Thích ứng linh hoạt với ‘bình thường mới’, ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ

Vân Chi
Bất chấp những tác động nặng nề từ làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư, ngành dệt may Việt Nam đã chủ động thích ứng linh hoạt với trạng thái “bình thường mới”, duy trì đà tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thích ứng linh hoạt với ‘bình thường mới’, ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ
Ngành dệt may tăng trưởng ấn tượng, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. (Nguồn: TTXVN)

Sớm “cán đích” 39 tỷ USD

Ngành dệt may đã có bước phục hồi ấn tượng và mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và 0,3% so với năm 2019 (thời điểm trước dịch). Trong đó, hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc...

Riêng trong tháng 11, Tổng cục Hải quan công bố kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,04 tỷ USD, tăng 15,2%, tương ứng tăng 401 triệu USD so với tháng trước.

Sau khi Việt Nam thay đổi chính sách phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ Zero Covid sang “sống chung với Covid” - vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành dệt may đã vượt lên khó khăn, nhanh chóng bắt nhịp với tình hình mới.

Tin liên quan
Ngành dệt may bật chế độ Ngành dệt may bật chế độ 'báo động đỏ', chủ động ứng phó với đại dịch Covid-19

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 (10/12), Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt khẳng định, hoạt động ngoại giao vaccine được triển khai rất nhanh và quyết liệt đã giúp May 10 với 12.000 cán bộ công nhân viên ổn định sản xuất, kinh doanh. Đến hết năm 2021, May 10 sẽ đạt doanh thu trên 3.400 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Thân Đức Việt, năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến Tổng Công ty May 10 nói riêng và ngành dệt may nói chung khi đối diện với rủi ro đứt gãy nguồn cung, sau đó gặp khủng hoảng vì gián đoạn nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng đến doanh thu xuất khẩu của hàng dệt may.

Sang năm 2021, ảnh hưởng trở nên rõ rệt hơn. Mặc dù một số thị trường xuất khẩu của May 10 như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã hồi phục do các nước bạn đã kiểm soát tốt Covid-19 nhưng doanh nghiệp lại bị ảnh hưởng lớn do dịch ở Việt Nam bùng phát trở lại, đặc biệt là đợt dịch lần thứ tư đã làm gián đoạn quá trình sản xuất của Tổng Công ty.

"Mặc dù vậy, Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 cũng ra đời rất kịp thời, giúp cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi ngay lập tức triển khai các hoạt động. Đặc biệt trong thời gian quý 4, May 10 đã tăng cường tất cả các hoạt động sản xuất để bù đắp những đơn hàng bị lùi thời gian giao hàng trong quý 3 và các đơn hàng tăng thêm trong quý IV.

Đến hết năm 2021, May 10 sẽ đạt doanh số trên 3.400 tỷ đồng, vượt so với năm 2019 khi chưa có dịch Covid-19. Nếu chỉ tính riêng doanh thu may mặc, do có doanh thu từ sản xuất khẩu trang nên chỉ trong năm 2021, chúng tôi đã tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2020", ông Việt hào hứng chia sẻ.

Còn đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cho biết, doanh thu thuần trong tháng 11/2021 đạt 434 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ 2020. Khấu trừ các chi phí và thuế, Công ty ghi nhận lãi sau thuế đạt 20,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lãi 7,9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Biên lãi gộp cũng được cải thiện từ 13% lên 16%.

Tính chung 11 tháng đầu năm, doanh thu của TNG đạt gần 5.000 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt gần 214 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 38% so với cùng kỳ năm 2020. So với kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 4.798 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 175 tỷ đồng, Công ty đã vượt lần lượt 4,2% và 22,3% kế hoạch năm.

Ba kịch bản cho năm 2022

Tại Hội nghị tổng kết năm 2021 và Hội thảo chuyên đề Phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày 17/12, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá, năm 2022 dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Dịch Covid-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều.

Thích ứng linh hoạt với ‘bình thường mới’, ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ
Hội nghị tổng kết ngành dệt may năm 2021, ngày 17/12 tại các điểm cầu. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.

Tin liên quan
Ngành dệt may: Vượt Ngành dệt may: Vượt 'vũ môn' Covid-19 là thắng lớn

Theo đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng của ngành dệt may trong năm 2022. Cụ thể, nếu tình hình dịch bệnh được cơ bản kiểm soát trong quý I/2022, kịch bản tích cực nhất, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 41,5-42,5 tỷ USD; kịch bản trung bình đạt 40-41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến giữa năm 2022; kịch bản kém tích cực nhất là tình hình dịch bệnh còn phức tạp kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 38-39 tỷ USD.

Ông Trương Văn Cẩm kiến nghị, Nhà nước cần tiếp tục triển khai chiến lược vaccine là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới; cần mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ, sửa đổi quy định còn bất cập, giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, bỏ hạn chế thời gian làm thêm giờ trên một năm lên 400 giờ.

Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may & Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, ứng dụng công nghệ 4.0 để hiện đại hóa sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu.

Năm 2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 4,9%. Riêng nhu cầu với sản phẩm dệt may thế giới sẽ quay trở lại bằng mức của năm 2019, đạt khoảng 740 tỷ USD.

Nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, các hiệp định thương mại tự do như Hiêp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, thị phần dệt may của Việt Nam tại Mỹ, EU vẫn mở rộng.

Chỉ số tiêu dùng ngày càng tăng sẽ mang lại cơ hội lớn cho ngành dệt may, nhất là khi độ phủ vaccine ngừa Covid-19 tại các thị trường chủ lực như Mỹ và EU ngày càng cao. Đặc biệt, Covid-19 làm thay đổi một số xu hướng của ngành, trong đó có xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may thế giới ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu.

May 10: Ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế giúp phục hồi ngành dệt may

May 10: Ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế giúp phục hồi ngành dệt may

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt khẳng ...

Cơ hội kết nối giao thương ngành dệt may Việt Nam – Đài Loan (Trung Quốc)

Cơ hội kết nối giao thương ngành dệt may Việt Nam – Đài Loan (Trung Quốc)

Triển lãm và Hội nghị giao thương xúc tiến ngành dệt may Việt Nam – Đài Loan (Trung Quốc) 2021 sẽ diễn ra từ 6-7/10 ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc
JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Tanimoto Masayuki, Giám đốc điều hành quốc gia Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Tờ Economist (Anh) mới đây đã chỉ ra 3 nguyên nhân có thể giá dầu tiếp tục ổn định trong năm 2024.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 26/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, tương tự mức tăng ...
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Châu Âu tiếp tục hành trình giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga, chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động