Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'

Dương Liễu
Tổng hợp những bức ảnh ấn tượng nhất trong năm 2022 với những sự kiện đi vào lịch sử nhân loại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 2022, thế giới đã ghi nhận những sự kiện chưa từng có, được thể hiện bằng những bức ảnh ấn tượng mang ý nghĩa lịch sử, thể hiện sự hoang mang, đau thương thậm chí là tuyệt vọng của con người.

Chúng ta sẽ không bao giờ quên những hình ảnh từ xung đột Nga-Ukraine, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu hay các vụ xả súng, sự "ra đi nhẹ nhàng" của Nữ hoàng Anh Elizabeth II và việc Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát giữa thanh thiên bạch nhật.

Thế giới cũng mãi nhớ một năm 2022 với các cuộc gặp gỡ cấp cao, các cuộc bầu cử ở nhiều nước, những vụ di cư gây chấn động hay một Thế vận hội Olympic mùa Đông được tổ chức trong sự “bao vây” của Covid-19 và đến kỳ World Cup vô cùng ấn tượng tại Qatar, như đại dịch chưa hề "đặt chân" đến Trái đất này.

CNN, Reuters, The Atlantic... tổng hợp những bức ảnh ấn tượng nhất trong năm 2022 với những sự kiện đi vào lịch sử nhân loại.

Tháng 1

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1, nhân kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol của những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump khiến 5 người thiệt mạng và hơn 140 sĩ quan cảnh sát bị thương. Nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi đưa ra hành động đối với luật về quyền bầu cử và bày tỏ sự lạc quan vào tương lai của đất nước. Ông cho rằng, ngày 6/1 không phải đánh dấu sự chấm dứt của nền dân chủ mà đó là sự khởi đầu của một thời kỳ phục hưng, của tự do và công bằng. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trước cuộc hội đàm tại Geneva, Thụy Sỹ, ngày 21/1. Sau sự kiện, ông Blinken cảnh báo Nga sẽ phải đối mặt với 'phản ứng nhanh chóng, nghiêm khắc và đoàn kết' nếu Moscow tấn công Ukraine. (Nguồn: Pool)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, bức ảnh này cho thấy nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đang quan sát vụ thử tên lửa siêu thanh tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên, ngày 11/1. (Nguồn: KCNA)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Cuộc hội đàm giữa Hội đồng Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ, ngày 12/1. Sau cuộc hội đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho hay, Moscow có thể giảm căng thẳng với Ukraine, song cảnh báo NATO về các nguy cơ nếu khối này kết nạp thêm thành viên. Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg nói, vẫn còn những bất đồng khó hóa giải giữa hai bên liên quan đề xuất an ninh của Nga, song khối này sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại sâu hơn. Tuy vậy, NATO tuyên bố không thỏa hiệp với lời kêu gọi của Moscow về việc không kết nạp Ukraine vào liên minh quân sự này. Khác biệt giữa hai bên còn quá lớn, cuộc họp không có kết quả cụ thể. (Nguồn: Sputnik)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Bức ảnh ấn tượng cho thấy tòa nhà văn phòng Thị trưởng Almaty, Kazakhstan bị đốt cháy trong các cuộc biểu tình nhằm phản đối việc tăng giá nhiên liệu ở quốc gia Trung Á, ngày 6/1. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại một điểm xét nghiệm tư nhân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/1. (Nguồn: Getty)

