Thế kẹt của Philippines trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung

Thái Bình
Thái độ lưỡng lự của Philippines đối với hiệp ước quân sự 20 năm tuổi cho thấy Manila đang trong tình thế khó khăn khi Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại và an ninh quan trọng nhất của nước này, đối đầu nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thế kẹt của Philippines trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung
Căng thẳng trong việc xử lý mối quan hệ với hai cường quốc của chính quyền Tổng thống Dutertte đang ngày càng rõ ràng hơn. (Nguồn: SCMP)

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines có lẽ là quốc gia duy nhất trong lịch sử dám xúc phạm tổng thống Mỹ đương nhiệm và thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc, trong khi vẫn giữ được mối quan hệ với cả hai.

Tuy nhiên, thế khó của Philippines trong việc xử lý mối quan hệ với hai cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực Đông Nam Á ngày càng rõ ràng hơn.

Bất ổn với cả Mỹ và Trung Quốc

Ngày 21/5, hội nghị thứ 6 của cơ chế tham vấn song phương Philippines-Trung Quốc, tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại Manila, đã lần đầu tiên không đưa ra một tuyên bố chung và thậm chí cũng không có thông cáo báo chí chung.

Thay vào đó, mỗi bên đưa ra thông cáo riêng, phản ánh những mâu thuẫn ngầm giữa hai nước.

Tại cuộc gặp trực tuyến, Manila phản đối mạnh mẽ sự hiện diện liên tục của tàu Trung Quốc tại Vùng đặc quyền kinh tế Philippines, trong khi đó Bắc Kinh tỏ ra thất vọng về hành động mà họ xem là “thổi phồng vấn đề” của Manila.

Tin liên quan
Sẽ sớm có trận chiến trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc? Sẽ sớm có trận chiến trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc?

Hai bên đã nhất trí thảo luận về tiền bồi thường dành cho các ngư dân Philippines có tàu bị đắm trong vụ va chạm với tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Rong năm 2019.

Trong khi đó, sau nhiều tháng đàm phán, Manila và Washington hiện vẫn chưa thống nhất liệu có tiếp tục duy trì Hiệp ước các Lực lượng thăm viếng (VFA) hay không. VFA là cơ sở pháp lý để quân đội Mỹ đến Philippines giúp đào tạo lực lượng quân sự nước này.

Tổng thống Duterte truyên bố hủy bỏ VFA hồi tháng 2/2020 song đã hai lần hoãn việc chấm dứt thỏa thuận này. Hạn chót để gia hạn VFA là vào tháng 8 tới.

Washington có thể sẽ rút quân trong tháng 6 hoặc tháng 7 nếu VFA không được gia hạn. Có lẽ, Washington cũng không mấy mặn mà với việc trì hoãn lần thứ ba, nhất là trong bối cảnh Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì các cam kết liên minh có khung thời hạn là 6 tháng.

Thể hiện mối quan hệ song phương đang ở mức thấp, Mỹ đã không đề cập tới Philippines hoặc liên minh Mỹ-Philippines trong Hướng dẫn An ninh Quốc gia tạm thời công bố hồi tháng 3. Đây là điều chưa từng diễn ra từ năm 1996.

Một biểu hiện khác của sự bất ổn trong mối quan hệ liên minh này là việc Mỹ không có đại sứ tại Philippines kể từ khi cựu Đại sứ Sung Kim rời vị trí này hồi tháng 10. Đây là khoảng thời gian dài nhất mà vị trí này bị bỏ trống từ đầu những năm 1980, khi mối quan hệ song phương bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiết quân luật mà nhà độc tài Ferdinand Marcos áp dụng tại Philippines.

Ông Duterte chỉ trích Mỹ vì Washington đã không làm trung gian giải quyết tình trạng đối đầu bế tắc giữa Manila và Bắc Kinh tại Bãi cạn Scarborough năm 2012.

