PHÂN TÍCH

Thử giải phẫu quan hệ EU-Trung Quốc

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Từ kỳ vọng tối đa ở Cấp cao trực tiếp EU-Trung Quốc đến hình thức tối giản của Cấp cao trực tuyến vừa diễn ra, quan hệ EU-Trung Quốc cho thấy thực trạng gì? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thử giải phẫu quan hệ EU-Trung Quốc
Quan hệ EU-Trung Quốc hiện nay đang khiến EU ngày càng thêm hoài nghi và lo lắng Trung Quốc tìm cách phân hoá nội bộ EU và mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị cũng như kiểm soát kinh tế ở châu Âu. (Minh họa của Paresh Nath/Politicalcartoons)

Nếu muốn có phác hoạ tổng quát nhất về thực trạng hiện tại của mối quan hệ EU-Trung Quốc thì chỉ cần nhìn vào sự tương phản giữa dự kiến kịch bản cho cuộc gặp cấp cao trực tiếp giữa EU-Trung Quốc tại Leipzig (Đức) từng bị phía Đức, trong tư cách là chủ tịch luân phiên đương nhiệm của EU, quyết định hoãn lại vô thời hạn với diễn biến và kết quả của cuộc trao đổi trực tuyến vừa rồi giữa hai bên.

Từ tối đa về tối thiểu

Cuộc cấp cao EU-Trung Quốc ở Leipzig được phía Đức chủ trương và thiết kế để làm đỉnh cao và hoạt động trung tâm của nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU, dự kiến kéo dài 3 ngày, nhưng rồi bị hoãn vô thời hạn và cuộc trao đổi trực tuyến thay thế kéo dài không đầy một ngày. Như thế chẳng phải mối quan hệ song phương EU-Trung Quốc từ kỳ vọng được thúc đẩy tối đa giờ chỉ còn thoi thóp được ở mức độ tối thiểu.

Nếu sự kiện dự kiến tổ chức ở Leipzig được tiến hành thì đấy sẽ là lần đầu tiên có cuộc hội ngộ giữa lãnh đạo của tất cả 27 thành viên Liên minh châu Âu với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc trao đổi trực tuyến thay thế bị thu hẹp diện tham gia xuống còn giữa ông Tập Cận Bình với Chủ tịch Uỷ ban EC, chủ tịch Hội đồng EU và Thủ tướng Đức. Như thế chẳng phải từ cách tiếp cận "lượng tạo nên chất" đã chuyển thành "vì không có chất nên phải giảm lượng".

Chỉ như thế thôi cũng đã đủ để thấy hai điều. Thứ nhất, mối quan hệ giữa EU-Trung Quốc hiện ở trong tình trạng thể thảm như chưa từng thấy từ trước đến nay. Thứ hai, cả hai bên đều ý thức được rằng bất đồng quan điểm cơ bản và xung khắc lợi ích chiến lược hiện tại giữa hai bên không thể được khắc phục trong một sớm một chiều và lại càng không thể được hoá giải chỉ nhờ vào có một cuộc trao đổi trực tuyến. Chính vì thế, sự kiện trực tuyến kia không thành công không gây bất ngờ gì, nếu như không muốn nói là đương nhiên. Hai điều ấy cũng lý giải vì sao Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã không thành công với sứ mệnh ngoại giao trước đấy ở một số nước thành viên EU.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan hệ EU-Nga qua chuyện Navalny: Giữa yêu và hận

Quan hệ EU-Nga qua chuyện Navalny: Giữa yêu và hận

Nhìn vào sâu hơn và ra xa hơn trong mối quan hệ song phương này có thể nhận thấy tình trạng hiện tại là kết quả của việc EU điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc và của việc Trung Quốc, tuy không điều chỉnh chính sách đối với EU, nhưng lại có những quyết sách mới và hành động mới về đối nội cũng như đối ngoại khiến EU không thể không điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc.

