TIN LIÊN QUAN | |
BST áo dài Lan Hương ra mắt phu nhân nguyên thủ các nước tới Hà Nội | |
Việt Nam đúc trống đồng lớn nhất thế giới |
Anh Lê Duy Đức, chủ nhân của trang Art Handmade trên mạng xã hội Facebook là người có thể chứng minh điều này.
Anh Đức hiện đang mở lớp hướng dẫn miễn phí kỹ thuật làm cây cảnh bonsai từ dây đồng cho những người hâm mộ môn nghệ thuật mới mẻ này vào các buổi sáng cuối tuần, tại một quán cà phê ở quận Long Biên, Hà Nội.
Bên ly cà phê nóng, anh Đức kể: "Năm 2005, khi tôi đang có hứng thú với việc trồng và tạo dáng cây bonsai thực, một ngày, tôi bỗng có ý nghĩ sao mình không thử uốn cây này bằng các vật liệu nhân tạo như dây thép hay dây đồng phế thải, từ đó mình sẽ có những tác phẩm “sống mãi với thời gian”.
“Rồi tôi đi lần mò đi tìm mua dây phế liệu để thử tạo hình những dáng, thế cây tôi yêu thích. Thoạt đầu, tôi thử dùng dây thép và nhôm nhỏ, nhưng rồi trong quá trình thử nghiệm, dần dần tôi chuyển sang sử dụng dây đồng, vì thành phẩm nhìn có màu sắc trầm ấm, gần gũi với màu cây tự nhiên hơn. Hiện tôi sử dụng dây đồng các cỡ từ 0,50-0,55 đến 0,8-1mm," anh Đức nói.
Anh Lê Duy Đức đang tạo tác một sản phẩm bonsai từ dây đồng. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Cần có ý tưởng
Tạo nên một tác phẩm bonsai từ dây đồng không hề đơn giản. Theo anh Đức, trước khi bắt tay vào việc tạo tác này, ngoài chuẩn bị nguyên vật liệu, điều đầu tiên là nghệ nhân phải có ý tưởng cụ thể về những gì mình sẽ làm.
"Không thể nhọc công lao vào làm một sản phẩm mà không xác định rõ ràng trước ý nghĩa và hình dáng của tác phẩm mình muốn có", anh Đức cho biết.
Bước tiếp theo là chọn một số sợi dây đồng to, cứng để làm "bộ xương" (thân cây) cho bonsai. Anh Đức cho biết anh không dùng dây thép vì nó quá cứng nên tác phẩm sẽ không có được hình dáng mềm mại tự nhiên.
Công việc này chỉ cần sử dụng một số dụng cụ nhỏ như kìm, kéo,…nhưng điều quan trọng hơn để làm nên một tác phẩm đẹp là phải có óc tư duy hình ảnh tốt cùng đôi tay khéo léo, kiên trì.
Sau khi đã quấn đủ dây đồng để tạo nên phần thân cây, anh sử dụng các loại vật liệu khác nhau như nhựa, gỗ, thủy tinh, hoặc hạt đá để làm những tán lá. Mỗi cây được “trồng” vào một chiếc chậu nhỏ bằng gốm sứ có hình dáng phù hợp.
Để hoàn thiện sản phẩm, nghệ nhân tiếp tục sắp đặt thêm một số vật mang tính trang trí như những bức tượng gốm nhỏ, những mẩu đá bán quý, hoặc gỗ lũa. Với những khách hàng muốn đặt làm những sản phẩm riêng biệt, phù hợp với phong thủy và “mệnh”, người chế tác sẽ phải chọn tỉ mỉ từng vật liệu và màu sắc phù hợp.
Theo anh Đức, thường mất khoảng 2-3 giờ để hoàn thành một sản phẩm cây bonsai thông thường, nhưng những cây cỡ lớn hơn hoặc có thiết kế đặc biệt có thể mất cả tuần hoặc thậm chí lâu hơn.
Những bạn tâm giao
Anh Đức kể rằng, hồi mới bắt đầu làm, mạng xã hội chưa phát triển nên anh không có cơ hội để giao lưu với những nghệ nhân và người hâm mộ khác của nghệ thuật này. Do đó, anh làm ra các sản phẩm trong một phạm vi hẹp, chỉ để thỏa mãn đam mê cá nhân và làm quà tặng bạn bè.
"Từ năm 2013, tôi bắt đầu sử dụng Facebook, từ đó tôi đã quen được nhiều người trên thế giới có cùng niềm đam mê với việc tạo tác cây bonsai nghệ thuật. Chúng tôi cùng thảo luận, chia sẻ cách làm với nhau để mỗi người tự hoàn thiện kỹ thuật riêng của mình".
Nhưng sau đó, do vấp phải sự phản đối từ gia đình vì đã dành quá nhiều thời gian, công sức vào việc này, nên anh phải tạm dừng đam mê một thời gian.
Gần đây, lại cũng nhờ gia đình đã thông cảm, bạn bè động viên, khuyến khích, anh Đức trở lại với công việc yêu thích của mình. Anh và những người hâm mộ môn nghệ thuật này đều đặn gặp nhau tại lớp học vào các ngày cuối tuần.
Đức không giấu nghề. Anh chia sẻ mọi kỹ năng mình có cho những người có cùng đam mê. Bởi vì "đam mê là một ngọn lửa, nếu muốn ngọn lửa đó bùng cháy, chúng ta cần nhiều người góp sức", anh cười hiền lành.
Nói chuyện với tôi nhưng đôi mắt vẫn tập trung, đôi tay vẫn miệt mài uốn, hoàn thiện sản phẩm. Anh tâm sự: "Khi bạn thực sự yêu nghề, bạn sẽ có đủ kiên trì để ngồi hàng giờ chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ".
Chị Lê Thị Phương Lan, một trong những học viên ở lớp, cho biết chị đã kết bạn trên Facebook với anh Đức, bởi cảm thấy rất ấn tượng với những sản phẩm của anh. "Anh Đức hướng dẫn chúng tôi rất kỹ. Nhờ lớp học này mà tôi đã hiểu được thế nào là làm cây cảnh bonsai. Hiện giờ, tôi đã có thể tự làm các sản phẩm ở trình độ cơ bản", chị Lan cho biết.
"Sự tao nhã của môn nghệ thuật này mang đến cho tôi niềm vui. Tôi sẽ kiên trì theo đuổi và chắc chắn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa", chị Lan cười vui.
Điêu khắc Angkor - Thật giả lẫn lộn Một số xưởng chế tác mỹ nghệ ở Campuchia đã tạo ra những sản phẩm giả mạo các kiệt tác thời kỳ Văn minh Angkor ... |
Đề nghị Séc hỗ trợ địa phương Việt Nam về du lịch, chế tác phalê Ngày 16/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc, Milan Stech, nhân dịp ... |
Đồng hồ Rolex được bán với giá hơn 200.000 USD Chiếc đồng hồ Rolex được chế tác bằng vàng của cựu Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Đức, Konrad Adenauer, đã được ... |