Thế giới nói gì về chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ?

Lưu Huỳnh
Báo chí quốc tế nhận định chuyến thăm Singapore và Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris từ ngày 22-26/8 là cách khẳng định ‘nước Mỹ trở lại’ Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(08.24) Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 23/8. (Nguồn: AP)
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris kết thúc chuyến thăm Singapore vào ngày 24/8 trước khi lên đường sang Việt Nam. (Nguồn: AP)

Tâm điểm của báo chí

CNN (Mỹ) dẫn phát biểu của Văn phòng Phó Tổng thống Mỹ, theo đó chính quyền của Tổng thống Joe Biden “coi châu Á là khu vực đặc biệt quan trọng trên thế giới”.

Vì thế, chuyến thăm của bà Kamala Harris “nhấn mạnh tầm quan trọng của các cam kết toàn diện và quan hệ đối tác, cấu phần then chốt trong cách tiếp cận của Washington về đối ngoại”.

Washington Post (Mỹ) nhấn mạnh Phó Tổng thống Kamala Harris là lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ tới Đông Nam Á kể từ khi ông Joe Biden nắm quyền với cam kết củng cố quan hệ với đồng minh và đối tác.

Một quan chức nước này khẳng định: “Đã đến lúc chúng ta tăng cường sự hiện diện tại khu vực, tập trung vào các vấn đề then chốt, xây dựng và củng cố quan hệ đối tác chặt chẽ với những quốc gia quan trọng như Singapore và Việt Nam, bởi một hành động hơn vạn lời nói”.

Theo đó, một vấn đề được thảo luận tại Việt Nam là thương mại và chuỗi cung ứng. Việt Nam có vai trò quan trọng trong xuất khẩu vi mạch, nguyên liệu đang khan hiếm ở Mỹ thời gian qua.

Tương tự, Nikkei Asia (Nhật Bản) cho rằng Singapore và Việt Nam là hai đối tác đặc biệt quan trọng với nền kinh tế Mỹ.

Singapore là trung tâm tài chính khu vực, có nhiều trụ sở lớn của các tập đoàn hàng đầu của Mỹ như Microsoft, Google. Đồng thời, đảo quốc sư tử đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất bộ vi xử lý của châu Á.

Việt Nam có vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt về bán dẫn, sau khi nhiều công ty dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Vinfast thuộc tập đoàn Vingroup, có kế hoạch xuất khẩu ô tô điện sang thị trường Mỹ, nơi nhu cầu cho phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường đang tăng mạnh.

Do đó, củng cố chuỗi cung ứng, thúc đẩy thương mại song phương là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của bà Kamala Harris tại Việt Nam.

“Đã đến lúc chúng ta tăng cường sự hiện diện tại khu vực, tập trung vào các vấn đề then chốt, xây dựng và củng cố quan hệ đối tác chặt chẽ với những quốc gia quan trọng như Singapore và Việt Nam, bởi một hành động hơn vạn lời nói”.

Kỳ vọng của chuyên gia

Giới quan sát quốc tế cũng đưa ra nhiều nhận định về chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-26/8 của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Theo Giáo sư Carl Thayer (Đại học New South Wales, Australia), nhiều thế hệ lãnh đạo Mỹ, từ ông Barack Obama, Donald Trump và giờ là ông Joe Biden, coi Việt Nam là quốc gia ổn định về chính trị và có đóng góp quan trọng vào an ninh khu vực với vai trò dẫn dắt của mình.

Ông Thayer cho rằng chuyến thăm Việt Nam của nhân vật số 2 trong nội các Mỹ gồm có hai ưu tiên chính.

Đầu tiên, Phó Tổng thống Mỹ đề cập các vấn đề thế giới và khu vực như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, an ninh mạng và hợp tác giữa Mỹ và Đông Nam Á nhằm xây dựng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bao gồm tự do thương mại trên Biển Đông và hợp tác an ninh khu vực.

Thêm vào đó, bà Kamala Harris thảo luận về củng cố quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thương mại-kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, sức khỏe-môi trường, hậu quả chiến tranh, quyền con người và giao lưu nhân dân.

