Toan tính nào đằng sau thương vụ xe tăng T-90MS của Ai Cập?

Lê Ngọc
TGVN. Theo các nguồn tin chính thức, Bộ Quốc phòng Ai Cập và Công ty Uralvagonzavod (UVZ) cùng Rosoboronexport của Nga vừa đạt thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật và quy trình chế tạo 500 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS cho Ai Cập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
'Quả bom' nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi?
Infographic: Siêu tăng chủ lực T-14 Armata của lục quân Nga ưu việt cỡ nào?
toan tinh dang sau thuong vu tang t 90ms cua ai cap
Xe tăng T-90 Nga trong một buổi trình diễn. (Nguồn: RBTH)

Theo thỏa thuận, UVZ sẽ xây dựng một nhà máy tại Ai Cập để lắp ráp các xe tăng này trong khi một số lượng lớn bộ phận tăng T-90MS vẫn sẽ được nhập khẩu từ Nga. Giá một xe tăng ước tính khoảng 314 triệu Ruble và tổng số tiền giao dịch lên tới 156 tỷ Ruble (khoảng 2,2 tỷ USD).

Thêm dầu cho chảo lửa Trung Đông

Việc lắp ráp xe tăng T-90MS của Nga sẽ được thực hiện tại cùng một nhà máy - nơi đảm nhiệm công việc tương tự đối với xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ được triển khai trước đó và Ai Cập sẽ là quốc gia đầu tiên đồng thời sản xuất xe tăng theo giấy phép của cả Nga và Mỹ. Hiện tại công suất hàng năm của nhà máy Ai Cập khoảng 50 đến 60 chiếc T-90MS, tuy nhiên năng lực sản xuất có thể tăng lên.

Ai Cập hiện sở hữu 34 xe tăng T-80U và 1.100 chiếc M1A1 Abrams; trong kho bảo quản còn có 840 chiếc T-54/55 và 260 Ramip II (T-54/55 hiện đại hóa của Mỹ); trong số 500 chiếc T-62, chỉ có 200 chiếc đang hoạt động, số còn lại đang được niêm cất; ngoài ra, còn 300 chiếc M60A1 và 850 M60A3 cũ của Mỹ.

Với quyết định mua lượng lớn xe tăng Nga dù đang có trong trang bị nhiều xe tăng Mỹ, Ai Cập cho rằng Abrams quá to và nặng, khả năng cơ động kém. Trên địa hình gồ ghề, những cỗ tăng này sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu của đối phương.

Trong khi đó, thời gian qua, T-90 của Nga đã chứng tỏ tốt uy lực ở chiến trường Syria và Iraq. Ngay cả khi trúng tên lửa chống tăng trực tiếp, thiệt hại với T-90 đôi khi vẫn rất thấp, vẫn có thể tiếp tục chiến đấu.

T-90MS nặng 48 tấn, có tốc độ tối đa 70 km/h, cao 2.228mm, pháo chính có cỡ nòng 125mm, phạm vi nhận dạng mục tiêu trong điều kiện ban ngày lên tới 5km; có mức độ tự động hóa cao, được trang bị hệ thống ngắm bắn laser để dẫn đường cho tên lửa chống tăng bắn từ nòng pháo, đi kèm hệ thống nạp đạn tự động, kính ngắm hình ảnh nhiệt, giáp phản ứng nổ Relikt.

Phiên bản xe tăng T-90MS của Ai Cập nhiều khả năng sẽ trang bị điều hòa nhiệt độ để chống lại sức nóng của sa mạc châu Phi, như vậy họ sẽ phải chấp nhận giảm cơ số đạn pháo dự trữ. Việc mua T-90 sẽ làm giảm sự phụ thuộc của lực lượng vũ trang Ai Cập vào tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ, cho phép phân bổ nhiều ngân sách hơn cho sự phát triển ngành công nghiệp quân sự quốc phòng của mình.

Nguồn cơn từ Ankara

Xung đột tại Libya được coi là cuộc chiến tranh ủy nhiệm với sự can dự rõ nét của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Vài tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường can thiệp quân sự vào Libya, cử tàu chiến áp sát bờ biển Libya, điều máy bay chở vũ khí, chuyển thiết bị bay không người lái chi viện cho lực lượng Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA)... Ankara hậu thuẫn cho GNA, làm suy yếu Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Tướng Halfar đứng đầu được Ai Cập hậu thuẫn, để nhắm đến mục tiêu lớn hơn là quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải.

toan tinh dang sau thuong vu tang t 90ms cua ai cap
Nguyên bản tăng T-90MS xuất khẩu của Nga. (Nguồn: Forums.Spacebattles)

Tính đến thời điểm hiện tại, viện trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cho GNA bao gồm 3.000 cố vấn quân sự và một nguồn cung vũ khí ổn định, bao gồm cả tên lửa chống tăng và máy bay không người lái. Thổ Nhĩ Kỳ đã chi viện vũ khí, chuyển giao công nghệ quốc phòng cho GNA. Drone Bayraktar do Ankara cung cấp đã giúp quân đội GNA đánh bại hệ thống phòng thủ Panstir của Nga do UAE chuyển cho lực lượng thân tướng Haftar, đẩy lui các cuộc tấn công của LNA.

