Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam

TRƯƠNG VĂN QUỐC - NGUYỄN TỐNG MINH
Chiến tranh dù đã lùi xa gần nửa thế kỷ song vẫn để lại vết thương khó thể chữa lành. Đặc biệt là chất độc da cam/dioxin là nỗi đau của biết bao thế hệ người Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hàng vạn người chết và đến nay vẫn còn hàng trăm nghìn người bị nhiễm đang phải đối diện với những nỗi đau về thể xác, tinh thần, trở ngại trong cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến việc hưởng thụ quyền con người.

Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm và tặng quà Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì, ngày 10/8. (Nguồn: VP Chủ tịch nước)

Những hậu quả nặng nề

Dioxin là một nhóm các hợp chất hóa học có độc tính cao, có hại cho sức khỏe; gây ra các vấn đề về sinh sản, phát triển và hệ thống miễn dịch; gây rối loạn nội tiết tố và dẫn đến ung thư; gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc, sống tước đi những quyền cơ bản không chỉ đối với người bị nhiễm Dioxin mà còn để lại di chứng nặng nề cho các thế hệ sau.

Chất độc da cam/dioxin đã "tước" đi quyền được sinh là là một người bình thường, được sống bình thường, khỏe mạnh của con người. Những người được sinh ra bởi những nạn nhân chất độc da cam/dioxin thường không được bình thường như những người khác. Hầu hết, họ sinh ra với thân hình dị dạng, trí não khuyết tật, thiếu chi, chân tay không bình thường, não úng thủy, vô sọ, thoát vị não - màng não; thoát vị tủy - màng tủy...

Ngày 20/2/2008, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ban hành danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học Dioxin, bao gồm: các loại ung thư; bệnh đa u tủy xương ác tính; các bất thường sinh sản; các dị dạng, dị tật bẩm sinh; rối loạn tâm thần…

Theo Bộ Y tế, đã có hàng trăm nghìn người bị chết do nhiễm dioxin, hằng trăm nghìn trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật, hàng triệu nạn nhân bị tàn phế hoặc bệnh tật do chất độc da cam/dioxin. Những căn bệnh do dioxin gây ra không bộc lộ ngay mà được ví như “quả bom hóa học nổ chậm”, vô hình, tiềm ẩn, kéo dài nhiều năm mới xuất hiện, khi biết bệnh thì việc cứu chữa, điều trị là rất khó khăn.

Chất độc da cam/dioxin hạn chế quyền được duy trì nòi giống. Không hiếm trường hợp các cặp vợ chồng không có cơ hội làm cha, làm mẹ do chứng bệnh vô sinh thứ phát hay sản phụ như: thai chết lưu, sảy thai, thai trứng, thai chết bất thường… Chất độc này tác động về di truyền sinh thái, gây biến đổi gen, những đứa trẻ sinh ra không có được cơ thể khỏe mạnh bình thường mà mang những dị tật bẩm sinh, không hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Chính vì thế, nhiều người nhiễm dioxin, sau nhiều lần sinh con bị dị dạng, chết lưu, chết yểu…, đã không tiếp tục sinh con vì lo sợ ảnh hưởng đến con sau này. Quyền được duy trì nói giống của họ vì thế cũng bị tước đi

Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam
Những "cô gái da cam" tại Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, huyện Thạch Thất, Hà Nội. (Nguồn: Trung tâm BTXH)

Chất độc da cam/dioxin cũng là nguyên nhân gián tiếp hạn chế việc hưởng thụ quyền của nạn nhân như quyền học tập; quyền tham gia vào các hoạt động dân sự, chính trị; quyền lao động… Chính vì những "khuyết tật" về sức khỏe (thể chất, trí não và tinh thần) nên không ít trong số họ không được đến trường, không thể học tập, lao động lao động như người bình thường.

