Thượng tướng có thể cho biết những kết quả nổi bật của VAVA trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018-2023?
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp hội đã nỗ lực, vượt nhiều khó khăn, hoàn thành toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội lần thứ IV đề ra.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA tặng Bằng tri ân tấm lòng vàng tặng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. (Ảnh: VAVA cung cấp) |
Tin liên quan |
Những nạn nhân 'da cam' không khuất phục trước số phận |
Trung ương hội và các tỉnh, thành hội đã làm tốt công tác tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW cuả Ban Bí thư; thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học và quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân mang tính cơ bản, bền vững.
Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” gắn với phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động được triển khai sâu, rộng, hiệu quả cao.
Toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị đã có nhiều hoạt động chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc hóa học hiệu quả, chất lượng tốt. Kết quả vận động nguồn lực cao hơn so với nhiệm kỳ trước.
Các cấp hội từ Trung ương đến cơ sở, đã nỗ lực tuyên truyền vận động nguồn lực, gắn phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam” với các phong trào, các cuộc vận động, nhân ngày kỷ niệm, lễ, tết... để vận động nhiều nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân.
Tính từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 11/2023, các cấp hội trong toàn quốc vận động Quỹ đạt trên 2.275 tỷ đồng (bao gồm tiền và hiện vật).
Quỹ Nạn nhân chất độc da cam được thành lập ở Trung ương hội và 40/63 tỉnh, thành phố; hơn 610 quận, huyện; hầu hết các xã, phường đã thành lập Quỹ tự nguyện.
Hoạt động của tổ chức Quỹ từ Trung ương đến cơ sở đều chấp hành nghiêm Điều lệ và thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả trong quản lý và sử dụng.
Trong nhiệm kỳ IV, toàn hội đã hỗ trợ xây dựng các Trung tâm Bảo trợ xã hội ở các tỉnh, thành, với kinh phí gần 38 tỷ đồng; trong đó đã nâng cấp Trung tâm của VAVA và hỗ trợ xây dựng cơ sở bán trú ở các tỉnh, thành, với kinh phí là gần 36 tỷ đồng.
Đến nay, Hội đã có 26 Trung tâm, theo 2 mô hình (17 Trung tâm thuộc tỉnh, thành hội quản lý và xây dựng 9 công trình nuôi dưỡng nạn nhân trong Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành quản lý), nuôi dưỡng gần 1.900 cháu. Các Trung tâm nuôi dưỡng đã trở thành “mái ấm” của nạn nhân và là cơ sở phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân là cựu chiến binh.
Hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chaast ddoojc đã cam tiếp tục được tiến hành với những hình thức, biện pháp mới, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Kết quả đó đã góp phần quan trọng làm cho Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi nhận thức, có trách nhiệm hơn trong việc tham gia xử lý chất độc dioxin còn tồn lưu tại sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) và hỗ trợ nhân đạo cho người khuyết tật, trong đó có nạn nhân chất độc da cam.
Hoạt động của các cấp hội có bước đổi mới, phát huy được vai trò, trách nhiệm, thực sự là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, đáp ứng kịp thời nguyện vọng của nạn nhân, khẳng định vai trò và vị thế của hội đối với cấp ủy, chính quyền và xã hội.
Đến nay, tổ chức hội cấp tỉnh tiếp tục duy trì ở 63/63 tỉnh, thành (trong đó có 7 tỉnh đã sáp nhập các hội quần chúng khác có nhiệm vụ tương đồng với Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin 613/705 huyện, quận có đủ điều kiện đã thành lập hội, đạt 86% (tăng 12 tổ chức hội cấp huyện so với đầu nhiệm kỳ); 6629/10599 xã, phường có đủ điều kiện đã thành lập hội, đạt 62 % (tăng 176 tổ chức hội cấp xã và phát triển 653 chi hội); tổng số hội viên hiện nay là hơn 415.000 người (trong nhiệm kỳ phát triển trên 7.500 hội viên)...
Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân và đối ngoại nhân dân có những bước phát triển mới, thưa ông?
VAVA đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động đấu tranh dòi công lý cho nạn nhân, phù hợp với đường lối đối ngoại, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng vừa đấu tranh, vừa vận động tổ chức USAID (Mỹ ) có các chương trình hoạt động quan tâm, chú trọng hơn đến nạn nhân chất độc da cam.
Hội đã tích cực làm việc, tiếp xúc với các quan chức của Mỹ, tranh thủ các diễn đàn khi tham gia các hội thảo quốc tế, tọa đàm để đưa ra các yêu cầu, đề nghị chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam và coi chất độc da cam là một vấn đề mà Chính phủ Mỹ phải quan tâm giải quyết.