Ai Cập từ lâu đã “bất mãn” với Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong việc tranh chấp quyền thăm dò tại vùng biển đông Địa Trung Hải. Nước này đã thành lập liên minh 5 nước Địa Trung Hải để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Ankara tiếp tục có động thái ủng hộ GNA và mở rộng hoạt động thăm dò ở Địa Trung Hải có thể sẽ đẩy liên minh 5 nước chuyển sang giai đoạn “quân sự hóa”, thành lập một lực lượng quân sự chung kể cả hợp tác nội khối về an ninh, chiến lược, thông tin tình báo để bảo vệ lợi ích của mình.

Phòng xa hay nguy cơ tiềm ẩn

Theo trang DEBKAfile, hồi cuối tháng trước, một lượng lớn tăng T-72 và xe bọc thép chở quân của Ai Cập đã được điều đến Libya để giúp Tướng Khalifa Haftar của LNA. Haftar được sự hậu thuẫn của Ai Cập, UAE, Nga và một số nước khác. Ai Cập cung cấp thông tin tình báo, vũ khí và đạn dược, lực lượng Nga đã triển khai hàng ngàn lính đánh thuê, hầu hết từ các nhà thầu của tập đoàn Wagner, một số được chuyển từ Syria sang Libya.

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fatteh El-Sisi ra đồng thời chỉ thị cho một số phi đội không quân Ai Cập sẵn sàng hỗ trợ lực lượng của Haftar giành lại thế trận chủ động trước liên minh Thổ-GNA. Gần đây, UAE đã cung cấp cho lực lượng Haftar một phi đội nhỏ gồm 6 máy bay máy bay trinh sát và chi viện hỏa lực Archangel ISR do Mỹ sản xuất, cùng số lượng lớn hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất.

Theo một số nhà quan sát, Ai Cập mua 500 xe tăng T-90MS của Nga để chuẩn bị can thiệp vào cuộc nội chiến ở nước láng giềng Libya. Hôm 20/6 vừa qua, Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi đã khẳng định khu vực Sirte-Jufra ở Libya là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập, GNA không được đi quá giới hạn này. Một khi Ai Cập chính thức tham chiến ở Libya, xe tăng T-90MS mua của Nga sẽ là công cụ đắc lực của Ai Cập trong việc kiểm soát “ranh giới đỏ”. Nếu kế hoạch này được thực hiện, trong thời gian tới có thể sẽ xảy ra kịch bản đối đầu giữa vũ khí Nga và Thổ trên chiến trường Libya.

Ở một khía cạnh khác, không biết vô tình hay cố ý, nhưng ít được cả giới chức lẫn truyền thông nhắc đến là một mâu thuẫn khu vực lớn đang hiện hữu ở châu Phi, tiềm ẩn những xung đột trong tương lai vì nguồn nước.

Cuộc chiến có thể nổ ra giữa Ai Cập và Ethiopia do Ethiopia xây dựng con đập trên sông Nile có chiều cao 175m và hồ chứa có dung tích 74 tỷ mét khối, dự định sẽ lấp đầy hồ chứa khổng lồ của mình chỉ trong ba năm, bắt đầu từ tháng 7 này, làm căng thẳng khu vực gia tăng.

Ngày 19/5 vừa qua, Tổng thống Ai Cập đã ra lệnh cho quân đội nước này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Trong một động thái liên quan, Israel đã bày tỏ mối quan ngại rất nghiêm trọng trong bối cảnh Ai Cập quyết định mua 500 tăng T-90MS của Nga, vốn được xem là bất khả xâm phạm đối với các hệ thống tên lửa chống tăng.

Việc tăng cường sức mạnh cho quân đội Ai Cập bằng số xe tăng này rõ ràng có thể tạo ra những vấn đề rất nghiêm trọng cho Tel Aviv trong trường hợp xung đột với các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.

Trong quá khứ, Ai Cập đã bị thua Israel trong chiến tranh và bị mất bán đảo Sinai, chỉ khi ký hiệp ước hòa bình và công nhận nhà nước Do Thái thì họ mới được trả lại và Cairo chắc chắn không quên bài học quá khứ… Xem ra, việc Ai Cập mua thêm xe tăng là tin lành ít, dữ nhiều.

'Quả bom' nguồn nước sông nile sắp được châm ngòi?

'Quả bom' nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi?

TGVN. Chỉ vài ngày tới, nếu Ethiopia kiên quyết triển khai dự án lấp đầy hồ thủy điện có dung tích 74 tỷ m3 trong 3 ...

Ai cập khẳng định lập trường nhất quán về vấn đề libya

Ai Cập khẳng định lập trường nhất quán về vấn đề Libya

TGVN. Ngày 30/5, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về những diễn biến ...

Libya: phe ủng hộ tướng haftar có thể yêu cầu ai cập hỗ trợ quân sự

Libya: Phe ủng hộ Tướng Haftar có thể yêu cầu Ai Cập hỗ trợ quân sự

TGVN. Ngày 12/1, truyền thông Bắc Phi đưa tin, Quốc hội miền Đông ủng hộ lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Tướng ...

(theo Top War)

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động