Thậm chí, có trường hợp thiểu năng trí tuệ, mất ý thức, không có tri hoặc chân, tay bị thiếu xót, không lành lặn… những hoạt động hằng ngày phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người thân, thể tham gia lao động như những người bình thường, những cơ hội về học tập, việc làm… cũng vì thế mà bị giảm đi.

Đa số trong số họ không đủ hoặc không có năng lực hành vi dân sự; nhận thức, hiểu biết các vấn đề đời sống xã hội hạn chế nên khó hòa nhập cộng đồng cũng như có thể tham gia vào quyền bầu cử, ứng cử hay thực hiện quyền dân sự, chính trị khác; cơ hội tìm kiếm việc làm cũng vì thế bị thu hẹp hơn.

Bên cạnh đó, nạn nhân chất độc da cam/dioxin cũng tạo nên áp lực nhất định cho xã hội. Đó là những thách thức về chăm sóc sức khỏe nạn nhân, an sinh xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Hầu như gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin sống cảnh trong cảnh túng thiếu, phần lớn là những hộ nghèo, cận nghèo. Thu nhập của họ thường thấp, không ổn định; các khoản thu nhập thường được dồn vào chăm sóc sức khỏe. Thực tế nguồn thu nhập chính dựa vào trợ cấp xã hội và từ hỗ trợ của cộng đồng.

Ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin không chỉ dừng lại ở thế hệ thứ nhất, nguy hiểm hơn, đến nay đã di chứng lại sang đời thư tư. Con, cháu, chắt của nạn nhân chất độc da cam/dioxin hầu hết đều bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống thực vật.

Theo số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin năm 2022, hiện cả nước có khoảng hơn 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai (con), 35.000 nhân thuộc thế hệ thứ ba (cháu) và khoảng 6.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ tư (chắt); khảo sát tại một số tỉnh miền Nam, có đến 23,7% số người được khảo sát có 1-3 con bị khuyết tật; 5,7% có cháu khuyết tật. Tỷ lệ mắc ung thư là 14,9%, hầu hết ở nhóm các nạn nhân trên 50 tuổi.

Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cùng đoàn cựu chiến binh và thân nhân lính thủy đánh bộ Mỹ đến thăm, giao lưu và tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng, ngày 6/9. (Nguồn: VAVA)

Hỗ trợ nạn nhân, bảo đảm quyền con người

Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc trợ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin để họ đỡ đi phần nào những khó khăn về cuộc sống.

Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành, trong đó, Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học nhằm bảo đảm quyền con người; giảm thiểu tác động tiêu cực, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Hằng năm, Nhà nước đã dành khoản ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng để trợ cấp hàng tháng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Hiện, toàn quốc có hơn 320.000 người phơi nhiễm và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Các hộ gia đình nhiễm chất độc hóa học/dioxin được hưởng bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí.

Cùng với Chính phủ, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài tích cực triển khai, tham gia các hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Từ năm 2004 đến tháng 12/2023, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã vận động được hơn 4.049 tỷ đồng, chi chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân hơn 4.023 tỷ đồng; riêng 6 tháng đầu năm 2024, đã vận động được hơn 348 tỷ đồng, đã chi chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân hơn 320 tỷ đồng.

Năm 2023, chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” đã huy động số tiền hơn 2 tỷ đồng đã phân bổ hơn 1,6 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ xây mới 14 nhà với tổng số tiền 930 triệu đồng; thăm, tặng quà trực tiếp cho gần 600 nạn nhân ở 22 tỉnh, thành phố với tổng số tiền 568,5 triệu đồng; hỗ trợ nuôi dưỡng nạn nhân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Trung ương Hội hơn 140 triệu đồng.

Hằng năm, Nhà nước dành khoản ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng để trợ cấp hàng tháng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin; hiện toàn quốc có hơn 320.000 người phơi nhiễm và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Các hộ gia đình nhiễm chất độc hóa học/dioxin được hưởng bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí.

