Thanh gươm chiến tranh Ai Cập-Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya sắp được rút ra khỏi vỏ?

Lê Ngọc
TGVN. Xung đột tại Libya được coi là cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai “ông lớn” là Ai Cập - hậu thuẫn Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Halfar đứng đầu và Thổ Nhĩ Kỳ - hậu thuẫn Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) nhằm giành quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Sứ mệnh thực thi cấm vận vũ khí đối với Libya bị Thổ Nhĩ Kỳ gây cản trở, EU tìm NATO giúp đỡ
Libya: Lực lượng của Tướng Haftar 'thoát' chuỗi ngày thất bại, tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau GNA
can ke dung do quan su ai cap tho nhi ky tai lybia 1
Ai Cập đang tiến hành một cuộc tập trận lớn và sẵn sàng tham chiến. (Nguồn: Topwar)

Thổ Nhĩ Kỳ đã viện trợ cho GNA cố vấn quân sự, cung cấp cả vũ khí, tên lửa chống tăng và máy bay không người lái, chuyển giao công nghệ quốc phòng, giúp GNA phá vỡ cuộc bao vây kéo dài ở thủ đô Tripoli của LNA... Điều này khiến thanh gươm chiến tranh Ankara - Cairo tại Libya có thể sắp được rút khỏi vỏ.

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo trang Foreign Policy, có ba lý do chính mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn can thiệp vào cuộc xung đột ở Libya.

Đầu tiên là cam kết của ông Erdogan đối với chính sách của đảng cầm quyền ở nước này, thường được gọi là "tân Ottoman" - khôi phục ảnh hưởng chính trị - quân sự ở các quốc gia chưa từng thuộc về Đế chế Ottoman. Thành công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya sẽ rất có lợi cho vị thế của Erdogan (trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2023), bất chấp các thành tựu kinh tế hạn chế của Chính phủ.

Lý do thứ hai là hành động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya làm suy yếu lợi ích kinh tế của Hy Lạp, Ai Cập, Cyprus và Israel trong khu vực. Các quốc gia này có kế hoạch tạo ra một tập đoàn để phát triển các mỏ khí đốt ở Đông Địa Trung Hải - nơi Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích kinh tế và điều đó gây bất lợi cho nước này. Ngoài ra, trên cơ sở kinh tế, một liên minh chính trị của các quốc gia nói trên chống lại Thổ Nhĩ Kỳ có thể được thành lập, điều mà Ankara đang cố gắng ngăn chặn.

Lý do thứ ba là khả năng đối đầu với Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ở Libya. Hai nước này mâu thuẫn trong các vấn đề chính liên quan đến Trung Đông, bao gồm Syria, Gaza và phong tỏa Qatar. Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác ủng hộ chính của tổ chức “Anh em Hồi giáo” và luôn thể hiện sự đối đầu với Ai Cập.

Sự quyết đoán của Ai Cập

Ai Cập đã thành lập liên minh 5 nước Địa Trung Hải; một lượng lớn tăng T-72 và xe bọc thép đã được gửi đến Libya để hỗ trợ Tướng Haftar. Nước này vừa quyết định mua 500 xe tăng T-90MS của Nga dù đang có nhiều xe tăng Mỹ mà theo một số nhà quan sát, để chuẩn bị can thiệp vào cuộc nội chiến ở nước láng giềng Libya. Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi hôm 20/6 đã khẳng định khu vực Sirte-Jufra ở Libya là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập.

Truyền thông Ai Cập cho biết, quân đội nước này đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự gần biên giới Libya có tên Decisive 2020, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo về cuộc tập trận lớn mang tên Naftex ở Địa Trung Hải, tại 3 khu vực khác nhau và mang mật danh Barosos, Targot Rais và Chaka Bay. Mục đích của tập trận là sẵn sàng đối phó với tình hình chiến tranh ở phía Đông Địa Trung Hải, bên cạnh những gì được mô tả là căng thẳng leo thang ở Libya trong giai đoạn gần đây.

Khả năng đụng độ quân sự?

Không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gửi các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf tới Libya nhằm "khóa chặt" bầu trời quốc gia Bắc Phi này, mà đối tượng được cho là Không quân Ai Cập.