Tháng 2

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 4/2 tại Bắc Kinh. Trong chuyến thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Nga đã có cuộc hội đàm thượng đỉnh kéo dài hơn 2,5 giờ đồng hồ với Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình. Lãnh đạo hai nước đã thông qua tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh, tình hữu nghị Nga-Trung Quốc "không có biên giới" và "không có vùng cấm”. (Nguồn: Sputnik)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của 2 vùng ly khai Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine, ngày 21/2 tại Moscow, Nga. Tiếp theo đó, ngày 24/2, ông Putin thông báo, Điện Kremlin quyết định thực hiện “một chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. (Nguồn: Sputnik)
Các binh sĩ Ukraine bên cạnh chiếc xe bọc thép được cho là của quân đội Nga, bị phá hủy, bên ngoài Kharkiv, Ukraine, ngày 24/2. (Nguồn: Reuters)
Các binh sĩ Ukraine bên cạnh chiếc xe bọc thép được cho là của quân đội Nga, bị phá hủy, bên ngoài Kharkiv, Ukraine, ngày 24/2. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (hàng dưới, đầu tiên bên trái), đại diện Liên minh châu ÂU (EU) chụp ảnh cùng ngoại trưởng Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) sau cuộc gặp tại Hội nghị An ninh Munich, ngày 19/2. Cuộc họp do Đức, nước Chủ tịch G7 đương nhiệm triệu tập. Kết thúc cuộc họp, các ngoại trưởng G7 đã ra tuyên bố chung, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời thể hiện quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Nhân viên phục vụ mặc đồ bảo hộ cá nhân, làm việc tại một nhà hàng thuộc khách sạn dành riêng phục vụ Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 tại Trung Quốc, ngày 10/2. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Bức ảnh chụp màn hình cho thấy người dân tham gia trực tuyến lễ kỷ niệm Ngày Makha Bucha tại chùa Wat Phra Dhammakaya ở Bangkok, Thái Lan, ngày 16/2. Các nhà sư tại chùa đã thắp sáng 1 triệu chiếc đèn lồng cho ngày lễ quan trọng của đạo Phật. Makha Bucha là 1 trong 4 ngày lễ Phật giáo sơ khai quan trọng nhất ở Thái Lan, diễn ra hằng năm vào ngày Rằm tháng Ba theo Phật Lịch. Ngày lễ nhằm kỷ niệm lần gặp đầu tiên giữa Đức Phật với 1.250 môn đồ cách đây hơn 2.500 năm. (Nguồn: Reuters)

Tháng 3

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tổ chức lễ kỷ niệm chiến thắng tại trụ sở đảng Sức mạnh quốc dân ở Seoul, ngày 10/3. Theo Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC), ông Yoon Suk-yeol giành được 48,6% phiếu so với 47,8% số phiếu của ứng cử viên Lee Jae-myung của đảng Dân chủ. Với độ chênh lệch chưa tới 1% phiếu bầu, đây là kết quả bầu cử tổng thống sít sao nhất từ trước tới nay ở Hàn Quốc. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Các quan chức Nga và Ukraine tại bàn đàm phán ở vùng Brest, Belarus, ngày 3/3. Trong cuộc đàm phán thứ hai này, Nga và Ukraine đã nhất trí ngừng bắn, tạo ra các hành lang nhân đạo cho dân thường di tản khỏi các cuộc giao tranh ở Ukraine. 10h sáng ngày 5/3 (giờ Moscow), thỏa thuận này đã được triển khai. Tuy nhiên, đến 18h cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, chiến dịch quân sự ở Ukraine sẽ tiếp tục do Kiev không muốn kéo dài lệnh ngừng bắn. Còn phía Ukraine cũng thông báo tạm dừng sơ tán người dân. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Phái đoàn Nga và Ukraina tại vòng đám phán ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/3. Kiev cho rằng, cuộc đàm phán lần này “có ý nghĩa”, đồng thời gợi ý lãnh đạo hai nước nên gặp nhau. Ukraine đã đưa ra các đề xuất để Kiev giữ vị thế trung lập và giải quyết xung đột hiện nay với Nga, trong khi Moscow cam kết sẽ giảm triệt để hoạt động quân sự ở Bắc Ukraine. Trưởng đoàn đàm phán Nga khẳng định, các cuộc đàm phán hòa bình giữa nước này với Ukraine sẽ tiếp diễn, song quan điểm của Moscow cho vùng Donbass và Crimea không có gì thay đổi. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Lực lượng cứu hộ tiến hành các hoạt động tìm kiếm tại địa điểm máy bay rơi ở khu vực Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, ngày 22/3. Không có người sống sót nào được tìm thấy sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không China Eastern Airlines gặp nạn với 132 người trên máy bay. Ngày 27/3, chiếc hộp đen thứ 2 của máy bay xấu số đã được tìm thấy. (Nguồn: Xinhua)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Nam diễn viên Will Smith tát diễn viên hài Chris Rock ngay trên sân khấu trong Lễ trao giải Oscar lần thứ 94 ở Hollywood, ngày 27/3. Sáng 2/4, Smith, người vừa nhận giải Oscar ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, tuyên bố từ bỏ tư cách thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ (AMPAS) vì hành động với Chris Rock. (Nguồn: Reuters)

