Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn về Luật Thỏa thuận quốc tế

TGVN. Ngày 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thoả thuận quốc tế. Nhân dịp này, phóng viên báo Thế giới và Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban soạn thảo Luật Thoả thuận quốc tế. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Toàn cảnh kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. (Nguồn: TTXVN)

Xin Thứ trưởng cho biết về sự cần thiết và ý nghĩa của việc ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế?

Những thành tựu trong công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế thời gian qua đã thể hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế. Vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, ngày càng có nhiều bạn bè quốc tế mong muốn và sẵn sàng ký kết các điều ước, thỏa thuận hợp tác với Việt Nam.

Việc xây dựng Luật Thỏa thuận quốc tế trước hết là nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và quy định tại Điều 12 Hiến pháp năm 2013 về hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức trong cả nước.

Luật Thỏa thuận quốc tế sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2021 và thay thế cho Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Hơn 10 năm qua, Pháp lệnh này đã thực hiện tốt vai trò là cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trên nhiều kênh, nhiều lĩnh vực với nhiều đối tác nước ngoài khác nhau.

Việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế thời gian qua đã thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các cấp, các ngành, các tổ chức của Việt Nam với các đối tác nước ngoài, góp phần không chỉ thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế mà còn góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp như bảo vệ chủ quyền biển đảo, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, qua đó tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, triển khai nhiều chương trình kinh tế - xã hội, trong đó có xóa đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Pháp lệnh 2007 cũng cho thấy một số bất cập do có những vấn đề phát sinh hoặc do thay đổi quy định pháp luật có liên quan, đặt ra yêu cầu hoàn thiện quy định về thỏa thuận quốc tế.

Tin liên quan
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày tờ trình Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại UB Thường vụ Quốc hội Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày tờ trình Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại UB Thường vụ Quốc hội

Xin Thứ trưởng cho biết những nội dung mới của Luật Thỏa thuận quốc tế là gì?

Luật Thỏa thuận quốc tế ra đời được kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất cập trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh năm 2007, thông qua việc quy phạm hoá 4 chính sách, cụ thể là: quy định rõ nội dung, tính chất của thỏa thuận quốc tế theo hướng phân biệt với điều ước quốc tế và với các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, tài chính, đầu tư, từ đó xác định quy định pháp luật được áp dụng với các loại thỏa thuận khác nhau; mở rộng phạm vi chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế phù hợp với chủ trương, nhu cầu và thực tiễn hợp tác quốc tế; xác định rõ và đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với công tác ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế; đơn giản hóa trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Luật Thỏa thuận quốc tế gồm 7 chương, 52 điều với một số nội dung mới, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ nhất, Luật mở rộng phạm vi chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế so với Pháp lệnh 2007. Nếu Pháp lệnh chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh đến các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức thì Luật đã mở rộng phạm vi chủ thể ký kết đến tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Việc ký kết các thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ không phải là điều ước quốc tế theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Thứ hai, do Luật Thỏa thuận quốc tế mở rộng phạm vi điều chỉnh đến cả các thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ (cũng là chủ thể ký kết điều ước quốc tế) nên Luật đã bổ sung điều khoản quy định rõ tính chất của thỏa thuận quốc tế để phân biệt với điều ước quốc tế và với các hợp đồng, thỏa thuận về giao dịch dân sự, kinh tế, tài chính, đầu tư.

Thứ ba, Luật có một chương mới quy định về trình tự, thủ tục rút gọn với những tiêu chí, điều kiện cụ thể để áp dụng trong trường hợp cần xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Thứ tư, Luật bổ sung một số điều khoản về thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan, tổ chức; thỏa thuận quốc tế liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư, trong đó yêu cầu các cơ quan, tổ chức phải xin ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn đối với nhóm thỏa thuận quốc tế loại này.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban soạn thảo Luật Thoả thuận quốc tế. (Ảnh: Tuấn Anh)

Một số ý kiến lo ngại về việc mở rộng phạm vi chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến UBND cấp xã. Với tư cách là Trưởng ban soạn thảo Luật, đề nghị Thứ trưởng cho biết lý do mở rộng chủ thể ký kết đến cấp xã cũng như cơ chế quản lý nhằm bảo đảm tính chặt chẽ, hiệu quả của thỏa thuận quốc tế ở cấp xã.

