Nhỏ Bình thường Lớn
25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Giáo sư Carl Thayer: 4 đóng góp có ý nghĩa của Việt Nam vào sự phát triển của ASEAN

TGVN. Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia) đánh giá Việt Nam đã có những đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của ASEAN.
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 24/7: Việt Nam là thành viên tích cực, Hợp tác bóng đá và startup Đông Nam Á được rót vốn ồ ạt
Tin tức ASEAN buổi sáng 23/7: Indonesia ghi nhận số ca Covid-19 tử vong kỷ lục. Không có đột phá, ASEAN khó đạt được tham vọng kinh tế
giao su carl thayer danh gia cao nhung dong gop co y nghia cua viet nam
ASEAN

Theo Giáo sư Carl Thayer, trong 25 năm qua, Việt Nam đã đảm bảo nền chính trị ổn định và một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, từ đó có nền tảng vững chắc để tạo ra những đóng góp ý nghĩa cho ASEAN và sự phát triển của Hiệp hội. Theo Giáo sư Thayer, Việt Nam đã có ít nhất bốn đóng góp lớn cho ASEAN.

Thứ nhất, vào năm 1998, khi làm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã soạn thảo Kế hoạch hành động Hà Nội để thúc đẩy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Cùng với những nỗ lực khác, Kế hoạch này nhằm khắc phục khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Thứ hai, vào năm 2010, khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy những gì các nhà quan sát ngoại giao gọi là “văn hóa thực hiện”. Nói cách khác, Việt Nam đã thúc đẩy việc hoàn thành các hoạt động thiết thực sau khi ASEAN thông qua các tuyên bố và kế hoạch hành động.

Thứ ba, Việt Nam đã sử dụng kinh nghiệm ngoại giao của mình để thúc đẩy quan hệ ASEAN với các cường quốc. Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đầu tiên. Việt Nam cũng thúc đẩy thành công việc mở rộng thành viên Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bao gồm thêm cả LB Nga và Mỹ.

Thứ tư, Việt Nam đã thể hiện trò quan trong việc ASEAN xử lý các tranh chấp ở Biển Đông giữa các thành viên và Trung Quốc. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. Mới đây nhất, trong năm 2020, với tư cách là Chủ tịch ASEAN lần thứ ba, sự lãnh đạo của Việt Nam đã mang lại sự thừa nhận mạnh mẽ đối với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. Theo Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, UNCLOS 1982 đặt ra khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.

Đánh giá các hoạt động của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Giáo sư Thayer cho rằng Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN bằng cách công bố chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” và đề ra năm mục tiêu cơ bản.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã buộc Việt Nam phải dừng các nội dung thường lệ và tập trung vào quản lý khủng hoảng thông qua hội nghị trực tuyến. Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức cuộc họp của các quan chức y tế ASEAN để tái kích hoạt các biện pháp hợp tác được xây dựng để đối phó với các đại dịch trước đó và khởi xướng việc hợp tác trên cơ sở khu vực.

Việt Nam đã hoãn Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và thay vào đó tập trung vào việc tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt về bệnh Covid-19, sau đó là một Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Việt Nam cũng đã tổ chức được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 theo hình thức trực tuyến, tập trung vào việc quản lý Covid-19 và các kế hoạch chuẩn bị cho việc phục hồi hậu Covid-19.

Một trong 5 mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 là “tăng cường hợp tác toàn cầu của ASEAN vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững”. Với mục tiêu này, Việt Nam đã tranh thủ được các đối tác đối thoại để hợp tác và hỗ trợ ASEAN trong việc phòng chống đại dịch.

Ngoài ra, Việt Nam đã triển khai 2 sáng kiến quan trọng thông qua vai trò kép là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam đã đề xuất một cuộc thảo luận tại Liên hợp quốc về việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã đề xuất các cuộc thảo luận đầu tiên giữa Liên hợp quốc và ASEAN.

Trong thời gian tới, Giáo sư Thayer cho rằng Việt Nam và các thành viên ASEAN khác cần chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19.

Việt Nam với Tầm nhìn ASEAN tới 2025 và sau đó

Việt Nam với Tầm nhìn ASEAN tới 2025 và sau đó

TGVN. ASEAN đã bắt đầu một hành trình mới với tên gọi Cộng đồng, tràn đầy quyết tâm, và tự tin. Một ASEAN với tầm nhìn ...

Chuyên gia nghiên cứu ASEAN: Việt Nam là 'tấm gương' phản chiếu các lý tưởng và giá trị ASEAN

Chuyên gia nghiên cứu ASEAN: Việt Nam là 'tấm gương' phản chiếu các lý tưởng và giá trị ASEAN

TGVN. Giám đốc Chương trình nghiên cứu ASEAN thuộc Trung tâm Habibie (Indonesia) Ahmad Ibrahim Almutaqqi nhận định, Việt Nam ngày càng trở thành "tấm gương" ...

Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình lũ lụt và sạt lở đất ở Nhật Bản

Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình lũ lụt và sạt lở đất ở Nhật Bản

TGVN. Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây thiệt hại lớn về người và tài sản tại một số vùng của Nhật Bản, ngày ...

Các nước nói gì trước tuyên bố của Mỹ về Biển Đông?

Các nước nói gì trước tuyên bố của Mỹ về Biển Đông?

TGVN. Tuyên bố ngày 13/7 của Ngoại trưởng Mike Pompeo nêu lập trường của Mỹ về Biển Đông ngay lập tức thu hút sự chú ý ...