TIN LIÊN QUAN | |
IMF giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu | |
Iran hưởng lợi từ quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC |
Cuộc gặp diễn ra tại trụ sở Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), với đại diện các nước tham gia Ủy ban Giám sát cấp bộ trưởng OPEC bao gồm Kuwait, Algeria và Venezuela thuộc OPEC, cùng với Nga và Oman nằm ngoài tổ chức này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) |
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khaled al-Falih cũng có mặt tại phiên họp. Nội dung của cuộc họp lần này sẽ tập trung vào đánh giá tiến trình thực hiện cam kết của các nước
Bloomberg dẫn lời ông Falih cho biết các nhà sản xuất dầu mỏ đã giảm sản lượng 1,5 triệu thùng dầu/ngày. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cũng cho biết Moscow đang "đi trước tiến độ" và "nỗ lực hết sức" đối với các cam kết của mình.
Theo thỏa thuận đạt được ngày 10/12/2016 giữa 11 nước ngoài OPEC gồm Azerbaijan, Kazakhstan, Oman, Mexico, Nga, Sudan, Nam Sudan, Bahrain, Guinea Xích đạo, Brunei và Malaysia, các nước này cam kết cắt giảm sản lượng khai thác gần 600.000 thùng/ngày, trong đó riêng Nga cam kết giảm 300.000 thùng/ngày. Thỏa thuận này bắt đầu được thực hiện từ năm 2017 và kéo dài 6 tháng, sau đó có thể gia hạn tùy theo tình hình thị trường.
Trước đó, ngày 30/11/2016, OPEC gồm 30 nước thành viên đạt được thỏa thuận giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày, xuống còn 32,5 triệu thùng/ngày. Việc OPEC thúc đẩy kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ nhằm ổn định thị trường dầu và vực dậy giá dầu vốn đã giảm hơn một nửa từ mức đỉnh điểm hồi giữa năm 2014.
Giá dầu tăng sau khi thỏa thuận của OPEC có hiệu lực Sau nhiều thông tin tích cực từ cam kết cắt giảm nguồn cung, giá dầu đã có dấu hiệu khởi sắc trong phiên giao dịch ... |
Giá dầu sụt giảm khi dự trữ dầu của Mỹ tăng Thị trường dầu mỏ thế giới mất đà phục hồi sau khi Mỹ công bố thông tin cho thấy kho dự trữ dầu thô tăng ... |
Nhìn lại thị trường toàn cầu năm 2016 Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, Brexit, bầu cử Mỹ là những yếu tố làm nên một năm nhiều sóng gió và bất ... |