Hợp tác quốc tế luôn tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đòi hỏi cơ quan, đơn vị tham mưu và chủ thể ký kết phải có năng lực nhất định, việc mở rộng chủ thể ký kết cần được cân nhắc thận trọng là lẽ đương nhiên. Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, Chính phủ cũng thảo luận, cân nhắc kỹ vấn đề này. Mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn nhận thực tế về nhu cầu và hiệu quả của việc ký kết và thực hiện các văn bản này.

Thực tế, việc triển khai ký kết văn bản hợp tác quốc tế được thực hiện ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, việc ký kết của các xã biên giới thời gian qua đã góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, thắt chặt tình đoàn kết, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới, thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân, giao lưu, trao đổi văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Điều khó khăn khi xây dựng Luật này là phải làm thế nào để thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, nâng cao chất lượng công tác thỏa thuận quốc tế bằng cách đưa các loại thỏa thuận quốc tế này vào Luật để tạo cơ sở quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Từ thực tiễn nhu cầu ký kết các văn bản hợp tác quốc tế của UBND cấp xã và để đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế, Luật đã quy định chỉ mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến UBND cấp xã ở khu vực biên giới. Đồng thời, để bảo đảm phù hợp với năng lực, bảo đảm yêu cầu về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, Luật đã giới hạn một số nội dung UBND cấp xã ở khu vực biên giới được ký như về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, cho phép và chịu trách nhiệm về việc ký kết thỏa thuận quốc tế của UBND cấp xã ở khu vực biên giới.

Quá trình xây dựng thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã ở khu vực biên giới cũng phải tuân thủ trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định chi tiết về vấn đề này.

Luật Thỏa thuận quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực sau hơn 6 tháng nữa. Xin đồng chí cho biết Chính phủ, Bộ Ngoại giao cần làm gì để tạo thuận lợi cho việc triển khai thi hành Luật được đồng bộ, hiệu quả ?

Luật Thỏa thuận quốc tế sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021. Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết việc ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới và cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.

Thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về vấn đề này, trình Chính phủ ban hành kịp thời để thực hiện cùng thời điểm với ngày Luật Thỏa thuận quốc tế bắt đầu có hiệu lực. Từ nay đến tháng 7/2021 thời gian còn lại không nhiều song Bộ Ngoại giao sẽ cố gắng làm việc khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương và kế thừa kết quả nghiên cứu đã có trong quá trình xây dựng Luật để hoàn thành xây dựng Nghị định đảm bảo thời hạn và chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, đối với các thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng sẽ xây dựng, ban hành các thông tư quy định chi tiết việc ký kết và thực hiện các loại thỏa thuận quốc tế này trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế đã quy định trong Luật. Ở đây cũng cần nói thêm rằng, các thông tư này sẽ chỉ áp dụng đối với việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong lực lượng Quân đội và lực lượng Công an. Việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng, Bộ Công an vẫn sẽ thực hiện theo quy định của Luật này.

Về phía Bộ Ngoại giao, với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế, thời gian tới chúng tôi sẽ triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, tổ chức tập huấn, biên soạn tài liệu hướng dẫn trình tự ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế phục vụ nhu cầu của các cơ quan, tổ chức trong cả nước, nhất là các cơ quan, tổ chức lần đầu tiên được Luật cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng​​​​​!

Ngoại giao trong tuần: Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế

Ngoại giao trong tuần: Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế

TGVN. Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 9-14/11.

Kỳ họp thứ 10: Quốc hội thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế

Kỳ họp thứ 10: Quốc hội thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế

TGVN. Chiều ngày 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế do Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo với ...

Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn diễn ra dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm

Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn diễn ra dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm

TGVN. Sau hai ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, với tinh thần tiếp tục đổi mới, sáng 10/11, Quốc hội đã hoàn thành ...

Đọc thêm

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Con bạn theo đuổi ước mơ du học, bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường bất động sản tại Australia.
Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Người đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov nói về kinh doanh, triết lý sống và ý đồ của đặc vụ Mỹ.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động