Tháng 4

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Bức ảnh cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến EU-Trung Quốc, ngày 1/4. Tại Hội nghị, ông Tập Cận Bình kêu gọi EU và Bắc Kinh tăng cường trao đổi quan hệ, các vấn đề lớn liên quan đến hòa bình và phát triển thế giới cũng như đóng vai trò xây dựng trong một thế giới đầy biến động. Các nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh, EU sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc ứng phó với đại dịch Covid-19, kinh tế, thương mại và đầu tư. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa), thị sát thị trấn Bucha, Ukraine, ngày 4/4. Ông Zelensky nói rằng, Ukraine "rất khó" đàm phán sau những gì Nga "làm" ở thị trấn gần Kyiv, đề cập việc Moscow sát hại dân thường. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng nước này đã rời Bucha vào ngày 30/3, trong khi "bằng chứng chết chóc" xuất hiện 4 ngày sau đó, sau khi nhân viên cơ quan an ninh Ukraine đến thị trấn. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Cử tri ủng hộ ông Emmanuel Macron tổ chức ăn mừng kết quả bầu cử Tổng thống Pháp tại chân tháp Eiffel, Paris, ngày 24/4. Đương kim Tổng thống Pháp Macron giành khoảng 58% phiếu bầu, đánh bại ứng viên cực hữu Marine Le Pen. Kết quả không quá bất ngờ này đưa ông Macron trở thành nhà lãnh đạo Pháp đầu tiên được bầu lại sau 20 năm. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Robot Ai-Da, một nghệ sĩ robot hình người siêu thực, đang vẽ tranh tại Thư viện Anh ở London, ngày 3/4. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Chú khỉ đột Fatou, được cho là con khỉ già nhất thế giới, được tặng chiếc bánh gạo trang trí bằng trái cây vào sinh nhật lần thứ 65 tại vườn thú ở Berlin, Đức, ngày 13/4. (Nguồn: Reuters)

Tháng 5

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ hai từ trái sang) và các nhà lãnh đạo ASEAN chụp ảnh tại Nhà Trắng cùng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (giữa) hôm 12/5 trong dịp tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ (từ ngày 12-13/5) tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Tuyên bố chung sau Hội nghị khẳng định: “Nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ trong năm 2022, chúng tôi cam kết thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hoa Kỳ có ý nghĩa thực chất, hiệu quả và cùng có lợi tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 10 vào tháng 11/2022. Chúng tôi trông đợi sớm hoàn thành các thủ tục cần thiết”. (Nguồn: AFP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Cựu Thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos Jr., ứng cử viên tổng thống Philippines, chào mừng những người ủng hộ tại Mandaluyong, Philippines, ngày 11/5. Với 98% số phiếu đã kiểm, ông Marcos Jr giành được hơn 56% phiếu ủng hộ, gần gấp đôi đối thủ của ông là bà Leni Robred - Phó Tổng thống sắp mãn nhiệm và tuyên bố giành chiến thắng. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/5. Sau hội nghị, 4 nước đã đưa ra Tuyên bố chung bao gồm các vấn đề về hòa bình, ổn định của khu vực, đảm bảo sức khỏe người dân trước đại dịch Covid-19, đầu tư cơ sở hạ tầng… (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Bức tranh Shot Sage Blue Marilyn, một trong những bức chân dung nữ diễn viên nổi tiếng Marilyn Monroe của Andy Warhol, được bán đấu giá tại New York ngày 9/5 với giá kỷ lục 195 triệu USD. (Nguồn: The New York Times)

