Năm 2023, nhiều dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tầm trung phát triển nhanh nhất toàn cầu với mức tăng trưởng 6%. (Nguồn: mof.gov.vn) |
Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước lấy lại đà phục hồi và tăng trưởng nhanh trên các lĩnh vực trong năm 2022 nhờ Chính phủ kịp thời điều chỉnh chính sách phù hợp và nắm bắt cơ hội, với điểm nhấn là việc mở cửa toàn diện vào ngày 15/3/2022. Đây là tiền đề vững chắc để kinh tế Việt Nam vượt khủng hoảng Covid-19, xung đột Nga-Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát… đạt được những thành tựu ấn tượng.
Thành quả từ chiến dịch tổng lực
Tin liên quan |
TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine |
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đến nay, có thể khẳng định, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19. Trong đó, công tác ngoại giao vaccine đã có sự đóng góp tích cực vào thành công của Chiến lược vaccine góp phần kiểm soát đại dịch và sớm chuyển sang giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế.
Nhìn lại thời điểm năm 2020, trong bối cảnh mới bùng phát dịch bệnh Covid-19, nguồn cung vaccine khan hiếm. Việc tìm kiếm vaccine trở thành khâu quyết định bảo đảm nguồn sống cho người dân, là điều kiện tiên quyết để chuyển hướng chiến lược kịp thời từ phòng chống dịch bằng các biện pháp hành chính, sang bằng các biện pháp chuyên môn, khoa học, bảo đảm thành công việc thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
Đảng và Nhà nước huy động mọi nỗ lực, đồng thời quyết liệt chỉ đạo ngành Ngoại giao khai thác các kênh tiếp cận vaccine. Vaccine đã trở thành một nội dung quan trọng trong nhiều cuộc điện đàm, tiếp xúc ngoại giao quốc tế.
Ngày 13/8/2021, Việt Nam thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng, nhằm ba mục tiêu chính là đôn đốc triển khai giao vaccine đúng hạn; vận động xin viện trợ vaccine từ các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế; thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
Việt Nam trở thành một trong những quốc gia bao phủ vaccine cao nhất thế giới, biểu tượng hàng đầu trong các nước đang phát triển về thực hiện thành công chiến lược vaccine.
Thành công của hoạt động ngoại giao vaccine có được trước hết nhờ chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè, đối tác quốc tế, khẳng định mối quan hệ đối tác khăng khít, là thông điệp về sự đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, được quốc tế đánh giá cao và từ đó sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ khi Việt Nam cần.
Điểm sáng tăng trưởng
Nhờ thành quả của chiến dịch ngoại giao vaccine, dịch bệnh được kiểm soát, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn (về thu-chi, xuất-nhập khẩu, cân đối lương thực, thực phẩm, cân đối năng lượng, cung cầu lao động); giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy và mở rộng hội nhập và đối ngoại có hiệu quả.
Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực trong năm 2022 là do sớm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa để phục hồi và phát triển kinh tế.
Thực tế đã chứng minh việc chuyển hướng này đúng đắn và kịp thời, kinh tế từ tăng trưởng âm hơn 6% trong quý III/2021 đã đạt tăng trưởng dương ở quý tiếp theo và quý sau cao hơn quý trước, dịch bệnh được kiểm soát. Năm 2022, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng trưởng 8,02%, giá cả các mặt hàng trong nước cơ bản được kiểm soát. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, không hề cảm nhận được tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Việt Nam.
Giám đốc điều hành công ty tư vấn đầu tư BDA Partners Andrew Huntley cho rằng, với mức tăng 8,02% - thuộc hàng cao nhất thế giới, Việt Nam đã chứng kiến sự phục hồi mạnh sau hai năm dịch bệnh hoành hành. Theo ông, động lực của sự phục hồi là tiêu dùng tăng khoảng 14%, mức tăng trưởng cao và đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, xuất khẩu năm 2022 cũng phục hồi tương tự với mức tăng 13%.
Kể từ khi mở cửa hoàn toàn cho du khách quốc tế vào ngày 15/3/2022, ngành du lịch Việt Nam từng bước phục hồi. Năm 2022, Việt Nam đón tổng cộng 3,66 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 23,3 lần so với năm trước đó. Năm tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 4,6 triệu lượt người, gấp 12,6 lần cùng kỳ năm trước. Với quy mô kinh tế ngày càng tăng, quyền lực mềm và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi, Việt Nam giữ vững vị thế trong top 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022 theo xếp hạng của công ty truyền thông US News & World Report (Mỹ).
Từ kinh nghiệm của ngoại giao vaccine, tại Hội nghị Tổng kết công tác ngoại giao vaccine - Những bài học kinh nghiệm để thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới (tháng 11/2022), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Ngoại giao xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện ngoại giao kinh tế, hoạt động ngoại giao thúc đẩy hoạt động kinh tế, trong đó có việc mở rộng thị trường...
Sự thành công ngoại giao vaccine không chỉ góp phần củng cố “quyền lực mềm”, khẳng định hình ảnh quốc gia và vai trò tiên phong của ngành Ngoại giao, mà còn bổ sung những kinh nghiệm quý trong vận động ngoại giao và thực hiện ngoại giao kinh tế, ngoại giao xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn hiện nay.
Ngoại giao vaccine là “con đường tắt” để các nước đang phát triển đẩy mạnh tiêm chủng và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, trong dài hạn, chuyển giao công nghệ, mở rộng sản xuất, tái phân phối nguồn cung vaccine mới thực sự tạo nên khả năng đáp ứng nhu cầu vaccine của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Năm 2023, nhiều chuyên gia dự báo, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tầm trung phát triển nhanh nhất toàn cầu, với mức tăng trưởng 6%. Báo cáo cập nhật kinh tế quý II của Ngân hàng HSBC công bố ngày 5/5, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt 5,2% trong năm nay. Ngày 11/5, Ngân hàng Standard Chartered tiếp tục dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,5%.
| Bộ Ngoại giao phối hợp với Bình Định triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Sáng ngày 24/4, TP Quy Nhơn, Bình Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn công tác ... |
| Phát triển ngành Halal Việt Nam: Hướng đi mới cho ngoại giao kinh tế Bộ Ngoại giao với vai trò “mở đường, đồng hành” sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan ... |
| Công tác ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới Tại Tọa đàm ngày 16/5, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã triển khai ... |
| Giao ban Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội, doanh nghiệp gỗ và lâm sản Giao ban Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế nhằm đánh giá những thách thức, cơ hội, tác động của chính sách, quy định mới ... |
| Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine Chính phủ đã tổ chức hội nghị tổng kết ngoại giao vaccine, đánh giá toàn diện, sâu sắc, rút ra nhiều bài học quý báu ... |