Thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022: Dịch Covid-19 phức tạp cần kịch bản thích hợp

Nguyễn Kim
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 21/7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022
Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 sáng 21/7.

Dự kiến xem xét nhiều nội dung quan trọng

Báo cáo tại phiên họp về nội dung chương trình giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo giám sát chuyên đề; xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo giám sát chuyên đề; xem xét các báo cáo công tác năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).

04 nội dung giám sát chuyên đề

Về nội dung giám sát chuyên đề, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổng hợp theo 10 nhóm lĩnh vực với 127 vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đồng thời, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn, nội dung đã thực hiện, năng lực thực hiện của các cơ quan, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 04 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 02 chuyên đề để giám sát tối cao, 02 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Cụ thể, Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 (dự kiến giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì tham mưu về nội dung);

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành (dự kiến giao Ủy ban Kinh tế chủ trì tham mưu về nội dung);

Chuyên đề 3: Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021 (dự kiến giao Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tham mưu về nội dung);

Chuyên đề 4: Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 (dự kiến giao Ủy ban Pháp luật chủ trì tham mưu về nội dung).

Trong quá trình triển khai xây dựng Chương trình giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, có một số nội dung được nhiều cơ quan đề xuất nhưng sau khi cân nhắc nhiều mặt, chưa được lựa chọn. Đối với các đề xuất còn lại, căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phân công Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xem xét, tiến hành giám sát hoặc tổ chức các phiên giải trình cho phù hợp.

Trên cơ sở Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định; đồng thời, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn 02 trong số 04 chuyên đề giám sát.

Thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022: Dịch Covid-19 phức tạp cần kịch bản thích hợp
Đại biểu Lê Hoài Trung (đoàn Thừa Thiên - Huế) phát biểu tại phiên thảo luận.

Dịch bệnh phức tạp cần các kịch bản thích hợp

Trong phần thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cần phải phản ánh thêm những diễn biến của dịch cũng như có các kịch bản giám sát thích hợp.

Theo đại biểu Lê Hoài Trung (đoàn Thừa Thiên - Huế), năm 2021 là năm khởi đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, nhưng lại chịu tác động lớn của đại dịch. Vì thế, đại biểu cho rằng chương trình giám sát làm sao đưa ra những biện pháp để khắc phục hậu quả và nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế, phát triển đất nước.

“Qua giám sát thấy được cái gì còn khó khăn để hỗ trợ các cơ quan của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân,” đại biểu Lê Hoài Trung chỉ rõ.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP. HCM), dịch bệnh diễn biến phức tạp gây khó khăn cho các đoàn giám sát, chính vì vậy phải có kịch bản cho việc đi lại, giám sát, bố trí nhân sự đối với các đoàn giám sát. Theo đó, danh sách đoàn giám sát phải mở để khi có dịch thì phân công cho đồng chí ở địa phương đó đại diện cho đoàn thực hiện việc giám sát.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, báo cáo hậu giám sát rất ít nên không biết sau giám sát địa phương, đơn vị thực hiện thế nào. Đại biểu cũng kiến nghị cần sớm xây dựng cơ chế, quy trình cho đại biểu Quốc hội, tổ đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình.

Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2020-2021 hết sức khốc liệt, nguy cơ có thể tái đi tái lại đến 2022, bên cạnh công tác tiêm chủng vaccine thì vấn đề an sinh xã hội cũng rất quan trọng. Vì vậy, Quốc hội cần tiến hành giám sát về gói hỗ trợ 62.000 tỷ trong năm 2020 và gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đã chỉ ra nhiều lĩnh vực còn xảy ra lãng phí, vi phạm kế hoạch tiến độ… gây ảnh hưởng đến việc phát triển kế hoạch, đề án khác… và đề cập đến vấn đề tiết kiệm điện.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chủ trì xây dựng Đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội và thực hiện ngay ở năm đầu nhiệm kỳ. Để trên cơ sở đó hàng năm, Quốc hội sẽ xem xét, lựa chọn, quyết định những nội dung chuyên đề giám sát cụ thể, có lộ trình, đảm bảo tầm nhìn toàn diện và căn bản hơn.

Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị Quốc hội cân nhắc thay 2 chuyên đề giám sát về hành chính và giám sát về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đại biểu cho rằng có hai chuyên đề mà nhân dân rất bức xúc. Thứ nhất là việc thực hiện chính sách pháp luật trong việc bổ nhiệm, luân chuyển. Thứ hai là việc thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý sử dụng tài sản công ở các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán nhà nước

Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán nhà nước

Sáng 21/7, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ ...

Nhiều nội dung quan trọng trong ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV

Nhiều nội dung quan trọng trong ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV

Ngày 20/7, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc ...

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV: Các đại biểu kỳ vọng lớn vào Quốc hội và tân Chủ tịch khoá mới

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV: Các đại biểu kỳ vọng lớn vào Quốc hội và tân Chủ tịch khoá mới

Chiều 20/7, trao đổi với phóng viên bên lề Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ tin ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu 2024, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam tổ chức sự kiện đàm thoại 'Lorca: Thơ và tình yêu ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

Giá MacBook Air M3 đang được chào bán ở mức 27 triệu đồng cho phiên bản 13 inch, thấp hơn 1 triệu đồng so với mức giá niêm yết. Phiên ...
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, ...
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động