Hiện nay đã có hàng trăm nghìn lượt người khuyết tật nặng, trong đó có nạn nhân chất độc da cam/dioxin được chỉnh hình, phục hồi chức năng. Hàng chục nghìn trẻ em tàn tật trong đó có trẻ em bị hậu quả gián tiếp của chất độc da cam/dioxin được đi học tại các trường hòa nhập, chuyên biệt; 12 Làng Hòa Bình, Làng Hữu Nghị, nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, theo hình thức tập trung/bán trú, nuôi dưỡng hàng nghìn nạn nhân, chủ yếu là trẻ em dị dạng, dị tật do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin; trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản di truyền tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động tích cực nhằm giảm tỷ lệ sinh con dị tật.

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe nạn nhân chất độc da cam/dioxin tiến hành đa dạng về nội dung, hình thức: trợ cấp ưu đãi; tổ chức khám, giám định bệnh, dị dạng, dị tật, chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi chức năng, xông hơi, giải độc. Ngoài ra, còn xây mới, sửa chữa nhà ở, tặng quà, học bổng cho nạn nhân. Với sự chung tay của xã hội, những đau đớn về mặt thể xác và tinh thần của nạn nhân chất độc da cam/dioxin phần nào được vơi bớt.

Tuy nhiên, việc bảo đảm quyền nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin gặp nhiều trở ngại, do là những đối tượng yếu thế đặc thù. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở một số địa phương trong thực hiện chính sách, chế độ, quy định và bảo đảm quyền của nạn nhân chất độc da cam/dioxin thiếu đồng bộ.

Việc huy động nguồn lực xã hội ở một số nơi kết quả còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của địa phương. Nhận thức của một bộ phận người dân còn chưa đầy đủ, thậm chí thể hiện thái độ thờ ơ, vô cảm, phân biệt, kỳ thị.

Xoa dịu nỗi đau da cam thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, là tiếng gọi của lương tri và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để bảo đảm quyền nạn nhân chất độc da cam/dioxin được tốt hơn, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi tổ chức, cá nhân về sự cần thiết phải bảo đảm quyền nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đẩy mạnh công tác truyền thông đa phương tiện không chỉ hướng đến người nhân trong nước mà cả kiều bào ta ở nước ngoài. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, những kết quả đạt được, những khó khăn của nạn nhân để mọi người cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.

Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Thắp sáng tương lai" - hoạt động thiết thực kỷ niệm 63 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961/10/8/2024) diễn ra vào tối 8/8 tại Hà Nội. (Ảnh: Diệu Linh)

Hai là, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chủ chương, chính sách cảu Đảng, Nhà nước như Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/Dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030...

Cần xác định thúc đẩy quyền con người của nạn nhân chất độc da cam/dioxin là nhiệm vụ cả hệ thống chính trị và trách nhiệm công đồng xã hội. Đưa nội dung khắc phục hậu quả chất độc hóa học dioxin sau chiến tranh thành, nâng cao chất lượng cuộc sống của nạn nhân nhiệm vụ thường xuyên, lồng ghép vào nghị quyết lãnh đạo, chương trình an sinh xã hội, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương.

Bên cạnh đó, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, tồn đọng; đồng thời, phòng chống tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức chính chị, xã hội, trong đó Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin phải thực sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động ở các cấp.

Tăng cường hiệp quả phối hợp giữa Hội với các tổ chức chính trị - xã hội khác, kêu gọi sự ủng hộ, tham gia giúp đỡ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân tạo nguồn lực trong thúc đẩy quyền con người của nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Bốn là, tăng cường hoạt động y tế, phát triển các dịch vụ tư vấn, khám, điều trị các căn bệnh cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn nạn nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại các trung tâm, cơ sở y tế hoặc tại nhà. Tổ chức lập hồ sơ theo dõi, khám, quản lý sức khỏe, kịp thời phát hiện sớm các căn bệnh có liên quan; khám, điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng người có công và tại nhà theo quy định khi có nhu cầu.

