Tháng ba nhớ về nơi phát tích cội nguồn dân tộc

Trần Quyết Chiến
Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Phú Thọ
Baoquocte.vn. Đền Hùng - nơi phát tích cội nguồn của dân tộc, luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng, quy tụ và gắn bó của mỗi người con đất Việt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022: Ngày đại đoàn kết dân tộc và tôn vinh giá trị Việt
Đền Hùng - nơi phát tích cội nguồn của dân tộc, luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng, quy tụ và gắn bó của mỗi người con đất Việt. (Ảnh: Lê Phú)

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Câu ca dung dị ấy như gợi nhắc trong sâu thẳm mỗi người Việt Nam dù ở đâu, làm gì đều luôn hướng về nguồn cội con Lạc cháu Rồng, về nghĩa đồng bào “trăm trứng nở trăm con”. Đền Hùng - nơi phát tích cội nguồn của dân tộc, luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng, quy tụ và gắn bó của mỗi người con đất Việt.

Đền Hùng - Linh thiêng nguồn cội

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày hội truyền thống của người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10/3 Âm lịch tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (TP. Việt Trì) và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới thành tâm hướng về.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, giá trị văn hoá thời kỳ Hùng Vương luôn được bảo tồn và phát triển. Với những giá trị độc đáo và riêng biệt, ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng và cũng là lần đầu tiên UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Tổ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để có được kết quả quan trọng này, tỉnh Phú Thọ đã tích cực chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Ủy ban UNESCO Việt Nam và các cơ quan liên quan ở Trung ương trong việc sưu tầm, tập hợp, củng cố tư liệu phục vụ việc xây dựng hồ sơ đảm bảo đáp ứng yêu cầu; đồng thời tích cực vận động, tranh thủ sự ủng hộ của đại diện các cơ quan chuyên môn, các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia thường trực thẩm định hồ sơ và các chuyên gia của UNESCO.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tổ chức quy mô cấp tỉnh gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ".

Phần Lễ sẽ có: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 6/3 Âm lịch;

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày 10/3 Âm lịch và Lễ dâng hoa tại bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”.

Về phần hội, tỉnh có một số điều chỉnh: tổ chức Hội thi bơi chải trên hồ công viên Văn Lang vào sáng 9/3 âm lịch; không tổ chức Hội thi bơi chải trên Sông Lô; tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ hội Đền Hùng vào tối 9/3 Âm lịch tại sân khấu ngoài trời (hồ công viên Văn Lang).

Hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tôn vinh truyền thống thờ cúng tổ tiên, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam có ý nghĩa độc đáo, sống động mà không một dân tộc nào trên thế giới có được.

Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu

Cùng với đồng bào trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài vẫn luôn thành tâm hướng về nguồn cội. Những năm gần đây, Sở Ngoại vụ Phú Thọ đã phối hợp với Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và Ban Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tư vấn, chia sẻ, hỗ trợ các cộng đồng người Việt tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nước ngoài, bằng các hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Với mong muốn trở thành ngày đại đoàn kết dân tộc và tôn vinh giá trị Việt, việc tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ở nước ngoài là dịp để bà con hướng về cội nguồn dân tộc, tri ân công đức tiên tổ.

Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022: Ngày đại đoàn kết dân tộc và tôn vinh giá trị Việt
Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022: Ngày đại đoàn kết dân tộc và tôn vinh giá trị Việt

Sau 7 năm triển khai, Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu đã phối hợp với các cơ quan ban ngành trong và ngoài nước, các hội đoàn cộng đồng kiều bào, tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu và an vị tượng Vua Hùng ở 12 địa điểm tại các nước như: CH. Czech, CHLB Nga, Hungary, CHLB Đức, CHDCND Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Canada, Ba Lan, Ukraine, Romania.

Ngày 10/3 Âm lịch năm nay, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu, Trung tâm liên văn hóa, khoa học truyền thông quốc tế, phối hợp với các cá nhân, đơn vị, tổ chức Hội đoàn, Cộng đồng kiều bào và bạn bè quốc tế từ hơn 30 quốc gia trên thế giới sẽ tổ chức trực tuyến: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022 – Lễ giỗ Tổ và Vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu.

Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài, mà còn đối với cả bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam.

Chương trình này đã được Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt nam toàn cầu duy trì tổ chức hàng năm, theo một kịch bản chung, nhằm tạo dựng một ngày văn hoá chung - kết nối người Việt trên toàn cầu và bạn bè quốc tế, nhằm xây dựng cây cầu văn hoá hữu nghị vững chắc, tình bạn chân thành giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - sợi dây gắn kết cộng đồng, dân tộc luôn là điểm tựa tinh thần để nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi, xây dựng đất nước.

Cây có gốc mới nảy cành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu. Mãi mãi hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên, cha ông đã dựng xây nên đất nước này để nhân lên trong mỗi chúng ta tình yêu, sự kiên trung và sức mạnh, động lực chung tay góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cường thịnh, vững bền.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh

Tỉnh ủy Phú Thọ sẽ tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 ở quy mô cấp tỉnh, gắn với kỷ niệm ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tổ chức chương trình đón Tết cổ truyền, Xuân Quê hương 2022

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tổ chức chương trình đón Tết cổ truyền, Xuân Quê hương 2022

Tối 6/2, trong không khí hân hoan chào đón Xuân Nhâm Dần, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã tổ chức chương trình chào ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/11 và sáng 19/11: ịch thi đấu UEFA Nations League - Tây Ban Nha vs Thụy Sỹ; CONCACAF Nations League - Mỹ vs Jamaica

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/11 và sáng 19/11: ịch thi đấu UEFA Nations League - Tây Ban Nha vs Thụy Sỹ; CONCACAF Nations League - Mỹ vs Jamaica

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/11 và sáng 19/11: ịch thi đấu UEFA Nations League - Tây Ban Nha vs Thụy Sỹ; giao hữu - Ấn Độ vs ...
Phát động chiến dịch lớn vào Ukraine, Nga đang phản ứng thực sự với phương Tây, Đức nói chưa đến lúc đàm phán

Phát động chiến dịch lớn vào Ukraine, Nga đang phản ứng thực sự với phương Tây, Đức nói chưa đến lúc đàm phán

Nga đã tiến hành một trong những đợt không kích có quy mô lớn nhất kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bắt đầu.
Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê robusta thêm 401 USD/tấn, trong nước đã tăng mạnh trở lại, để cà phê Việt giữ 'mức giá mơ ước'?

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê robusta thêm 401 USD/tấn, trong nước đã tăng mạnh trở lại, để cà phê Việt giữ 'mức giá mơ ước'?

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê robusta thêm 401 USD/tấn, trong nước đã tăng mạnh trở lại, để cà phê Việt giữ 'mức giá mơ ước'?
Dự báo bão số 9: Tiến dần về phía quần đảo Hoàng Sa, sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Trung Trung Bộ

Dự báo bão số 9: Tiến dần về phía quần đảo Hoàng Sa, sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Trung Trung Bộ

Hồi 4h ngày 18/11, tâm bão số 9 ở vào khoảng 18,0 độ vĩ Bắc; 118,9 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Ảnh ấn tượng (11-17/11): Nga vẫn ‘cứng’ về quan điểm đối thoại với Ukraine, hai ông Biden-Trump hội đàm ‘ân cần’, Trung Quốc nêu 4 lằn ranh đỏ với Mỹ

Ảnh ấn tượng (11-17/11): Nga vẫn ‘cứng’ về quan điểm đối thoại với Ukraine, hai ông Biden-Trump hội đàm ‘ân cần’, Trung Quốc nêu 4 lằn ranh đỏ với Mỹ

Nga nêu điều kiện đối thoại với Ukraine, Trung Quốc nhắc 4 lằn ranh đỏ Mỹ không được vượt, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Điểm tin thế giới sáng 18/11: Nga dừng cấp khí đốt cho Áo, Tây Ban Nha tịch thu 1,2 tấn cần sa, Đức lo ngại sự trở lại của ông Trump

Điểm tin thế giới sáng 18/11: Nga dừng cấp khí đốt cho Áo, Tây Ban Nha tịch thu 1,2 tấn cần sa, Đức lo ngại sự trở lại của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/11.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.
Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị trong dân tộc thiểu số
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động