Thỏa thuận hợp tác Trung Quốc - Iran: Lợi cả đôi đường

LAM TRÀ
Thỏa thuận hợp tác kéo dài 25 năm giữa Trung Quốc và Iran được ngoại trưởng hai nước ký kết ngày 27/3 được đánh giá không chỉ tăng cường sức ảnh hưởng của Bắc Kinh ở nước ngoài mà còn giúp Tehran củng cố nền kinh tế đang “vỡ vụn”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif  ký thỏa thuận hợp tác vào ngày 27/3 tại Tehran, Iran. (Nguồn: CNBC)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif ký thỏa thuận hợp tác vào ngày 27/3 tại Tehran, Iran. (Nguồn: CNBC)

Trung Quốc – Iran bắt tay, Mỹ lo lắng?

Ngày 27/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif đã ký một thỏa thuận hợp tác trên quy mô lớn về kinh tế và an ninh, kéo dài 25 năm, được phát trực tiếp trên truyền hình nhà nước Iran.

Động thái trên được xem là một trong những nỗ lực của Iran nhằm thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao với các cường quốc không thuộc phương Tây.

Thông tin chi tiết về thỏa thuận chưa được công bố, song theo bản dự thảo thỏa thuận được tiết lộ hồi năm ngoái, Trung Quốc sẽ đầu tư vào các dự án năng lượng hạt nhân, cảng, đường sắt và cơ sở hạ tầng khác của Iran để chuyển giao công nghệ quân sự và đầu tư vào ngành dầu khí của Iran.

Hãng thông tấn Tasnim bán chính thức của Iran ngày 27/3 cho biết, để đổi lại các khoản đầu tư, Trung Quốc sẽ nhận được nguồn cung dầu ổn định từ Iran, Hai nước cũng đồng ý thành lập ngân hàng Iran - Trung Quốc để có thể giúp Tehran né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trước khi thỏa thuận được ký kết, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 26/3 nhấn mạnh: "Sự hợp tác này là cơ sở để Iran và Trung Quốc tham gia các dự án lớn và phát triển cơ sở hạ tầng”, trong đó có sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Bắc Kinh - một chiến lược phát triển và đầu tư toàn cầu rộng lớn của Trung Quốc.

Thỏa thuận này cũng làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Tehran và Bắc Kinh vào thời điểm Trung Quốc đang tìm kiếm thêm ảnh hưởng ở Trung Đông, còn Iran đang tìm kiếm sự hỗ trợ đối với nền kinh tế đang chao đảo do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ngoại trưởng Vương Nghị: "Quan hệ của chúng tôi với Iran sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình hình hiện nay mà sẽ là mối quan hệ lâu dài và chiến lược. Iran độc lập quyết định về mối quan hệ của mình với các nước khác và không giống như một số nước khác thay đổi lập trường chỉ với một cuộc điện thoại".

Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng của Iran, là "cửa thoát hiểm" chính của Iran trong bối cảnh Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hệ thống ngân hàng và các mặt hàng xuất khẩu chính của Iran, trong đó có dầu mỏ.

Năm 2018, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm buộc Tehran phải đàm phán một thỏa thuận mới và quy mô lớn hơn. Iran và Mỹ hiện tranh cãi về cách quay trở lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân này.

Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 từng mở ra triển vọng khai thông các dòng đầu tư nước ngoài vào Iran, nhưng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận, kèm theo đó là các lệnh trừng phạt khắc nghiệt, đã ngăn cản nhiều công ty phương Tây đổ tiền vào Iran.

Giờ đây, thỏa thuận với Trung Quốc mang lại cho Iran triển vọng về một dòng đầu tư nước ngoài rất cần thiết.

Dina Esfandiary, thành viên của Tổ chức Thế kỷ (The Century Foundation) và là đồng tác giả của một cuốn sách viết về mối quan hệ của Iran với Trung Quốc và Nga, nói: “Nó (thỏa thuận với Trung Quốc) cho phép Iran cứng rắn hơn một chút. Nó sẽ khiến châu Âu và Mỹ lo lắng hơn vì có vẻ như Iran đã tìm được một lối thoát cho nền kinh tế vốn đang bị bóp nghẹt của mình”.

