là trụ cột của gia đình có ba người là nạn nhân chất độc da cam nhưng ông luôn cố gắng nỗ lực hết mình giữ vững gia đình luôn hòa thuận êm ấm. Đặc biệt, từ khi được Hội nạn nhân chất độc da cam xã bầu làm Chủ tịch Hội, ông luôn gương mẫu, nhiệt tình trong công việc, động viên kịp thời các hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau, bệnh tật...

Bản thân ông không buông xuôi với số phận mà luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm làm ăn hay cùng với đức cần cù, sáng tạo để mở rộng diện tích khai hoang, nhận rừng trồng cây nguyên liệu giấy, phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản cùng các loại gia súc gia cầm, tăng nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình.

Qua đây, ông đã vận động nhiều nạn nhân và gia đình nạn nhân phát triển kinh tế, trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả có thu nhập cao, chăn nuôi trâu bò trang trại, xây dựng mô hình làm kinh tế giỏi.

Tấm lòng của những lãnh đạo Hội

Sau nhiều năm phục vụ trong quân đội, cựu chiến binh Nguyễn Thanh Bình trở về địa phương công tác và vận động thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên rồi được bầu làm Chủ tịch Hội.

Với suy nghĩ bản thân là đảng viên và một cựu chiến binh, ông Bình rất tự hào vì được tin tưởng giao nhiệm vụ làm việc nghĩa vì đồng đội - những người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc hóa học, đang gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn nữa, công việc này là dịp tốt để ông được tham gia thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước giải quyết hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh.

Bởi vậy, trong suốt nhiều năm qua, ông và Ban chấp hành Hội nỗ lực làm tốt vai trò cầu nối giữa nạn nhân với cộng đồng xã hội, đóng góp tinh thần và vật chất chung tay cùng cấp ủy chính quyền chăm sóc giúp đỡ nạn nhân.

Hội thường xuyên phối hợp với Hội chữ thập đỏ huyện tổ chức bếp ăn miễn phí, một tuần hai bữa cho nạn nhân chất độc da cam các xã, thị trấn khi phải nằm viện điều trị bệnh dài ngày tại Trung tâm y tế huyện.

Thảm họa da cam Việt Nam: Câu chuyện về những nhân chứng sống
Các nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin thường xuyên quan tâm, chia sẻ khó khăn. (Nguồn: Hội nạn nhân chất độc da cam.dioxin huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên)

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Nguyễn Đình Thao - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội thành phố Bà Rịa cũng là một lãnh đạo Hội tích cực trong việc vận động tài trợ để xây dựng quỹ giúp đỡ cho các nạn nhân chất độc da cam.

Không chỉ quan tâm đến tâm tư tình cảm, lo cho từng gia đình khi có người ốm đau hoạn nạn, tang gia, Hội còn hỗ trợ sinh kế “Trao cần câu” bằng cách cho 22 gia đình nạn nhân đặc biệt khó khăn vay từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng để kinh doanh sản xuất tạo ra thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thời gian tới, ông Thao sẽ tiếp tục cùng Hội duy trì và mở rộng chương trình “Sinh kế cầm tay chỉ việc” nhằm dạy nghề cho những nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng nguồn quỹ Hội cho nhiều nạn nhân vay làm kinh tế gia đình, thoát nghèo, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Những năm gần đây, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bến Tre luôn là điểm sáng trong hoạt động tương trợ và giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam tại địa phương.

Với vai trò là người đứng đầu trong hoạt động Hội, Chủ tịch Lê Thị Thanh Vân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin cùng với nhiều sáng kiến như dự án sinh kế, vận động nguồn lực xã hội hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ vốn cho 290 hộ nuôi bò sinh sản, kết hợp trồng nấm, mua bán nhỏ, đề án “an cư lạc nghiệp” vận động hỗ trợ nhà tình thương, hỗ trợ khởi nghiệp nuôi bò sinh sản.

Bà Vân cũng là người đã nghiên cứu, đề xuất Ban chấp hành Hội vận động nguồn lực xã hội trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho 926 hộ nạn nhân chất độc da cam nghèo, bệnh tật nặng với tổng số tiền hơn 10,6 tỷ đồng, góp phần với Đảng và Nhà nước thực hiện tốt chính sách xã hội với các nạn nhân chiến tranh khắc phục hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh.

Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ đã tiến hành vụ rải chất độc hóa học đầu tiên xuống miền Nam, mở đầu cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân ta, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng. Đây là cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, kéo dài nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

Trong chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 15 triệu tấn bom đạn và khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong số đó là chất độc da cam/dioxin. Sau chiến tranh, ước tính số bom, mìn, vật nổ còn sót lại khoảng 800.000 tấn, làm ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha đất và có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó trên 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam.

Thảm họa chất độc da cam dưới nét vẽ của cô gái Việt kiều Pháp

Thảm họa chất độc da cam dưới nét vẽ của cô gái Việt kiều Pháp

Toàn cảnh vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam, từ lịch sử đến hiện tại, từ nguyên nhân đến hậu quả và khắc ...

Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin" (10/8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các nạn nhân và gia đình ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động