Ngã 6 trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột. |
Buôn Ma Thuột cũng được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, với 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Thiên nhiên ưu đãi cho Thành phố Buôn Ma Thuột cùng với bàn tay con người qua thời gian đã hình thành mạng lưới hồ thiên nhiên, nhân tạo gắn với những khu rừng, đồn điền cà phê, cao su, các buôn dân tộc thiểu số tạo nên các không gian thoáng đãng, trong lành, là điểm đến du lịch rất hấp dẫn và sinh động.
Bên cạnh những sản vật nông nghiệp rất phong phú, đa dạng như cà phê, tiêu, ca cao, bơ, ngô, các loại đậu tương,… nổi bật nhất là cà phê, từ lâu đã nổi tiếng toàn thế giới, Buôn Ma Thuột được coi là “Thủ phủ cà phê” của Việt Nam".
Hiện Thành phố đang xây dựng Đề án phát triển thương hiệu Thành phố Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp
Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững; ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, gắn nông nghiệp với du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, kết nối với công nghiệp chế biến và thị trường; ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tự động hóa vào hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thương hiệu, thị trường một số sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của Thành phố.
Hiện Thành phố đã tiếp tục đưa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 04 dự án gồm:
- Dự án 01: Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tại xã Ea Kao với quy mô 70 ha; loại sản phẩm: Trồng trọt (các loại rau, hoa, củ, quả cao cấp); hình thức kêu gọi: Nguồn gốc đất của Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Ma Thuột, hiện trạng sử dụng đất: Đất liên kết Thành phố quản lý, do đó các doanh nghiệp có thể thuê đất hoặc liên kết với các hộ nông dân theo chuỗi giá trị; tổng kinh phí thực hiện dự án ước tính 81,7 tỷ đồng.
- Dự án 02: Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tại xã Hòa Xuân với quy mô 300 ha; loại sản phẩm: Trồng trọt, chăn nuôi và bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp; hình thức kêu gọi: Nguồn gốc đất của Công ty TNHH cà phê Đray H’Linh, hiện trạng sử dụng đất: Các hộ dân đang trồng cà phê, các doanh nghiệp có thể thuê đất hoặc liên kết với các hộ nông dân theo chuỗi giá trị; tổng kinh phí thực hiện dự án ước tính 1.500 tỷ đồng.
- Dự án 03: Khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; tại xã Cư Êbur với quy mô 32 ha; loại sản phẩm: Chăn nuôi; hình thức kêu gọi: Đất nông nghiệp của dân, các doanh nghiệp thỏa thuận thuê đất; tổng kinh phí thực hiện dự án ước tính 120 tỷ đồng.
- Dự án 04: Khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; tại xã Hòa Khánh có quy mô 40 ha; loại sản phẩm: Chăn nuôi; hình thức kêu gọi: Đất nông nghiệp của dân, các doanh nghiệp thỏa thuận thuê đất; tổng kinh phí thực hiện dự án ước tính 140 tỷ đồng.
Bảo tàng cà phê thế giới (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đắk Lắk). |
Tiềm năng phát triển công nghiệp
Tập trung công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: Điện năng lượng mặt trời, cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất, chế biến trong nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp phần mềm; gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, tự động hóa; Thành phố đang xây dựng, hình thành các khu công nghệ cao; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0 vào các ngành, lĩnh vực gắn với kinh tế số, sáng tạo, khởi nghiệp. Xây dựng Trung tâm đổi mới, sáng tạo khu vực Tây Nguyên tại Thành phố Buôn Ma Thuột liên kết với Trung tâm đổi mới, sáng tạo Quốc gia.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư, địa phương đã thu hút được hàng trăm dự án vào Khu CN Hòa Phú, Cụm CN Tân An 1, 2 và các cơ sở sản xuất ngoài khu, cụm CN; có nhiều nhà máy sản xuất quy mô lớn như: Nhà máy bia Sài Gòn, cà phê An Thái, cà phê Trung Nguyên, thép Đông Nam Á…
Tiềm năng phát triển du lịch
Ưu tiên, tập trung phát triển du lịch, hướng đến du lịch chất lượng cao với các loại hình du lịch gắn với nông, lâm nghiệp, cảnh quan thiên nhiên, cộng đồng và bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với tăng cường hợp tác với một số tỉnh, thành trong nước và địa phương trên thế giới.
Bên cạnh đó, di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế của Thành phố. Thành phố Buôn Ma Thuột có 05 di tích lịch sử, văn hoá được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 04 di tích cấp quốc gia… Các lễ hội truyền thống mang nét văn hoá đặc trưng riêng biệt đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại.
Hàng năm, trên địa bàn Thành phố thường xuyên diễn ra các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức định kỳ 2 năm/lần, các nghi lễ, lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, 33 buôn dân tộc thiểu số đã tạo nên nét đặc trưng của Thành phố khi hiện hữu yếu tố “Buôn trong phố”, điều kiện thuận lợi về tự nhiên, xã hội để khai thác và phát triển du lịch.