Tháng 6

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
VĐV Pov Sokha và Soeur Chanleakhena của Campuchia tranh tài ở hạng mục kiếm thuật đôi nữ, bộ môn võ vovinam tại SEA Games 31 ở tại Hà Nội, ngày 19/5. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Từ trái sang: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Romania Klaus Iohannis trong cuộc gặp tại Kiev, Ukraine, ngày 16/6. Trong chuyến thăm Kiev để bàn thảo về xung đột Nga-Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu được cho là có thể đã thúc giục ông Zelensky ngồi vào bàn đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Các nhà lãnh đạo khu vực tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles, Mỹ, từ 7-10/6. Lãnh đạo 20 nước tham gia sự kiện đã ra tuyên bố chung trong đó cam kết phối hợp trong vấn đề di cư, tìm cách thúc đẩy hành động cho vấn đề đang ngày càng nhận được ưu tiên chính trị này. (Nguồn: Twitter)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (thứ hai từ phải) và Phó Tổng thống Sara Duterte (thứ hai từ trái), tham dự lễ nhậm chức ở Manila, Philippines, ngày 30/6. Ông Marcos Jr. đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2022. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Nhóm nhạc pop nổi danh BTS của Hàn Quốc và Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre tại cuộc họp báo hằng ngày ở Washington DC, Mỹ, ngày 31/5. Ban nhạc đang gây quỹ cho các hoạt động công bằng xã hội của Mỹ đã gặp Tổng thống Joe Biden để thảo luận về vấn nạn thù hận nhằm vào người gốc Á. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'
Rafael Nadal ăn mừng với chiếc cúp vô địch giải Pháp mở rộng sau khi đánh bại Casper Ruud trong trận chung kết, ngày 5/6. Đây là danh hiệu vô địch Pháp mở rộng thứ 14 và Grand Slam thứ 22 của Nadal, đưa anh vượt lên trên Roger Federer và Novak Djokovic, đứng đầu danh sách những tay vợt giỏi nhất mọi thời đại. (Nguồn: Getty)

Tháng 7

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres (hàng đầu bên trái), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan (hàng đầu bên phải) chứng kiến Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov (người đứng bên trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar trao đổi văn kiện thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, ngày 22/7, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng ngày, Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ ký thỏa thuận về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho các thị trường quốc tế qua Biển Đen nhằm giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Thỏa thuận do Ankara và LHQ làm trung gian. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken gặp nhau bên lề Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Bali, Indonesia, ngày 9/7. Ông Blinken nói: “Trong một mối quan hệ phức tạp và mang tính hệ quả như mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, có rất nhiều điều để nói. Chúng tôi rất mong đợi một cuộc trò chuyện hiệu quả và mang tính xây dựng”. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình tin tưởng vào sự hợp tác cũng như “tôn trọng lẫn nhau” giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Cảnh sát bắt nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trước ga Yamatosaidaiji ở Nara, Nhật Bản, ngày 8/7. Vết thương quá nặng và mất máu nhiều, ông Abe qua đời vào chiều cùng ngày. Một người phát ngôn của lực lượng cảnh sát Nhật Bản cũng cho biết, đối tượng Tetsuya Yamagami đã nhận tội bắn cựu Thủ tướng Abe. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Hình ảnh vụ rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ngoài khơi bờ biển đảo Bornholm của Đan Mạch, ngày 27/9. Các quốc gia phương Tây cho rằng, sự cố rò rỉ ở hai đường ống dẫn khí đốt của Nga, Nord Stream 1 và 2, có khả năng là kết quả của hành động phá hoại. Năm qua, châu Âu cũng phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng với giá khí đốt tăng vọt do các lệnh trừng phạt liên quan tới xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: AP)

