Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù: Cần cân nhắc trao quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho địa phương

Nguyễn Kim
Về vấn đề trao quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho địa phương, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, cần cân nhắc khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng rừng để bảo đảm môi trường. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang), cho rằng liên quan đến rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất quan trọng, cần báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ý kiến thảo luận tại tổ về thí điểm cơ chế đặc thù cho 4 địa phương
Nhiều đại biểu cho rằng cần cân nhắc khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng rừng. Hỉnh ảnh phiên thảo luận ở Tổ 2 bao gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội: Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hải Dương, Quảng Bình, Gia Lai, Vĩnh Long.

Sáng 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sau khi làm việc tại Hội trường, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương là vì mục tiêu chung cho phát triển của quốc gia. Nơi nào có điều kiện phát triển, đầu tàu, thì có cơ chế, chính sách đột phá, mạnh hơn để tạo điều kiện cho địa phương, đơn vị đó phát triển và tạo động lực lan toả cho các địa phương khác trong vùng, thậm chí cho cả nước.

Còn địa phương, địa bàn khó khăn thì cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp địa phương này vươn lên, rút ngắn thu hẹp khoảng cách phát triển với địa phương khác, đây là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, việc chỉ áp dụng thí điểm tại một số địa phương là để từ kết quả thí điểm có điều kiện đánh giá, tổng kết và nhân rộng ra toàn quốc.

Chủ tịch Quốc hội cũng giải thích vì sao 4 địa phương nói trên có Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù. Theo đó, Hải Phòng là một trong tam giác phát triển của phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), trong thời gian qua có những bước bứt phá rất mạnh mẽ. Tầm nhìn của Hải Phòng xác định không chỉ có tăng trưởng mà động lực tăng trưởng của cả nước và cả khu vực.

Về Thừa Thiên Huế có đặc thù hạ tầng nông thôn xuất phát điểm khó khăn khó đạt được tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương nên Bộ Chính trị đã có quyết sách rất mới - xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản của Trung ương, với cốt lõi là cố đô Huế, nên phải có cơ chế đặc thù để hỗ trợ phát triển thành phố di sản.

Còn Thanh Hóa, Nghệ An là các tỉnh đất rộng, người đông. Đặc biệt, Thanh Hoá cũng đã phấn đấu trở thành một trong tứ giác phát triển của phía Bắc (bao gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa).

Tạo cơ chế đột phá cho địa phương phát triển

Trong thảo luận, nhiều đại biểu đồng tình với việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù tại thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, cho rằng đây là những địa phương có vị trí cùng nhiều tiềm năng lợi thế quan trọng.

Do đó, việc Quốc hội đưa ra Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tại 4 địa phương trên là giải pháp nhằm tạo cơ chế tạo hành lang pháp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

Đại biểu Bùi Văn Cường (đoàn Hải Dương) đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, báo cáo cấp có thẩm quyền. Hiện Thanh Hóa, Nghệ An hoặc Thừa Thiên Huế có diện tích lớn, dân số đông, cấp phó sở ngành của các địa phương là 03. Tuy nhiên chính sách đặc thù đối với các địa phương diện tích rộng, dân số đông, đại biểu đề nghị nên tăng thêm cấp phó sở ngành thêm 6-8 người so với số người đã quy định để tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết được các nhiệm vụ, yêu cầu của địa bàn đặt ra, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cho rằng việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để tạo cơ chế đột phá cho các địa phương phát triển, song cần có tiêu chí cụ thể lý do vì sao chọn các tỉnh, thành phố lần này để chọn làm thí điểm.

Về thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn, trong đó Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí trừ án phí, lệ phí Tòa án…, đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể về các loại phí và lệ ví liên quan đến lợi ích của người dân cho phù hợp.

Đại biểu Tạ Đình Thi và Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) thì cho rằng trong áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương cần làm rõ tính đặc thù, lợi thế của các địa phương này với các tỉnh, thành khác có cùng đặc điểm để tạo lợi thế trong phát triển.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) bày tỏ sự băn khoăn khi Nghị quyết thí điểm chưa có sự bao quát mà chỉ tập trung vào cơ chế, ngân sách, chưa có điểm mới để có thể lý giải cho việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù.

Cùng với đó, đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù này để Trung ương không bị hụt thu.

Ý kiến thảo luận tại tổ về thí điểm cơ chế đặc thù cho 4 địa phương
Hình ảnh phiên họp tại Hội trường Quốc hội sáng 22/10 về Dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

Đảm bảo tính tương đồng

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) thì cho biết, tính tới ngày 01/08/2021, cả nước có 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh); 22 đô thị loại I (3 đô thị trực thuộc trung ương (thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ), 19 đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

Theo đó, đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn và đề xuất việc ban hành nghị quyết và thực hiện đồng bộ các Nghị quyết áp dụng với các thành phố trực thuộc Trung ương để các thành phố đều có cơ chế đặc thù như nhau, bảo đảm tính tương đồng.

Đại biểu cũng kiến nghị, cần có lộ trình xây dựng cơ chế đặc thù cho nhóm các tỉnh tự cân đối ngân sách và tự điều tiết ngân sách cho Trung ương như: Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, Khánh Hòa…

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng nhấn mạnh cần đánh giá tác động về sự chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội sau khi thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính ngân sách; có gia tăng khoảng cách giàu nghèo của người dân ở các tỉnh hay không và tác động xã hội đối với các chính sách này như thế nào? Ngoài cơ chế, chính sách tài chính đặc thù cho các tỉnh giàu làm đầu tàu dẫn dắt kinh tế của đất nước, của vùng miền, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường băn khoăn nên tính đến, xem xét các cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh nghèo hay không?

Cân nhắc khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng

Cũng theo Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đối với vấn đề quản lý đất đai và quản lý sử dụng rừng, dự thảo Nghị quyết cho biết Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng với quy mô dưới 50 héc ta phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Đại biểu cho rằng, cần cân nhắc khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng rừng để bảo đảm môi trường.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) cũng đề cập đến vấn đề về quản lý sử dụng rừng. Đại biểu nhất trí với quy định hiện hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên.

"Tuy nhiên, nội dung này thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên liên quan đến rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vấn đề diện tích rừng rất quan trọng. Vì vậy, tôi đề nghị xem xét bổ sung thêm quy định là báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”, đại biểu nói.

Đại biểu Tạ Đình Thi cũng bày tỏ băn khoăn về thẩm quyền của địa phương thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, và cho rằng cần có hướng giải quyết phù hợp.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế

Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng ...

Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tọa đàm với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tọa đàm với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Ngày 18/10, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc Tọa đàm trực tuyến giữa Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động