The Diplomat: Việt Nam có tiềm năng trở thành nhân tố quan trọng trên trường quốc tế

Minh Nhật
Trang The Diplomat ngày 30/3 có bài viết cho rằng, Việt Nam có vị thế tốt để đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế và quản trị toàn cầu là chìa khóa cho mục tiêu này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
The Diplomat: Quản trị toàn cầu - Chìa khóa nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam
Theo The Diplomat, sau câu chuyện chống dịch Covid-19 thành công, Việt Nam có vị thế tốt để đóng vai trò năng động hơn trên trường quốc tế và quản trị toàn cầu là chìa khóa cho mục tiêu này. (Nguồn: The Diplomat)

Theo bài viết trên The Diplomat, Việt Nam đang nổi lên như một cường quốc tầm trung mới nổi và ngày càng có tiếng nói trong các vấn đề quốc tế, Việt Nam có khả năng tham gia xây dựng lại hệ thống quản trị toàn cầu đã bị tê liệt do căng thẳng giữa các siêu cường ngày càng gia tăng và sự bùng nổ của đại dịch Covid-19.

Có một số lý do để Việt Nam cần phải đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong quản trị toàn cầu những năm tới.

Thứ nhất, tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động quản trị toàn cầu là phù hợp với các mục tiêu chính sách đối ngoại đã có của Việt Nam. Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời là đối tác tin cậy của các quốc gia khác.

Việt Nam có thể đạt được lợi ích từ việc chủ động hơn trong quản trị toàn cầu. Như đã đề cập ở trên, hệ thống quản trị toàn cầu hiện tại đã xấu đi do đại dịch Covid-19 và căng thẳng chiến lược ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam đóng góp vào việc cải cách hệ thống quốc tế.

Nhờ phản ứng ấn tượng với đại dịch, Việt Nam đứng thứ hai trong số 98 quốc gia về hiệu quả của các biện pháp chống Covid-19. Quan trọng hơn, Việt Nam cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nước láng giềng và được dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Ở mức độ này, Việt Nam đã trở thành hình mẫu về quản trị. Những thành tựu trên tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam đóng góp nhiều hơn vào công cuộc quản lý thế giới sau đại dịch. Nếu biết nắm bắt cơ hội này, Việt Nam có thể vừa nâng cao vị thế quốc tế, vừa đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề thế giới.

Thứ hai, chủ động trong quản trị toàn cầu cũng giúp Việt Nam giảm bớt tác động của các thách thức toàn cầu lớn.

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, Chính phủ Việt Nam quan tâm sâu sắc đến nhiều thách thức, bao gồm những thách thức đối với an ninh con người, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu và các đại dịch trong tương lai.

Dù đã rất nỗ lực, song Việt Nam vẫn phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ những vấn đề trên. Một trong những cách khả thi nhất để Việt Nam chống chọi tốt hơn với những mối đe dọa như vậy là tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quản trị khu vực và toàn cầu.

Nếu chủ động đối phó với các mối đe dọa toàn cầu, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội học hỏi thêm từ các nước phát triển khác và nhận được sự hỗ trợ từ họ.

Trong thời gian là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Việt Nam đã đề xuất chọn ngày 27/12 là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh. Đây là ví dụ điển hình về cách Việt Nam từng bước đóng góp vào việc phục hồi nền quản trị toàn cầu, đưa Việt Nam thành một “thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế như mục tiêu đặt ra.

Thứ ba, Việt Nam có thể thu được lợi ích kinh tế từ việc tham gia hiệu quả hơn vào quản trị toàn cầu. Việc Việt Nam sở hữu ngày càng nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong những năm gần đây là minh chứng cho mong muốn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Để đạt được đầy đủ lợi ích từ các FTA này, điều quan trọng là Việt Nam phải chủ động hơn trong các vấn đề quản trị, cả trong nước và quốc tế.

Chẳng hạn, khi tham gia FTA với Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam cam kết sẽ giải quyết các vấn đề môi trường để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp và hàng hóa của mình đáp ứng các tiêu chuẩn của EU.

Để tận dụng tối đa lợi ích của Hiệp định, Việt Nam cần đồng thời cải thiện quản trị trong nước và chủ động hơn trên phạm vi toàn cầu. Do đó, chủ động trong quản trị trong nước và toàn cầu là yếu tố góp phần định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam.

Quản trị trong nước hiệu quả sẽ giải quyết các vấn đề cản trở sự phát triển của đất nước. Ở cấp độ toàn cầu, việc trở thành một bên tiên phong sẽ bổ sung cho hoạt động quản trị trong nước bằng cách nâng cao hình ảnh của đất nước như một đối tác đáng tin cậy.

Chỉ khi thực hiện hiệu quả hai trọng tâm này, Việt Nam mới có thể trở thành điểm đến đầu tư tốt hơn cho các đối tác toàn cầu. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế.

Lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam nên tham gia vào quản trị toàn cầu là tập trung vào phục hồi sau đại dịch, cả về kinh tế và xã hội. Dù Việt Nam đã kiểm soát đại dịch tương đối tốt, song đất nước cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả do Covid-19 gây ra.

Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp kiểm dịch. Vì vậy, điều quan trọng đối với Việt Nam là phải tối ưu hóa các nguồn lực, đảm bảo đất nước nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường về kinh tế và xã hội.

Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào tháng 3, với kỳ vọng sẽ kiểm soát hoàn toàn đại dịch và nối lại mọi hoạt động kinh tế và xã hội càng sớm càng tốt. Khi hoàn toàn miễn nhiễm với Covid-19, Việt Nam có thể có các nguồn lực để chủ động trong các hoạt động quản trị, ở cả cấp độ trong nước và toàn cầu.

Cuối cùng, Việt Nam nên duy trì động lực trở thành một bên có trách nhiệm hơn trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, công cụ không thể thiếu để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Do đó, việc trở thành thành viên tích cực của các tổ chức này có nghĩa là Việt Nam có thể giúp định hình lại hệ thống quản trị hiện đang bị đe dọa theo nhiều cách khác nhau.

Trong những năm gần đây, Việt Nam ghi dấu ấn tốt ở một số tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là ASEAN và LHQ, qua đó củng cố vị thế quốc tế của đất nước. Hơn nữa, sự tham gia tích cực của Việt Nam với LHQ, đặc biệt trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, cũng là điều hiển nhiên cho sự nổi lên của Việt Nam.

Nếu có thể phát huy những thành công gần đây, Việt Nam sẽ có năng lực hơn về mặt thể chế, tạo tiền đề cho đất nước đóng góp thực chất hơn vào quản trị toàn cầu. Với những thành tích đã đạt được cho đến nay, Việt Nam có tiềm năng trở thành nhân tố quan trọng trên trường quốc tế.

TIN LIÊN QUAN
Ngoại giao Mỹ ‘trở lại' dưới thời Tổng thống Joe Biden
Việt Nam lần thứ 2 làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an: Ba chủ đề, một mục tiêu
Cập nhật Covid-19 ngày 30/3: Mỹ Latinh báo động; Châu Âu sẵn sàng phê chuẩn hộ chiếu vaccine; EU chia rẽ vì Sputnik V của Nga
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Washington quyết không 'nương tay' với hàng hóa Bắc Kinh
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Ngoại giao ‘chiến lang’ của Bắc Kinh và lợi thế của Washington
(theo The Diplomat)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

Giá MacBook Air M3 đang được chào bán ở mức 27 triệu đồng cho phiên bản 13 inch, thấp hơn 1 triệu đồng so với mức giá niêm yết. Phiên ...
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, ...
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động