부온 마 투옷(BUON MA THUOT)시, 떠이 응웬 (TAY NGUYEN)지역의 핵심도시 닥락 외무청 부온 마 투옷시는 자연면적이 37.718ha이며 닥락(Dak Lak)성의 자연면적 중 2.87%를 차지한다. 부온 마 투옷시에는 13개의 동과 8개의 면이 있다. 특별한 위치에 있기 때문에 부온 마 투옷은 인근 지역들과 항공과 도로망으로 연결되어 있다. 부온 마 투옷은 종종 축소된 작은 베트남으로 비유한다. 이 도시에는 54민족 가운데 40여 형제의 민족이 기거하고 있으며, 그 가운데 낀(Kinh)족이 85%정도 차지하고 있고, 나머지 15%는 다른 민족들이다. 자연의 혜택과 인간의 노력으로 부온 마 투옷은 자연호수와 인공호수, 그리고 이 호수들과 숲이 이어지는 곳, 커피농장, 고무농장, 소수민족마을 등으로 유명하다. 이 모든 공간은 상쾌하고 청정한 도시 분위기를 만들어 주고 있으며, 매력적이고 활기찬 관광지로 기억에 남는다. 커피, 후추, 코코아, 아보카도, 옥수수를 비롯해서 여러 콩 종류와 같은 다양하고 풍부한 농산물들 가운데에서도 가장 으뜸인 농산물은 오래전부터 세계적으로도 유명한 커피다. 부온 마 투옷은 베트남에서 ‘커피의 수도’로 불린다. 현재 부온 마 투옷은 ‘세계적인 커피도시’로 발돋움하기 위한 프로젝트를 세우는 중이다. 농업 발전 잠재력 지속가능한 고품질 농업을 집중적으로 발전시키고 유기농 농업의 발전을 우대한다. 농업과 관광을 연결한다. 가치의 체인을 따라서 농업과 과학기술을 연계한다. 가공업과 시장을 연결한다. 농산물 생산 및 판매공정에 과학기술의 진보들, 특히 자동화를 적용한다. 시의 특산물로 여겨지는 농산물을 브랜드화, 시장화한다. 현재 부온 마 투옷은 지속적으로 투자유치 분야들의 목록을 마련하고 있으며, 이 중에 농업분야에는 4개의 프로젝트가 있다. - 프로젝트 01. 프로젝트 명: 첨단기술을 응용한 농업생산구역 위치: 에아까오(Ea Kao) 규모: 70 ha 생산품목: 경작(최고급 야채, 꽃, 과일) 투자 유치 형식: MTV 부온 마 투옷 커피 유한책임회사 소유 토지 토지사용현황: 시청이 관리하는 연계토지로서 회사는 토지를 임대하거나 가치의 체인을 따라 농업구역들과 연계할 수 있다. 총 비용(가산): 817억 VND - 프로젝트 02. 프로젝트 명: 첨단기술을 응용한 농업생산구역 위치: 화쑤언(Hoa Xuan)면 규모: 300 ha 생산품목: 경작, 사육, 농산물재배 및 보관 투자 유치 형식: 드라이 흐링(Dray H’Linh)커피 유한책임 회사의 토지 토지사용현황: 농업구역들은 커피를 재배하고 있다. 따라서 회사는 토지를 임대하거나 가치 체인을 따라 농업구역들과 연계할 수 있다. 총 비용(가산): 15.000억 VND - 프로젝트 03. 프로젝트 명: 가축, 가금 사육구역 및 집중도축장 위치: 끄에부르(Cu Ebur) 규모: 32 ha 생산품목: 사육 투자 유치 형식: 인민의 농토. 회사가 농토임대를 협상함 총 비용(가산): 1.200억 VND - 프로젝트 04. 프로젝트 명: 가축, 가금 사육장 및 집중도축장 위치: 화카인(Hoa Khanh)면 규모: 40 ha 생산품목: 사육 투자 유치 형식: 인민의 농토다. 회사는 토지임대를 협상한다. 총 비용(가산): 1.400억 VND 공업발전 잠재력 가공업과 경쟁성이 높은 공업에 집중한다. 예를 들면 태양광 전기생산, 농업생산, 사육을 위한 기계제조공학, 소프트웨어 공업, 과학기술연구 및 응용, 자동화 등이다. 부온 마 투옷 시는 전자경제, 창조와 스타트업과 같은 4차 산업혁명분야와 관련되는 첨단기술지구를 건설 중에 있다. ‘국립 창조 및 혁신센터’와 연계해서 부온 마 투옷시에서는 떠이 응웬지역의 중점 ‘창조 및 혁신센터’를 건설한다. 투자받은 과학기술의 인프라체계로 부온 마 투옷시는 화푸(Hoa Phu)공업단지, 떤안 (Tan An) 1-2공업구 및 공업단지 외에도 생산업 위주로 수백 여 종류의 프로젝트를 유치했다. 부언 마 투옷시에는 현재 큰 규모의 공장들이 있다. 그들은 사이곤(Sai Gon)맥주공장, 안타이(An Thai)커피공장, 쭝응웬(Trung Nguyen)커피공장, 동남아철강공장 등이다. 관광, 여행 발전 잠재력 여행과 관광업을 우대하며 고품질 관광에 집중한다. 농업, 임업, 자연풍경, 소수민족의 문화 및 공동체와 연결되는 관광유형에 집중한다. 문화적, 역사적 유적들은 부온 마 투옷시를 방문하는 국제관광객을 유치하는 데 중요하고 주된 관광자원이다. 부온 마 투옷시는 역사 및 문화 유적지가 5군데 있는데, 모두 국가급이나 성급 유적지들이며, 그 중에 국가급 유적지는 4군데이다. 특색이 강한 전통적 축제들은 재조명되고 있으며 더욱 활발하게 발전하는 추세이다. 매해 부온 마 투옷시에서는 다양한 축제들이 열린다. 대표적으로 부온 마 투옷 커피축제가 2년에 한번 열린다. 그 외에 33개 소수민족 공동체와 마을에서의 전통 축제와 제례들은 부온 마 투옷시의 특색을 형성한다. 일명 ‘도시 속의 마을’이다. 이는 관광업, 여행업을 개척하는 데에 있어서 자연과 더불어 사회적인 장점이다. |