Mỹ xưa nay luôn là một nhân tố tác động trực tiếp rất mạnh mẽ tới mối quan hệ giữa EU-Trung Quốc nhưng Mỹ và EU chưa bao giờ “cùng hội cùng thuyền” trên mọi phương diện và trong mọi vấn đề liên quan tới quan hệ với Trung Quốc nên không thành lập được với nhau liên minh chống hay đối phó Trung Quốc mà chỉ cùng liên thủ với nhau trong chuyện này hay liên kết với nhau trong vấn đề kia.

Thực tế này có lợi cho Trung Quốc và được Trung Quốc luôn luôn khai thác và tận lợi triệt để. Lĩnh vực duy nhất mà Mỹ và EU luôn có được sự thống nhất quan điểm và phối hợp hành động trong xử lý quan hệ với Trung Quốc là ý thức hệ, dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền.

Sự thức tỉnh của châu Âu

Ngay từ năm ngoái, trong chiến lược đối với Trung Quốc, EU đã công khai coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược, tức là hợp tác bị chi phối và quyết định bởi đối phó. Giống như đối với Mỹ, Trung Quốc vẫn là đối tác rất quan trọng của EU và EU không thể để quan hệ bị đổ vỡ. Nhưng cũng giống như Mỹ, EU hiện đã ý thức được rằng mối thách thức trên mọi phương diện từ Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ đến mức không chỉ còn đơn thuần là thách thức nữa mà là mối nguy hiểm đối với tương lai của EU, buộc EU phải hành động đối phó trước khi quá muộn.

Trung Quốc đã không xua tan được mối lo ngại này của EU mà còn khiến EU ngày càng thêm hoài nghi và lo lắng về Trung Quốc khi vừa thúc đẩy hợp tác với EU vừa tìm cách phân hoá nội bộ EU và mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị cũng như kiểm soát kinh tế ở châu Âu. Cách thức Trung Quốc xử lý vấn đề người theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương và vấn đề an ninh chính trị, ổn định xã hội ở Hong Kong đã đẩy EU vào tình thế không thể không làm găng với Trung Quốc bởi EU không thể không vừa bảo vệ ý thức hệ và hệ giá trị của EU vừa phải tránh bị thế giới coi là đạo đức giả với cái gọi là "Tiêu chuẩn kép". EU bây giờ không còn ảo tưởng dùng quan hệ hợp tác để làm thay đổi Trung Quốc trên những phương diện EU muốn Trung Quốc thay đổi.

Quan hệ giữa EU-Trung Quốc rồi đây không hẳn gay cấn như quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chắc chắn không thể sớm lại được hữu hảo như đã từng có được trong quá khứ.

Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Không đạt được thỏa thuận chung, Châu Âu kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Không đạt được thỏa thuận chung, Châu Âu kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông

TGVN. Tối 14/9, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc đã diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự đồng chủ ...

Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Phép thử mối quan hệ song phương

Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Phép thử mối quan hệ song phương

TGVN. Luôn được xem là đỉnh cao ngoại giao trong quan hệ EU-Trung Quốc, hội nghị thượng đỉnh ngày 14/9 có khả năng cho thấy ...

Đức, Liên minh châu Âu (EU) với Trung Quốc: Giữa hoãn và huỷ

Đức, Liên minh châu Âu (EU) với Trung Quốc: Giữa hoãn và huỷ

TGVN. Đức, chủ tịch EU hoãn tổ chức cuộc gặp cấp cao với Trung Quốc. Thấy gì và lý giải thế nào về ứng xử ...

Chủ tịch EC kêu gọi Trung Quốc tôn trọng trật tự quốc tế

Chủ tịch EC kêu gọi Trung Quốc tôn trọng trật tự quốc tế

Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã kêu gọi Trung Quốc bảo vệ trật tự quốc tế khi đang tham gia Hội ...

Đọc thêm

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động