“Đồng minh trong mọi thời tiết”?

Lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu từ Iran đã tăng mạnh trong những tháng gần đây.

Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 918.000 thùng/ngày từ Iran trong tháng 3/2021, mức cao nhất kể từ khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ hoàn toàn đối với Tehran cách đây 2 năm.

Tin tức nói trên đã khiến chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo rằng họ sẽ thực thi các biện pháp trừng phạt có từ thời Tổng thống Trump nhằm vào dầu lửa của Iran, đồng thời áp dụng các lệnh trừng phạt này đối với Trung Quốc.

Việc nối lại một số hoạt động buôn bán dầu mỏ, cùng với một ngành công nghiệp trong nước được củng cố, đã thúc đẩy tăng trưởng của Iran, dù ở mức khiêm tốn. Thỏa thuận cũng được đánh giá giúp Tehran có được một số đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hạt nhân tiềm tàng với chính quyền Biden.

Tổng thống Biden cho biết ông sẵn sàng quay trở lại thỏa thuận hạt nhân nếu Iran thực hiện các cam kết trong thỏa thuận mà nước này đã từng bước vi phạm kể từ năm 2019. Trong khi đó, Tehran đề nghị Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trước khi chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào của Washington.

Tháng 2 vừa qua, Iran đã từ chối lời mời của Liên minh châu Âu (EU) tham gia các cuộc đàm phán không chính thức với Washington vì các biện pháp trừng phạt vẫn chưa được dỡ bỏ trước. Kể từ đó, hai bên vẫn "án binh bất động".

Mối quan hệ của Iran với Trung Quốc đã có từ nhiều thập kỷ trước, nhưng sự phụ thuộc ngày càng tăng của Tehran vào Bắc Kinh đã khiến nhiều người Iran chỉ trích rằng chính phủ đang dung túng để Trung Quốc có quá nhiều ảnh hưởng kinh tế đối với các lĩnh vực quan trọng của đất nước.

Tâm lý chống Trung Quốc trong đại dịch Covid-19 đã làm tăng thêm những lời chỉ trích như vậy.

Tuy nhiên, bà Esfandiary cho rằng đối với Iran, thỏa thuận với Trung Quốc giúp Iran gửi đi một tín hiệu rằng, họ có các đồng minh hùng mạnh, trong đó có một quốc gia có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Mặc dù vậy, theo bà Esfandiary, mối quan hệ đối tác này có giới hạn và sẽ không làm thay đổi cách Trung Quốc kinh doanh ở Trung Đông.

Bà Dina Esfandiary khẳng định: “Trung Quốc sẽ ủng hộ Iran nếu điều đó phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh và sẽ phớt lờ Iran nếu quan hệ đối tác không mang lại lợi ích cho Bắc Kinh".

TIN LIÊN QUAN
Thoả thuận hạt nhân Iran: Đức cảnh báo 'đùa với lửa', Mỹ đưa ra dự đoán, Trung Quốc nói về 'con đường đúng đắn nhất'
Trọng tâm chính sách đối ngoại với Nga, Iran, Trung Quốc và Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Biden là gì?
Thêm hàng chục công ty Trung Quốc và Iran bị Mỹ điền tên vào danh sách trừng phạt
Mỹ đang đẩy Trung Quốc và Iran ‘về chung lối’?
Iran tuyên bố đàm phán 'thỏa thuận chiến lược 25 năm' với Trung Quốc
(Hellenicshippingnews/Reuters)

Đọc thêm

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Hoàng hậu Bỉ Mathilde tham dự Hội nghị 'Quyền trẻ em châu Âu: Từ cam kết đến hiện thực' tại Cung điện Egmont ở Brussels, Bỉ từ ngày 2-3/5.
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Vietlott 6/5, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 6/5, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 6/5 - xổ số Vietlott Max 3D 6/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 6/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay.
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSDT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 6/5/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 6/5/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 6/5/2024. Ket qua xo so Dong Thap. KQXSDT thứ 2. xổ số Đồng Tháp ngày ...
XSCM 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 6/5/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 6/5/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau nhanh nhất hôm nay - XSCM 6/5/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. xổ số Cà ...
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động