Năm là, kiên trì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, làm cho thế giới hiểu rõ hơn về hậu quả nặng nề của chiến tranh mà nhân dân Việt Nam còn đang phải gánh chịu; những đau đớn về thể xác và tinh thần, vất vả, trở ngại trong cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam để cộng đồng quốc tế đồng cảm, chia sẻ.

Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam
Chất độc da cam/dioxin mà Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam hủy diệt môi trường sống và cây trồng nơi đây, để lại hậu quả đến tận ngày nay. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng, từ năm 1961 đến năm 1971 khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, trong đó có 60% là chất da cam, chứa 366 kg dioxin do quân đội Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam đã gây nên một thảm hoạ da cam chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Khoảng 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc hoá học và có hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăn nghìn nạn nhân là thế hệ thứ 2, 3, 4 đang từng ngày, từng giờ vật lộn với những căn bệnh hiểm nghèo do chất độc gây ra.

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Phiên tranh tụng tại Tòa án phúc thẩm Paris (Pháp) liên quan đến vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga cho ...

Chung tay ‘thắp sáng tương lai’ cho các nạn nhân chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam

Chung tay ‘thắp sáng tương lai’ cho các nạn nhân chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam

Chương trình "Thắp sáng tương lai" kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân hưởng ứng phong trào Hành động vì nạn nhân chất độc da ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm và tặng quà nạn nhân chất độc da cam thành phố Hà Nội

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm và tặng quà nạn nhân chất độc da cam thành phố Hà Nội

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành Quy định 178-QĐ/TW ngày 27/6 của Bộ Chính trị về ...

Bà Merle Ratner: Một người bạn Mỹ trọn tình với Việt Nam

Bà Merle Ratner: Một người bạn Mỹ trọn tình với Việt Nam

Nhà hoạt động cánh tả người Mỹ, người bạn thân thiết của Việt Nam Merle Ratner ra đi đột ngột để lại niềm tiếc thương ...

Đại sứ Mỹ Marc Knapper thăm, động viên nạn chất độc da cam tại Đà Nẵng

Đại sứ Mỹ Marc Knapper thăm, động viên nạn chất độc da cam tại Đà Nẵng

Đại sứ Mỹ Marc Knapper đã có chuyến đi tìm hiểu về hậu quả chiến tranh, gặp gỡ, giao lưu với cựu chiến binh, thân ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm chính thức Cuba; Việt Nam-Mông Cổ nâng cấp lên Đối tác toàn diện; thiết lập quan hệ với Malawi

Đối ngoại trong tuần: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm chính thức Cuba; Việt Nam-Mông Cổ nâng cấp lên Đối tác toàn diện; thiết lập quan hệ với Malawi

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 23-30/9.
Giá vàng hôm nay 1/10/2024: Giá vàng nhẫn bán ra ‘chiến thắng’ vàng miếng, thế giới bất ngờ lao dốc không phanh, chuyên gia vẫn lạc quan

Giá vàng hôm nay 1/10/2024: Giá vàng nhẫn bán ra ‘chiến thắng’ vàng miếng, thế giới bất ngờ lao dốc không phanh, chuyên gia vẫn lạc quan

Giá vàng hôm nay 1/10/2024, giá vàng nhẫn liên tục tăng cao, giá bán ra cao hơn vàng miếng. Giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc không phanh.
Giá tiêu hôm nay 1/10/2024: Dự báo thị trường sắp có đợt thanh lý hàng; hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu chính thức trở lại câu lạc bộ tỷ USD

Giá tiêu hôm nay 1/10/2024: Dự báo thị trường sắp có đợt thanh lý hàng; hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu chính thức trở lại câu lạc bộ tỷ USD

Giá tiêu hôm nay 1/10/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.500 – 149.000 đồng/kg.
Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Mông Cổ lên Đối tác toàn diện

Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Mông Cổ lên Đối tác toàn diện

Báo Thế giới và Việt Nam xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Mông Cổ về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu Tập đoàn Meta