Ông cũng lên án việc Washington "nhắm mắt làm ngơ" trước hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong giai đoạn 2014-2016 khi vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc đang được thụ lý.

Đôi bên vẫn cần có nhau

Dù vậy, Tổng thống Duterte hiểu rõ mối quan hệ quân sự chặt chẽ giữa 2 đồng minh và sự cần thiết của những hành động đảm bảo nhằm chống tại các toan tính của Trung Quốc tại Biển Tây Philippines (cách Philippines gọi Biển Đông).

Bởi vậy, cuộc tập trận thường niên Balikatan lần thứ 36 đã được tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, sau khi bị hủy hồi năm ngoái vì đại dịch.

Tuy nhiên, một mối quan hệ kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với Trung Quốc và mong muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ để theo đuổi “chính sách đối ngoại độc lập” đã thôi thúc ông Duterte kìm hãm mối quan hệ với Washington.

Một binh sĩ Philippines ra hiệu cho các tàu đổ bộ tại bãi biển Motiong, một phần của Kịch bản Hỗ trợ Nhân đạo và Ứng phó Thảm họa trong cuộc tập trận Balikatan hồi năm 2017.
Một binh sĩ Philippines ra hiệu cho các tàu đổ bộ tại bãi biển Motiong, một phần của Kịch bản hỗ trợ nhân đạo và Ứng phó thảm họa trong cuộc tập trận Balikatan hồi năm 2017. (Nguồn: Reuters)

Nhận thức được rủi ro từ việc tiếp nhận quân đội và khí tài của Mỹ, nhất là trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa các siêu cường leo thang, ông Duterte đã từ chối tham gia các cuộc tuần tra hải quân hoặc diễn tập hải quân chung bên ngoài vùng lãnh hải hoặc nội thủy của Philippines.

Nhiều cuộc diễn tập đã phải điều chỉnh sang hướng hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và chống khủng bố. Ông Duterte cũng cảnh báo Mỹ không được mang vũ khí hạt nhân tới Philippines, nếu không Manila sẽ hủy bỏ VFA ngay lập tức.

Tổng thống Duterte hiểu rõ ông không thể cắt đứt mối quan hệ đồng minh với Mỹ.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này tìm cách có được càng nhiều nhượng bộ từ Mỹ càng tốt, dù là dưới dạng viện trợ - điều mà giới chỉ trích xem như "một sự lợi dụng", hoặc bằng các lô vaccine Covid-19, viện trợ quân sự hoặc các đảm bảo an ninh từ Mỹ đối với vùng Biển Tây Philippines để đổi lấy việc Mỹ có thể tiếp cận các vị trí tại Philippines.

Washington có thể sẽ sớm đáp ứng những đòi hỏi hợp pháp hơn từ phía Manila. Tuyên bố của Ngoại trưởng Antony Blinken và người tiền nhiệm Mike Pompeo cho thấy Washington muốn vạch rõ các giới hạn về địa lý và bản chất của cam kết an ninh của mình đối với đồng minh.

Khoản viện trợ tên lửa điều hướng và đạn dược trị giá 18 triệu USD được đưa ra trong chuyến thăm Manila của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien hồi tháng 11 năm ngoái cho thấy Washington đang tăng cường viện trợ quân sự cho Philippines.

Liệu ông Duterte có cho rằng những nhượng bộ này tương xứng với các rủi ro mà Philippines sẽ phải đối mặt trong trường hợp nổ ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc tại các điểm nóng trên biển hay không là câu hỏi cấp bách hơn.

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ không thể thờ ơ với Biển Đông!
Biển Đông: 4 điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu
Điện đàm với Tổng thống Philippines, Thủ tướng Nhật Bản 'quan ngại sâu sắc' vấn đề liên quan Trung Quốc
Mỹ 'bênh' Philippines trong vụ đoàn tàu cá Trung Quốc tràn vào khu vực tranh chấp ở Biển Đông
Philippines 'cảm ơn' Australia bày tỏ lập trường phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động