Đầu tháng này, một thỏa thuận vừa được ký kết về hợp tác quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và GNA, theo đó, các căn cứ chỉ huy của lực lượng mặt đất, phòng không, không quân và điều hành UAV của Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại đây. Thổ Nhĩ Kỳ đang thiết lập căn cứ mới tại Al-Watiya. Theo một số nguồn tin, hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk đã được lắp đặt vào ngày 5/7.

can ke dung do quan su ai cap tho nhi ky tai lybia
Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa quân sang lãnh thổ Libya. (Nguồn: 1TV.GE)

Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết duy trì sự hiện diện quân sự đang gia tăng ở phía Tây Libya, muốn giúp GNA tiến xa hơn về phía Đông và chiếm giữ các vùng lãnh thổ quan trọng hơn về mặt chiến lược từ Haftar, nếu không hoàn toàn lật đổ sự thống trị của lãnh chúa đối với miền Đông Libya. Với việc Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hoạt động tấn công hơn của các đồng minh trong cuộc nội chiến ở Libya, Ai Cập có thể can thiệp quân sự ở phía đối kháng. Điều này có khả năng dẫn đến một cuộc xung đột nguy hiểm giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập tại quốc gia Bắc Phi này.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể trội hơn chút đỉnh so với Ai Cập về chất lượng vũ khí và huấn luyện binh lính nhưng khi Cairo tham chiến ở Libya, họ có được lợi thế nhất định trong vấn đề hậu cần. Ai Cập có thể dễ dàng vượt biên giới bằng đường bộ mà không phải gửi lính và thiết bị bằng đường biển như Thổ Nhĩ Kỳ.

Lợi thế của Ai Cập sẽ khiến lực lượng Ankara từ vị trí tấn công buộc phải chuyển sang thế phòng thủ, trừ khi tăng cường khả năng phòng không ở Libya với quy mô lớn. Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định huy động lực lượng lớn, bao gồm trên không, trên biển và trên bộ đến Libya, cũng sẽ không đủ cho một cuộc đối đầu quân sự toàn diện và lâu dài.

Quân đội Ai Cập đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, thể hiện quyết tâm tham gia vào cuộc xung đột Libya trong trường hợp GNA và Thổ Nhĩ Kỳ hành động mạnh mẽ hơn.

Giới quan sát nhận định, cảnh báo của Ai Cập về sự can thiệp quân sự trực tiếp ở Libya, một khi Thổ Nhĩ Kỳ bước qua lằn ranh đỏ, là nghiêm túc. Và, bất kỳ quyết định nào từ Ankara tham gia một cuộc đối đầu toàn diện chống lại Ai Cập sẽ là một cuộc phiêu lưu lớn. Do đó, nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Libya đang khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy đặc biệt quan ngại.

Toan tính nào đằng sau thương vụ xe tăng T-90MS của Ai Cập?

Toan tính nào đằng sau thương vụ xe tăng T-90MS của Ai Cập?

TGVN. Theo các nguồn tin chính thức, Bộ Quốc phòng Ai Cập và Công ty Uralvagonzavod (UVZ) cùng Rosoboronexport của Nga vừa đạt thỏa thuận ...

Sau Libya, Thổ Nhĩ Kỳ 'vươn tay' sang Iraq, triển khai lực lượng đặc nhiệm chống phiến quân người Kurd

Sau Libya, Thổ Nhĩ Kỳ 'vươn tay' sang Iraq, triển khai lực lượng đặc nhiệm chống phiến quân người Kurd

TGVN. Ngày 17/6, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, nước này đã triển khai các lực lượng đặc nhiệm, dưới sự yểm trợ của không quân ...

Libya: Tướng Haftar được tạp chí Pháp vinh danh 'về lòng can đảm chính trị'

Libya: Tướng Haftar được tạp chí Pháp vinh danh 'về lòng can đảm chính trị'

TGVN. Ngày 12/6, Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu một trong hai phe tham chiến giành quyền lực ở Libya, đã được trao tặng "Giải ...

Lê Ngọc (theo Forbes, Top War, VOV)

Đọc thêm

OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

Sáng 2/5 giờ địa phương, bên lề Hội nghị Bộ trưởng OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Thứ trưởng Ngoại giao Litva Simonas Satunas.
Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Instagram là một trong những mạng xã hội được nhiều người dùng yêu thích và sử dụng thường xuyên. Nếu bạn đăng tải story lên Instagram nhưng lỡ tay xóa ...
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Bạn đang tìm cách để đổi nền cho ảnh hoặc đổi màu phông nền trong Photoshop trên máy tính. Bài viết này sẽ mách bạn cách đổi phong nền trong ...
XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 3/5/2024. SXMB 3/5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay, thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMT ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động