Theo ông Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (Mỹ), chìa khóa thành công trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày nằm ở cam kết của Mỹ trong hỗ trợ khu vực chống dịch Covid-19. Chuyên gia này nhìn nhận đây là cơ hội tốt để bà Harris xây dựng uy tín về chính sách tại khu vực then chốt này.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak (ISEAS) ở Singapore, nhận định rằng quan hệ Việt-Mỹ đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo ông, vị thế Việt Nam trong mắt Mỹ ở mức cao nhất từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ. Ngược lại, Việt Nam coi trọng vai trò của Mỹ về mặt kinh tế, an ninh-quốc phòng và chiến lược.

Khi đó, chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam góp phần củng cố hơn quan hệ song phương, thúc đẩy hợp tác trong nhiều vấn đề hai bên có chung lợi ích từ kinh tế-thương mại tới an ninh quốc gia, đồng thời tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực.

Báo Singapore 'khoanh vùng' mục tiêu quan trọng của Phó Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á

Báo Singapore 'khoanh vùng' mục tiêu quan trọng của Phó Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á

Bài viết trên báo The Straits Times ngày 23/8 đánh giá chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris là cơ hội để Washington ...

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ thăm Việt Nam từ 24-26/8

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ thăm Việt Nam từ 24-26/8

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Xem nhiều

Đọc thêm

Son Heung Min ghi bàn thứ 50, đội tuyển Hàn Quốc tiến gần vòng chung kết World Cup 2026

Son Heung Min ghi bàn thứ 50, đội tuyển Hàn Quốc tiến gần vòng chung kết World Cup 2026

Ngôi sao của Tottenham Son Heung Min chạm cột mốc đẹp trong màu áo đội tuyển Hàn Quốc.
Chủ tịch nước thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC: Khát vọng vượt đại dương

Chủ tịch nước thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC: Khát vọng vượt đại dương

Chuyến thăm Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC của Chủ tịch nước đong đầy ý nghĩa và giá trị lớn lao cả về song phương lẫn ...
APEC 2024: Chủ tịch nước Lương Cường nhận Chìa khoá biểu tượng thành phố Lima, Peru

APEC 2024: Chủ tịch nước Lương Cường nhận Chìa khoá biểu tượng thành phố Lima, Peru

Chiều 14/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Thị trưởng thành phố Lima Rafael Lopez Aliaga.
Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ

Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ

Ông Trump tuyên bố ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ và Bộ Hiệu quả chính phủ sẽ làm nhiều "điều tưởng như không tưởng"...
APEC 2024: Việt Nam-Brunei tăng cường hợp tác biển và 4 lĩnh vực ưu tiên

APEC 2024: Việt Nam-Brunei tăng cường hợp tác biển và 4 lĩnh vực ưu tiên

Ngày 14/11, tại APEC 2024 ở thủ đô Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.
Cách tải nhanh các ứng dụng trên iPhone mà không cần ID Apple

Cách tải nhanh các ứng dụng trên iPhone mà không cần ID Apple

Bạn muốn tải ứng dụng trên iPhone mà không cần ID Apple, bạn có thể thực hiện dễ dàng ngay cả khi quên ID. Xem ngay cách tải ứng dụng ...
Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Bộ Ngoại giao Israel bác bỏ cáo buộc của HRW rằng lực lượng Israel đã cưỡng bức di dời người dân Gaza và hành động đó bị xếp vào "tội ác chống lại loài người".
Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tỷ phú Elon Musk, người có quan hệ chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Amir Saeid Iravani.
EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

EU có bước tiến lịch sử khi lần đầu tiên sử dụng ngân sách của khối để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí chung giữa các nước thành viên.
Điểm tin thế giới sáng 15/11: Thái Lan khởi động dự án 'Sầu riêng số', Nga duy trì hiện diện hải quân, đảng Cộng hòa 'chiếm' Hạ viện Mỹ

Điểm tin thế giới sáng 15/11: Thái Lan khởi động dự án 'Sầu riêng số', Nga duy trì hiện diện hải quân, đảng Cộng hòa 'chiếm' Hạ viện Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 15/11.
Tin thế giới 14/11:  Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Tin thế giới 14/11: Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động