Toàn cảnh Họp báo chính phủ thường kỳ tháng 5/2023. (Ảnh: Q.T) |
Buổi họp báo diễn ra ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cùng ngày.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho rằng, tình hình kinh tễ-xã hội nước ta trong tháng 5 tiếp tục được duy trì ổn định, chuyển biến tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4.
Nổi bật là, lạm phát giữ xu hướng giảm dần qua các tháng; tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều khởi sắc, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 2,2% so với tháng 4 và tăng 0,1% so cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp ổn định, xuất khẩu 1 triệu tấn gạo, trị giá 0,53 tỷ USD, tăng 41,1% về lượng và tăng 53,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 1,5% so tháng 4 và tăng 11,5% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp. rút lui khỏi thị trường giảm 22% so với tháng 4...
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin, tính chung 5 tháng, tình hình kinh tế-xã hội cả nước có nhiều điểm sáng. Đơn cử như: Lạm phát được kiểm soát. CPI bình quân 5 tháng tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước. Thu đủ chi, thu ngân sách nhà nước ước đạt 769,6 nghìn tỷ đồng, bằng 47,5% dự toán. Xuất đủ nhập, xuất siêu 9,8 tỷ USD.
An ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.
Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, lãi suất điều hành giảm 3 lần liên tiếp, lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm; tỉ giá ổn định, phù hợp với diễn biến thị trường; chủ động điều hành chính sách tiền tệ theo hướng phù hợp, chắc chắn, linh hoạt, chủ động và kịp thời.
Tin liên quan |
Công tác ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới |
Hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều chuyển biến. Trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng. Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Song song với đó, du lịch phục hồi nhanh, có gần 4,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp 12,6 lần cùng kỳ, bằng 57,5% kế hoạch năm.
Đầu tư được thúc đẩy, giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/5 đạt trên 157 nghìn tỷ đồng, bằng 22,22% kế hoạch, tăng 41 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, qua đó đã đẩy một lượng vốn lớn ra nền kinh tế, hỗ trợ đầu ra cho nhiều ngành, lĩnh vực, giải quyết việc làm.
An sinh xã hội được bảo đảm. Công tác khám chữa bệnh được tích cực triển khai; Giáo dục, đào tạo được quan tâm chỉ đạo. Hoạt động kết nối cung-cầu lao động được tăng cường; kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động bị mất việc, giảm giờ làm; đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực, hiệu quả, nhất là ngoại giao kinh tế.
Thông tin truyền thông được tăng cường; tích cực đưa thông tin nhanh chóng, chính xác, tương đối đầy đủ về tình hình kinh tễ-xã hội của đất nước và ngăn chặn, gỡ bỏ, phản bác nhiều thông tin giả, xấu, độc, phản cảm, chống phá Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn đánh giá, nước ta còn không ít tồn tại, khó khăn, thách thức phải đối mặt, cần xử lý.
Cụ thể như: Ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn chịu nhiều sức ép; doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục gặp khó khăn, nhất là về khả năng tiếp cận vốn, đơn hàng sụt giảm; mặt bằng lãi suất cho vay dù đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao; giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong nông nghiệp ở mức cao, nhất là thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, việc triển khai một số chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tễ-xã hội còn chậm; tình hình lao động, việc làm gặp nhiều thách thức; rủi ro dịch bệnh, bão lũ, nắng nóng, hạn hán, biến đổi khí hậu… tiếp tục cần quan tâm; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Để cải thiện những khó khăn, thách thức trên, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho hay, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, thời gian tới, các cấp, chính quyền, địa phương cần ưu tiên thực hiện hiện quả hơn nữa mục tiêu tăng trưởng; tập trung đẩy mạnh 3 động lực tăng trưởng; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; hực hiện tốt công tác lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Thêm vào đó, cần đẩy nhanh các dự án công nghiệp có quy mô lớn, khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu; bảo đảm cho được vấn đề cân đối về lương thực, thực phẩm; tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; nắm chắc tình hình, không để bị động bất ngờ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; đẩy mạnh tuyên truyền về các nhiệm vụ, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
| Kinh tế Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy để bật trở lại Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định như vậy trong báo cáo “Dữ liệu Việt Nam tháng 5-Chặng đường còn dài”. |
| Việt Nam luôn theo dõi sát mọi diễn biến trên Biển Đông Chiều 1/6, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cung cấp các thông tin mới về hoạt động trái phép của tàu Hướng ... |
| Tránh được cú sốc lớn, kinh tế thế giới vẫn còn một núi rủi ro Mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng nợ chưa từng có của Mỹ giảm đi nhanh chóng, nền kinh tế thế giới dường như ... |
| 'Chuyển mình' nhanh chóng, phép màu kinh tế Việt Nam đến từ đâu? Trên trang Eurasia Review, tác giả Matija Šerić nhận định, trong hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những nền ... |
| Phát triển TP. Hồ Chí Minh thông minh trong thời đại 4.0 Trong thời đại 4.0, việc xây dựng TP. Hồ Chí Minh thông minh, hiện đại, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của đất nước ... |