Những hoạt động đó đã góp phần tạo chuyển biến của các cơ quan chức năng của Mỹ đối với nạn nhân chất độc da cam, đồng thời có chính sách và thực hiện các hoạt động nhằm trực tiếp đến người thụ hưởng là các nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ; mở rộng việc khảo sát thêm về nạn nhân tại 7 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Dương, Cần Thơ và đã đồng ý bổ sung 3 tỉnh (Bạc Liêu, Cà Mau và Quảng Ngãi) vào dự án hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có nạn nhân tại các tỉnh bị phun rải nặng.
Cùng với đó, trong suốt thời gian diễn ra vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại Pháp, Hội đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Luật sư Pháp; đồng thời tích cực vận động ủng hộ bà Trần Tố Nga kiện các công ty hóa chất Mỹ; kịp thời ra Tuyên bố ủng hộ vụ kiện và gửi Thư ngỏ tới các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phản đối phán quyết của tòa án khi xét xử sơ thẩm vụ án.
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đồng hành cùng bà Trần Tố Nga khởi kiện lên tòa phúc thẩm của thành phố Paris (Pháp).
Công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới đã bám sát nhiệm vụ của Hội, kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
Hội duy trì mối quan hệ với các bạn bè truyền thống ở Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc... đồng thời mở rộng quan hệ với các tổ chức của chính phủ một số nước như: Nhật Bản, Bỉ và một số tổ chức quốc gia khác.
Hội tiếp tục tham gia nhiều hoạt động đối ngoại của hội đồng chống bom A và H (Nhật Bản), Viện Hòa bình Mỹ; tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn liên quan đến khắc phục hậu quả chiến tranh.
VAVA tổ chức nhiều đoàn đi các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, để vận động giúp đỡ, ủng hộ và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân, được dư luận quốc tế quan tâm; đồng thời đón nhiều đoàn nước ngoài với hơn 1.000 người đến Việt Nam thăm, làm việc và tặng quà nạn nhân.
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ người khuyết tật trong đó có nạn nhân chất độc da cam tại các tỉnh bị phun rải nặng và đang thực hiện một số dự án khác trực tiếp cho nạn nhân chất độc da cam.
Hội những người Hàn Quóc yêu Việt Nam trao hỗ trợ sinh kế cho gia đình nạn nhân chất độc da cam. (Ảnh: VAVA cung cấp) |
Trong thời gian tới, VAVA xác định những nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Thượng tướng?
Có thể khẳng định, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp là điều kiện tiên quyết để Hội hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, nghĩa tình, trách nhiệm vì nạn nhân của các cơ quan, đơn vị là yếu tố quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ trung tâm của Hội là chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và đấu tranh đòi công lý.
Nhiệm kỳ tới, chúng tôi tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư, đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam”; quan tâm chăm sóc giúp đỡ nạn nhân vượt khó vươn lên hòa nhập với cộng đồng, có cuộc sống ngang bằng với mức sống trung bình tại địa phương, không để gia đình nạn nhân tái cận nghèo, không để gia đình nạn nhân ở nhà tạm, nhà dột nát.
VAVA sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức vận động nguồn lực trong nước và quốc tế. Triển khai có hiệu quả các dự án tài trợ bảo đảm đúng pháp luật, công khai và minh bạch; chủ động, tích cực trong hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam hợp với tình hình, điều kiện mới.
Đặc biệt, đối với hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân, chúng tôi sẽ bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch xác định mục tiêu, lộ trình đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân và đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, Hội tiếp tục giữ vững mối quan hệ truyền thống với các tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài; phấn đấu trong nhiệm kỳ phát triển, mở rộng thêm từ 5-10 tổ chức quốc tế thường xuyên quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân ở Việt Nam.
Trân trọng cảm ơn Thượng tướng!
| Kỷ niệm 62 năm Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10/8/1961-10/8/2023): Vòng tay ấm của kiều bào Trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung, chiến tranh hóa học nói riêng, nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng ... |
| Góp phần xoa dịu nỗi đau da cam cho hàng triệu nạn nhân Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề chất độc da cam/dioxin và có những chính sách hiệu ... |
| Những dấu chân về miền cát trắng Chuyến đi về miền Trung, nơi có “cát trắng với rừng, vách núi với biển biếc liền nhau” của các công đoàn viên Bộ Ngoại ... |
| Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Hạ viện Bỉ thông qua Nghị quyết kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hạ viện Bỉ là nghị viện đầu tiên trên thế giới thông qua một nghị quyết ... |
| Hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Phát huy truyền thống 'Đoàn kết-Nghĩa tình-Trách nhiệm-Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam', 20 năm qua, Hội đã vượt qua nhiều khó ... |