Tháng 8

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Khu phi quân sự (DMZ) liên Triều, ngày 4/8. DMZ là vùng đất không có người ở dài 160 dặm, được thành lập theo Hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1953. (Nguồn: Nancy Pelosi/Twitter)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Trump Tower, New York, ngày 9/8, một ngày sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, Florida. FBI thực hiện lệnh khám xét nơi này do có cáo buộc liên quan đến một cuộc điều tra về việc xử lý các tài liệu mật. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Phóng viên ảnh Evgeniy Maloletka chạy khỏi đám cháy trên cánh đồng lúa mì sau trận pháo kích ở Khakov, Ukraine, nơi cách biên giới Ukraine-Nga vài km. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Các phương tiện giao thông bị ngập do mưa lớn tại một bãi đậu xe ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/8. Theo Ủy ban Phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc, đã có 14 người thiệt mạng và mất tích trong đợt mưa lớn kỷ lục trong 80 năm, kéo dài từ ngày 8-10/8. (Nguồn: Yonhap)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Những người di cư chờ đợi để được nhập cư vào Mỹ ngồi dọc theo bức tường biên giới ở Yuma, Arizona, sau khi băng qua Mexico, ngày 23/8. (Nguồn: AP)

Tháng 9

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Ảnh Nữ hoàng Anh Elizabeth II được chiếu trên màn hình lớn trước cửa tòa nhà rạp xiếc Piccadilly ở London, Anh, ngày 8/9. Lúc 18h30 ngày 8/9 (0h30 ngày 9/9 giờ Hà Nội), Cung điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh qua đời, thọ 96 tuổi. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Di ảnh cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại hội trường Nippon Budokan ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27/9. Với hoa, những lời cầu nguyện và 19 phát đại bác, Nhật Bản đã vinh danh cố Thủ tướng Abe trong Lễ quốc tang trang trọng. Đây là quốc tang đầu tiên của Nhật Bản dành cho một cố thủ tướng trong 55 năm qua. (Ảnh: Frank Robichon)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Lãnh đạo đảng Anh em Italy (FdI) Giorgia Meloni tại trụ sở của đảng ở Rome, Italy, ngày 26/9, thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại quốc gia châu Âu. Kết quả kiểm phiếu cho thấy, liên minh trung hữu, bao gồm đảng FdI, đảng Liên đoàn và Forza Italia (FI), giành chiến thắng vang dội. Với kết quả này, bà Giorgia Meloni sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Italy. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Tay vợt huyền thoại Roger Federer chào khán giả ở London, Anh sau buổi tập chuẩn bị cho Laver Cup, ngày 22/9. Hôm 23/9, ngôi sao 41 tuổi người Thụy Sỹ, người đã giành 20 danh hiệu Grand Slam đơn, đã nói lời từ giã môn thể thao này sau một trận đấu đôi với đối thủ lâu năm Rafael Nadal. (Nguồn: Getty)

Tháng 10

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại phiên khai mạc Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ở Bắc Kinh, ngày 16/10. Phát biểu tại đây, Tổng Bí thư Tập Cận Bình khẳng định, thập niên qua đánh dấu 3 sự kiện lớn có tầm quan trọng trực tiếp và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với sự nghiệp của CPC và nhân dân Trung Quốc. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Các nhà lãnh đạo của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC), diễn ra tại Prague, Czech, ngày 6/10. Giới phân tích và truyền thông châu Âu mô tả, EPC như là Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) nhưng không có Nga và là đối trọng lớn của Nga tại khu vực. Với Moscow, ý tưởng thành lập EPC được coi là một ý tưởng có chủ ý đối đầu và chia rẽ. (Nguồn: AP)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ, tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak đi bộ bên ngoài trụ sở đảng này ở London, Anh, ngày 24/10. Trước đó, ngày 20/10, bà Liz Truss tuyên bố từ chức Thủ tướng Anh, trở thành Thủ tướng Anh có thời gian tại nhiệm ngắn nhất, chỉ với 44 ngày. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Bức ảnh này, được cắt từ một video đăng trên tài khoản Twitter của tỷ phú Elon Musk, cho thấy ông mang một chiếc bồn rửa mặt khi bước vào trụ sở của Twitter ở San Francisco, Mỹ, ngày 26/10. Cuối cùng, sau ồn ào kiện tụng, tỷ phú Musk đã hoàn tất thương vụ 44 tỷ USD, mua Twitter. Ngay sau khi tiếp quản mạng xã hội này, tỷ phú Musk đã sa thải những lãnh đạo chủ chốt của công ty, bao gồm giám đốc điều hành và giám đốc tài chính. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Đám cháy bùng phát trên cầu Kerch ở eo biển Kerch, Crimea, ngày 8/10. Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành sắc lệnh yêu cầu Cơ quan an ninh LB Nga (FSB) tăng cường an ninh cho "hành lang vận tải qua eo biển Kerch". (Nguồn: ANI)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Bức ảnh do Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) công bố vào ngày 19/10, được chụp bởi Kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy hình ảnh sắc nét của "Cột trụ của tạo hóa", nơi các chòm sao được hình thành trong các đám mây đặc khí và bụi. Theo NASA, trong tấm ảnh mới nhất, các thiên thể màu đỏ bên ngoài cột trụ khổng lồ là những ngôi sao trẻ, trong khi các đường sóng đỏ thẫm như dung nham ở viền một số cột trụ là vật chất được đẩy ra từ các ngôi sao đang hình thành trong các khối bụi khí. Ước tính, các đường sóng này khoảng hàng trăm nghìn năm tuổi. (Nguồn: NASA)

