Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: 'Giấc mơ' của Israel 'tan thành mây', Mỹ 'ngây người' với tài của Trung Quốc

Phương Hà
Với thỏa thuận Saudi Arabia-Iran, Israel sẽ khó thiết lập một liên minh chiến lược khu vực để chống lại Iran. Lúc này, Mỹ cũng cần phải đánh giá lại vị thế của mình trong khu vực Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thỏa thuận Saudi-Iran: Cú sốc với Israel?
Từ trái sang: Cố vấn an ninh quốc gia Saudi Arabia Musaad bin Mohammed al-Aiban, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị và Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani tại cuộc họp tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 6/3. (Nguồn: CNN)

Chiến thắng cho Iran?

Theo báo chí Israel, việc Iran và Saudi Arabia ký thỏa thuận nối lại quan hệ ngoại giao trong vòng 2 tháng tới, dưới sự kết nối của Trung Quốc, đã giáng đòn mạnh vào tham vọng của Israel trong việc thiết lập một liên minh chiến lược khu vực để chống lại Iran.

Tờ Haaretz nhận định “giấc mơ của Israel thành lập một liên minh Arab chống Iran đã tan thành mây khói”. Thông tin về thỏa thuận giữa Iran và Saudi Arabia có thể vẽ lại “bản đồ bạn-thù” trong khu vực, đồng thời tạo ra những tác động toàn cầu.

Thỏa thuận hòa bình với Saudi Arabia mang lại cho Iran tính hợp pháp tối cần thiết trong thế giới Arab và có thể mở đường cho các thỏa thuận tiếp theo với các quốc gia Arab khác như Ai Cập, chấm dứt chiến tranh ở Yemen, dẫn tới một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng ở Liban và thậm chí sẽ giúp nối lại đàm phán khôi phục Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015.

Ngoài ra, thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Iran sẽ buộc Mỹ phải đánh giá lại vị thế của mình trong khu vực Trung Đông, bởi nó cho thấy, chính Bắc Kinh chứ không phải Washington hay Moscow có khả năng dàn xếp "mớ hỗn độn" trong khu vực xưa nay vẫn thuộc ảnh hưởng của Mỹ.

Theo Times of Israel, thông báo bất ngờ của Saudi Arabia về việc nối lại quan hệ với Iran đã tạo ra một rào cản mới đầy phức tạp trên hành trình mở rộng quan hệ ngoại giao của Israel với thế giới Hồi giáo.

Đây là một cú sốc đối với chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã công khai mục tiêu đưa Saudi Arabia vào liên minh khu vực chống Iran.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng tỏ ra thận trọng khi nhận định về những tác động thực chất của diễn biến mới trong hai cặp quan hệ Saudi Arabia-Iran và Saudi Arabia-Israel.

Chuyên gia quan hệ quốc tế theo dõi về Saudi Arabia, ông Aziz Alghashian cho rằng, Riyadh không quá coi trọng vai trò của Israel trong một mặt trận tiềm năng chống Iran.

Chuyên gia này giải thích: “Saudi Arabia hiếm khi hành động dựa trên quan điểm ‘kẻ thù của kẻ thù là bạn’, đặc biệt là trong các vấn đề chiến lược. Thông tin mới nhất cho thấy rõ ràng Saudi Arabia ưu tiên quan hệ với Iran hơn là quan hệ ngầm với Israel”.

Tuy nhiên, ông Alghashian nói thêm điều này không có nghĩa là các hoạt động hợp tác không công khai giữa Saudi Arabia và Israel sẽ dừng lại. Việc nối lại quan hệ với Iran chỉ là một biến số mới trong toan tính của Saudi Arabia.

Là quốc gia biểu tượng của thế giới Hồi giáo, Saudi Arabia sở hữu 2 địa điểm linh thiêng nhất bao gồm thánh địa Mecca và Medina. Bất chấp tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước Hồi giáo Vùng Vịnh đang diễn ra mạnh mẽ với các Hiệp định Abraham, lâu nay Riyadh vẫn tuyên bố điều kiện tiên quyết để nước này tham gia với Israel là thực hiện giải pháp “hai nhà nước trong vấn đề Palestine”.

Mặt khác, trên thực tế Saudi Arabia vẫn đang mở hé các cánh cửa hợp tác với Israel như việc mở cửa bầu trời cho các chuyến bay thương mại, cho phép phóng viên Israel sang đưa tin nhân chuyến công du Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho phép tổ chức các diễn đàn hợp tác kinh tế.

Gần đây, Riyadh còn tiếp cận Washington đề xuất sẽ tham gia Hiệp định Abraham nếu Mỹ cam kết hỗ trợ chương trình hạt nhân dân sự.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạo lực gia tăng với người Palestine ở Bờ Tây sau khi chính phủ mới tại Israel lên nắm quyền đã khiến tình hình thay đổi, Saudi Arabia không còn động lực sớm bình thường hóa quan hệ với Israel.