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu Tập đoàn Meta

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Meta tiếp tục trao đổi với các cơ quan, đối tác Việt Nam thúc đẩy triển khai các hoạt động hợp ...
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Slovakia

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Slovakia

Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Slovakia diễn ra trong không khí long trọng, vui tươi, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho khách tham ...
Việt Nam hưởng ứng Ngày hội Dọn rác thế giới (29/9)

Việt Nam hưởng ứng Ngày hội Dọn rác thế giới (29/9)

Ngày hội Dọn rác thế giới - World Cleanup Day 2024 đã diễn ra đồng loạt tại Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Việt Nam tái khẳng định cam kết và chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sự coi trọng đối với Cơ chế UPR và Hội đồng Nhân quyền.
Tổng lãnh sự quán Mỹ đánh giá cao công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo tại tỉnh Vĩnh Long

Tổng lãnh sự quán Mỹ đánh giá cao công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc, tôn giáo tại tỉnh Vĩnh Long

Ngày 23/9, Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long đại diện các sở và Công an tỉnh tiếp và làm việc với đoàn Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh.
Trao cơ hội để trẻ em gái thể hiện vai trò lãnh đạo trong các tổ chức và xã hội

Trao cơ hội để trẻ em gái thể hiện vai trò lãnh đạo trong các tổ chức và xã hội

Sự kiện mang tên Trao quyền cho trẻ em gái đã tổ chức với tham gia của 33 đại biểu trẻ em tới từ 5 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị và ...
Đức chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Đức chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội vừa tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề 'Tăng cường sức mạnh của rừng: Từ các giải pháp khí hậu đến lợi ích cộng đồng'.
Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ II tiếp tục xây hoài bão lớn cho thiếu nhi

Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ II tiếp tục xây hoài bão lớn cho thiếu nhi

Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ II có sự tham dự của 306 đại biểu là các em đội viên thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong ...
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Thông điệp của Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan, Lào để nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á
Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ ra nỗ lực phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế vì môi trường di cư an toàn, không mua bán người.
Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Theo ông Ben Quinn, Cơ quan QLXBC New Zealand, Việt Nam và New Zealand đang hợp tác vì tương lai chung di cư an toàn, không có nạn mua bán người.
Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, doanh nghiệp nên đầu tư hỗ trợ sức khỏe sinh sản, phòng chống quấy rối tình dục công sở
Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Nghị quyết về nhân quyền và biến đổi khí hậu kêu gọi các quốc gia thành viên tích hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Tổng thống Brazil: Tình trạng đói nghèo dai dẳng trên thế giới là không thể chấp nhận được

Tổng thống Brazil: Tình trạng đói nghèo dai dẳng trên thế giới là không thể chấp nhận được

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva được vinh danh tại sự kiện Goalkeepers toàn cầu năm 2024 diễn ra tại thành phố New York, Mỹ ngày 23/9.
Cảnh sát quốc gia Indonesia quyết tâm thực thi công lý cho phụ nữ và trẻ em

Cảnh sát quốc gia Indonesia quyết tâm thực thi công lý cho phụ nữ và trẻ em

Cơ quan Điều tra hình sự (Bareskrim) của Cảnh sát quốc gia Indonesia (Polri) đã thành lập Tổng cục phòng chống tội phạm mua bán người, phụ nữ và trẻ em.
Quốc hội Georgia thông qua dự luật hạn chế quyền của cộng đồng LGBT

Quốc hội Georgia thông qua dự luật hạn chế quyền của cộng đồng LGBT

Cộng đồng LGBT sẽ bị áp đặt nhiều hạn chế, theo dự luật về “giá trị gia đình và bảo vệ trẻ vị thành niên”...
Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Kể từ khi Anh áp đặt lệnh phong tỏa phòng đại dịch Covid-19, số trẻ em dưới 18 tuổi bị bắt do phạm tội tăng 16% kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Quyết định 758/2024/QĐ-CTN ngày 30/7/2024 của Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ đối tượng, điều kiện được đề nghị xét đặc xá năm 2024.
Phiên bản di động