Tháng 11

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia, ngày 14/11. Hai nhà lãnh đạo kêu gọi giảm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông Biden nói: “Chúng tôi có chung trách nhiệm để cho thế giới thấy rằng Trung Quốc và Mỹ có thể giải quyết những khác biệt, ngăn cản sự cạnh tranh tiến gần ngưỡng xung đột và tìm cách để làm việc với nhau trên những vấn đề toàn cầu cấp bách, cần sự hợp tác của đôi bên". (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và con gái Ju-ae trong bức ảnh do KCNA công bố ngày 27/11. Ju-ae, được cho là con thứ 2 của ông Kim Jong Un, mặc một chiếc áo khoác mùa Đông dài màu đen có cổ lông và tóc buộc một phần ra phía sau. Ngoại hình của cô bé có nét đẹp giống mẹ, bà Ri Sol-ju. (Nguồn: KCNA)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Ông Benjamin Netanyahu phát biểu trước những người ủng hộ tại Jerusalem, ngày 2/11. Cựu Thủ tướng Netanyahu trở lại nắm quyền chính phủ Israel, khi kết quả kiểm phiếu cho thấy ông và đồng minh cực hữu chiếm đa số ghế trong Quốc hội. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu ÂU (EU) Josep Borell (ngoài cùng bên trái) và các Ngoại trưởng G7 chụp ảnh chung tại phiên làm việc đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Muenster, Đức, ngày 3/11. Sau cuộc họp, nhóm này ra tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine, nhất trí thiết lập một cơ chế điều phối trong G7 nhằm giúp quốc gia Đông Âu này khôi phục và bảo vệ những cơ sở hạ tầng quan trọng. G7 cũng kêu gọi Nga gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen do Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian và ký kết hồi tháng 7. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Nhân viên một cửa hàng tại con hẻm - nơi xảy ra vụ giẫm đạp trong lễ hội Halloween ở Seoul, Hàn Quốc quỳ lạy những nạn nhân xấu số, ngày 31/10. Vụ việc đã khiến hơn 150 người thiệt mạng. (Nguồn: Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Ca sĩ Taylor Swift chụp ảnh với các biểu trưng giải thưởng mà cô giành được, gồm Nghệ sĩ của năm, Video âm nhạc được yêu thích nhất, Nữ nghệ sĩ nhạc Pop được yêu thích nhất, Album nhạc Pop được yêu thích nhất, Nữ nghệ sĩ đồng quê được yêu thích nhất, Album nhạc đồng quê được yêu thích trong phòng họp báo Lễ trao Giải thưởng âm nhạc Mỹ (AMA) năm 2022 tại Nhà hát Microsoft ở Los Angeles, California, ngày 20/11. Thành tích này giúp Taylor Swift thống trị giải AMA, đồng thời nâng tổng số giải thưởng của cô lên 40, phá kỷ lục của chính cô về số lần chiến thắng nhiều nhất tại Lễ trao giải AMA do người hâm mộ bình chọn. (Nguồn: Reuters)

