Nhỏ Bình thường Lớn

Thay đổi quan niệm về sự thành công giúp đứa trẻ hạnh phúc hơn

Theo PGS. TS. Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc thay đổi quan niệm về sự thành công của con cái cũng giúp cha mẹ và đứa trẻ trở nên hạnh phúc hơn.
GD
PGS.TS . Trần Thành Nam cho rằng, cha mẹ thay đổi quan niệm về thành công sẽ giúp đứa trẻ hạnh phúc hơn.

PGS.TS. Trần Thành Nam (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Hoa hậu Lương Thùy Linh (giảng viên trợ giảng khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đại Nam) tham gia buổi trò chuyện với chủ đề "Trường học hạnh phúc", nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô".

Phân tích dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS. Trần Thành Nam khẳng định: "Hạnh phúc là cảm giác nội tại từ bên trong. Nếu phụ huynh muốn hạnh phúc thì không nên thay đổi con cái hay thay đổi thầy cô mà nên thay đổi cách thức nhìn nhận vấn đề".

Theo ông Nam, việc thay đổi quan niệm về sự thành công của con cái cũng đã giúp bố mẹ và đứa trẻ trở nên hạnh phúc hơn. Nếu nghĩ rằng thành công là sự hài lòng của con về điều con đã chọn và việc con được làm những điều mình thích dù nó rất khó khăn và gian khổ thì những áp lực cũng được giảm đi rất nhiều.

Bên cạnh thay đổi quan niệm về phía phụ huynh, ông Nam cũng cho rằng bản thân giáo viên cũng cần có sự thay đổi để phụ huynh, học sinh có thể bớt áp lực hơn.

"Càng lên cấp cao, các thầy cô càng không có đủ thời gian để chia sẻ với phụ huynh và bản thân thầy cô cũng gặp áp lực về thành tích.

Áp lực từ thầy cô trên lớp đôi lúc truyền sang bố mẹ, áp lực từ bố mẹ truyền tiếp sang trẻ. Đứa trẻ sẽ là tầng cuối cùng gánh chịu những lo lắng và những cảm xúc không tích cực của người lớn", PGS.TS. Trần Thành Nam phân tích.

Do đó, việc chuyển hóa ý thức của phụ huynh và thầy cô là điều cần thiết vì họ đều là những người thầy quan trọng với đứa trẻ.

Cụ thể, theo ông Nam, ba người thầy trong cuộc đời một đứa trẻ bao gồm: Bố mẹ, thầy cô và môi trường giáo dục xung quanh. Tuy nhiên, cả ba người thầy đang gặp nhiều căng thẳng khi cha mẹ ngày càng ít thời gian dành cho con vì áp lực công việc, thầy cô cũng gặp những áp lực trong cuộc sống còn người thầy thứ ba thì tốt xấu đan xen.

Do đó, muốn tạo nên sự hạnh phúc, cả ba người thầy cần hợp tác, hiểu nhau và hỗ trợ lẫn nhau để giúp con trẻ đạt được mục tiêu cuộc đời một cách hạnh phúc.

Bên cạnh những giải pháp để phụ huynh giảm thiểu những căng thẳng, buổi trò chuyện cũng làm rõ những yếu tố khiến trường học trở nên không hạnh phúc đối với người đi học.

PGS.TS. Trần Thành Nam cũng cho rằng, việc sự sáng tạo bị hạn chế và làm mọi việc theo hướng tiếp cận nội dung sẽ khiến gia tăng áp lực, đồng thời giết chết cảm xúc và hạnh phúc của học sinh.

Bên cạnh đó, việc học sinh bị định hướng về mặt thành tích, không phải định hướng về khát vọng đóng góp, cống hiến khiến người học bị hạn chế về ước mơ cũng như tư duy phản biện, phải chạy theo những tiêu chuẩn và quên đi mục tiêu thật sự của mình.

"Giáo dục đang hướng tới sự cá nhân hóa. Nếu bạn là con cá, bạn sẽ hạnh phúc khi mình được bơi. Nếu bạn là con cá mà bị yêu cầu phải biết chạy, phải biết leo cây, thì bạn không thể hạnh phúc", ông Nam chia sẻ.

Bên cạnh đó, môi trường học tập nên thúc đẩy những tiềm năng khác nhau của người học, cho phép học sinh thể hiện cá tính riêng của mình. Nếu ngôi trường không giúp học sinh có khát vọng đóng góp điều gì đó thì học sinh sẽ đến trường với tâm thế "bắt buộc phải" và không yêu việc học của mình.

Hoa hậu Lương Thùy Linh nhớ về khoảng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường của mình khi có được sự đồng hành của bố mẹ. Cô cho hay, trong suốt khoảng thời gian còn đi học, cô cảm nhận được sự hạnh phúc của bố mẹ trong quá trình giúp cô liên kết những gì mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Mặc dù bố mẹ cô cũng kỳ vọng vào điểm số và thành tích nhưng không hề cứng nhắc trong việc yêu cầu nàng hậu phải đọc lại "vanh vách" mỗi kiến thức đã học được.

"Tôi thấy được bố mẹ đã rất tận hưởng những phút giây đồng hành với con. Đó là lý do tôi cho rằng cách khiến bố mẹ hạnh phúc hơn khi dạy dỗ con cái là luôn sẵn sàng giúp con trong việc ứng dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày", Lương Thùy Linh chia sẻ.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố thời điểm tổ chức thi đánh giá tư duy năm 2024

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố thời điểm tổ chức thi đánh giá tư duy năm 2024

Ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức công bố lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024.

Bộ GD&ĐT lên tiếng về băn khoăn xếp lương mầm non

Bộ GD&ĐT lên tiếng về băn khoăn xếp lương mầm non

Bộ GD&ĐT vừa trả lời những băn khoăn của giáo viên về vấn đề bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương chưa tương ...

Cần tạo 'đề kháng' cho người dùng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Cần tạo 'đề kháng' cho người dùng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính tình trạng để lộ dữ liệu cá nhân và sự gia tăng các hành vi lừa đảo trực tuyến đã đặt ra nhu cầu ...

Tiếng Anh vẫn là 'điểm nghẽn' của giáo dục

Tiếng Anh vẫn là 'điểm nghẽn' của giáo dục

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, số liệu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho thấy, bên cạnh thành tựu, còn một số "điểm ...

Trung thu cho trẻ con, Trung thu cho người lớn

Trung thu cho trẻ con, Trung thu cho người lớn

Có lẽ, Tết Trung thu là thời điểm mà cả người lớn lẫn trẻ con đều mong chờ trong năm. Từ ngàn xưa, Trung thu ...

(theo Dân trí)