1. Trường hợp mua đất bằng giấy viết tay vẫn được cấp sổ đỏ
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP), người sử dụng đất có đất được mua, tặng cho bằng giấy viết tay thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng khi thuộc một trong 02 trường hợp sau đây và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
(1) Đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008;
(2) Đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/ND-CP.
Theo đó hộ gia đình, cá nhân hiện nay đang sử dụng các thửa đất có nguồn gốc như trên thì được quyền thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.
Đặc biệt trong hai trường hợp này người sử dụng đất không cần phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất ban đầu mà được cấp luôn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
2. Thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay năm 2023
Thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp hồ sơ tại:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã
- Trường hợp đăng ký đất đai:
+ UBND cấp xã sẽ xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký
+ Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
- Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất:
Trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản.
Đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được xét duyệt, xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.
- Trường hợp chưa có bản đồ địa chính:
+ UBND cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).
+ UBND cấp xã xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký.
Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ thì UBND cấp xã sẽ niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất. Đồng thời, xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
(2) Văn phòng đăng ký đất đai
- Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả.
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).
+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.
+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký.
+ Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi lấy phiếu ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc thì cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Cập nhập thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).
+ Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật); chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhập bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.
- Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời gian không quá 30 ngày, người có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhận được kết quả. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện không quá 40 ngày.
Khoảng thời gian này tình từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
| Mức hưởng bảo hiểm y tế khi có giấy chuyển tuyến mới nhất Xin hỏi mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) khi có giấy chuyển tuyến như thế nào? Thủ tục khám khám bệnh, chữa bệnh bảo ... |
| Quy định về nghỉ dưỡng sức sau ốm đau: Kế toán, nhân sự và người lao động cần biết Xin cho tôi hỏi một số quy định về nghỉ dưỡng sức sau ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã ... |
| Hướng dẫn mới nhất về chuyển đổi mã thẻ BHYT theo Nghị định 75/2023 Theo chính sách mới về BHYT tại Nghị định 75/2023 thì việc chuyển đổi mã thẻ BHYT được hướng dẫn thế nào? |
| Năm 2024, lao động nữ được nghỉ hưởng thai sản trước khi sinh bao nhiêu tháng? Cho tôi hỏi lao động nữ được nghỉ hưởng thai sản trước khi sinh bao nhiêu tháng? - Độc giả Khánh Vy |
| Cách tính trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ Xin hỏi Thông tư điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ hướng dẫn cách tính như thế ... |