Tháng 12

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Zelensky đi bộ đến Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 21/12. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Zelensky kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ tiếp tục ủng hộ Kiev trong bối cảnh xung đột có nhiều diễn biến mới. Chuyến thăm chớp nhoáng của nhà lãnh đạo Ukraine có vẻ đã thu được kết quả khi nhận được cam kết "bảo trợ đến cùng" của Washington. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu tại Bishkek, Kyrgyzstan, ngày 9/12. Tại đây, ông Putin cảnh báo Moscow có thể giảm sản lượng dầu để đáp trả việc các nước phương Tây áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu xuất khẩu của Nga. Theo ông, mức giá trần nêu trên sẽ chỉ gây hại cho thị trường năng lượng toàn cầu mà không ảnh hưởng đến Nga. Moscow sẽ công bố các biện pháp trả đũa trong những ngày tới. (Nguồn: Sputnik/Reuters)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Bức ảnh này, được lực lượng bảo vệ bờ biển Tây Ban Nha đăng trên mạng xã hội Twitter ngày 29/11 cho thấy, 3 người di cư Nigeria ngồi trên bánh lái của tàu chở dầu Alithini II ngoài khơi Las Palmas, Gran Canaria, Tây Ban Nha. Được biết, 3 người này đã ẩn nấp trên bánh lái tàu chở nhiên liệu từ Nigeria đến Tây Ban Nha trong suốt 11 ngày. Theo giới chức địa phương, những người di cư đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mất nước, hạ thân nhiệt. (Nguồn: Getty)
Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử nhân loại, tâm điểm khủng hoảng Nga Ukraine
Lionel Messi nâng cao chiếc cúp vô địch World Cup 2022, cùng với các đồng đội tại đội tuyển bóng đá nam Argentina ăn mừng chiến thắng trước Pháp ở sân Lusail, Qatar, ngày 18/12. Với chức vô địch này, Messi đã lập hàng loạt kỷ lục đáng mơ ước đối với bất kỳ cầu thủ nào. (Nguồn: Getty)
Năm 2022: Khủng hoảng năng lượng ‘rối bời’ giữa xung đột ở Ukraine và trừng phạt ăn miếng trả miếng Nga-EU

Năm 2022: Khủng hoảng năng lượng ‘rối bời’ giữa xung đột ở Ukraine và trừng phạt ăn miếng trả miếng Nga-EU

Suốt 10 tháng qua, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, EU đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Nga, Moscow “phản đòn” ...

Những sự kiện ấn tượng của làng bóng đá thế giới năm 2022

Những sự kiện ấn tượng của làng bóng đá thế giới năm 2022

Messi vô địch World Cup, C.Ronaldo chia tay Man Utd… là hai trong số những sự kiện nổi bật của bóng đá thế giới trong ...

Năm 2022: Những hình ảnh ấn tượng

Năm 2022: Những hình ảnh ấn tượng

Dịch Covid-19 ở Thượng Hải, bầu cử ở Australia... là những hình ảnh ấn tượng trong năm 2022 được Reuters lựa chọn.

Bất động sản mới nhất: Bộ Xây dựng nêu loạt giải pháp gỡ khó; sát Tết, giá đất nền ven TP.HCM 'quay xe'; phân khúc nào sẽ chạm đáy?

Bất động sản mới nhất: Bộ Xây dựng nêu loạt giải pháp gỡ khó; sát Tết, giá đất nền ven TP.HCM 'quay xe'; phân khúc nào sẽ chạm đáy?

Lãnh đạo Bộ Xây dựng nêu các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, chuyên gia nhận định về các phân khúc trong năm tới, ...

Giá vàng hôm nay 1/1, Giá vàng vượt ải 2022 ngoạn mục, kim loại quý đã sẵn sàng bùng nổ, vàng SJC chốt năm gây sốc

Giá vàng hôm nay 1/1, Giá vàng vượt ải 2022 ngoạn mục, kim loại quý đã sẵn sàng bùng nổ, vàng SJC chốt năm gây sốc

Giá vàng hôm nay 1/1, giá vàng đang trên đà tăng và đây có thể là khởi đầu của một động thái khác. Giới đầu ...

(theo Reuters, CNN...)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động