Hơn nữa, chuyên gia Brian Katulis tại Viện Trung Đông ở Washington cho rằng, việc Saudi Arabia-Iran nhất trí nối lại quan hệ có thể khiến khoảng cách giữa Israel và Saudi Arabia thêm nới rộng nếu như tới đây có thêm nhiều "quả ngọt" được sinh ra từ thỏa thuận này.

Biết đâu sẽ tốt cho tất cả

Theo chuyên gia Nicholas Heras tại Viện Chiến lược và chính sách New Lines, việc giành được thỏa thuận với Saudi Arabia là “một chiến thắng ngoại giao hiển nhiên với Iran". Ông Heras nhận định, Saudi Arabia đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng là chính phủ và người dân Israel không thể có sự ủng hộ của Riyadh nếu muốn tấn công quân sự Iran, ở bất cứ nơi nào trong khu vực.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng không quá bi quan về những hậu quả với Israel sau thỏa thuận Saudi-Iran.

Chuyên gia Fatima Abo Alasrar, hiện đang cộng tác tại Viện Trung Đông (Washington) đánh giá rằng thỏa thuận Iran-Saudi Arabia khá hẹp, chỉ tập trung vào các vấn đề cụ thể như mở lại sứ quán, nối lại hợp tác thương mại và an ninh khi bị tấn công.

Việc tỏ thái độ thiện chí với Iran cũng có thể được xem là một phần của nỗ lực lớn hơn của Saudi Arabia tìm cách hàn gắn quan hệ với Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ - hai quốc gia gần đây đang đứng về phía Iran.

Nếu coi đây là một xu thế thân thiện hóa giữa các quốc gia trong khu vực, thì thậm chí thỏa thuận Saudi-Iran còn có lợi cho Israel. Chuyên gia nghiên cứu về Saudi Arabia, ông Eyad Alrefai nhận xét: “Thỏa thuận này sẽ tạo ra một động lực có thể thúc đẩy khu vực chuyển động tới một tương lai hiểu biết, tôn trọng và hợp tác với nhau. Trong một môi trường như vậy, các quốc gia đều sẽ có lợi, mà chủ yếu là Israel”.

Iran và Saudi Arabia đã có một lịch sử đầy sóng gió trong vòng chưa đầy một thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Mối quan hệ này cũng chứng kiến nhiều thăng trầm kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran.

Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị gián đoạn sau khi xảy ra vụ việc người biểu tình Iran tấn công trụ sở các phái đoàn ngoại giao Saudi Arabia tại Iran vào năm 2016. Việc Iran - Saudi Arabia “đóng băng” quan hệ đe dọa sự ổn định và an ninh ở vùng Vịnh, thậm chí châm ngòi xung đột ở Trung Đông từ Yemen tới Syria. Do đó, mối quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia được cải thiện có thể có tác động đến chính trị trên khắp Trung Đông.

Với IPEF, Mỹ có vượt qua cái bóng của 'người khổng lồ' kinh tế Trung Quốc tại ASEAN?

Với IPEF, Mỹ có vượt qua cái bóng của 'người khổng lồ' kinh tế Trung Quốc tại ASEAN?

Trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, Mỹ còn nhiều việc phải làm để bắt kịp Trung Quốc. Trong những năm qua, Trung Quốc ...

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc thăm Ukraine, Kiev muốn mở rộng thỏa thuận ngũ cốc

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc thăm Ukraine, Kiev muốn mở rộng thỏa thuận ngũ cốc

Ngày 8/11, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield có chuyến thăm Kiev, gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Nga bắn tín hiệu mới vì lo Mỹ hết 'mặn mà' với thỏa thuận hạt nhân Iran

Nga bắn tín hiệu mới vì lo Mỹ hết 'mặn mà' với thỏa thuận hạt nhân Iran

Nga cho rằng các tuyên bố của Mỹ ở nước ngoài đang tạo ra những nghi ngờ về cam kết của Mỹ với thỏa thuận ...

Phản ứng 'gắt' với động thái của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines tuyên bố tập trận chung quy mô lớn

Phản ứng 'gắt' với động thái của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines tuyên bố tập trận chung quy mô lớn

Bày tỏ quan ngại với các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines đã thông tin về cuộc tập ...

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Trung Quốc gọi tên 'chiến thắng', hé lộ đề xuất của Bắc Kinh, Mỹ có lo?

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Trung Quốc gọi tên 'chiến thắng', hé lộ đề xuất của Bắc Kinh, Mỹ có lo?

Theo The Hill ngày 12/3, thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia hôm 10/3 đang khiến Mỹ phải ...

(theo Haaretz, Times of Israel)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động