TIN LIÊN QUAN | |
Tập huấn phổ biến kiến thức về công tác pháp lý | |
Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Nepal |
Có nhiều cách để công nhận pháp lý đối với một quốc gia, có trường hợp người đứng đầu Nhà nước hay người đứng đầu chính phủ gửi điện cho người đứng đầu Nhà nước hay người đứng đầu chính phủ của quốc gia mới được thành lập chúc mừng thắng lợi, công nhận họ là quốc gia độc lập và đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cũng có trường hợp, Chính phủ hoặc Bộ Ngoại giao ra tuyên bố thông báo việc Chính phủ nước mình quyết định công nhận nền độc lập của một quốc gia và bày tỏ sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao, sau đó Bộ trưởng ngoại giao gửi điện thông báo quyết định đó cho Bộ trưởng Ngoại giao của quốc gia mới độc lập.
Cũng có trường hợp, đại diện ngoại giao hai nước gặp nhau ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba, thỏa thuận hai nước công nhận rồi ra thông cáo chung.
Khi một quốc gia được thành lập trên cơ sở thống nhất các miền của đất nước, mà những miền ấy trước đây cũng là những quốc gia có quan hệ ngoại giao với một số nước nhất định, vấn đề "công nhận lại" thường không được đề ra.
Sau khi Việt Nam thống nhất về mặt nhà nước (2/7/1976), ngày 4/7/1976 Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã gửi điện cho các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đề nghị không đặt vấn đề "công nhận lại" về mặt ngoại giao và lấy ngày đã lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp một nước có quan hệ với cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cộng hòa miền Nam Việt Nam thì sẽ lấy ngày nào lâu hơn. Khi Cộng hòa Yemen được thành lập trên cơ sở thống nhất Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen và Cộng hòa Arab Yemen cũng không đặt vấn đề để các nước công nhận lại.
|
Ngoại giao hiện nay có còn trao đổi cấp Công sứ nữa không?
TGVN. Công ước Vienna 1961 xếp Công sứ toàn quyền là cấp thứ hai trong những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao nhưng ... |
|
Thư ký Văn phòng Nhân dân Libya và Trưởng phái đoàn Ủy ban Cộng đồng châu Âu có được coi như Đại sứ không?
TGVN. Việt Nam và một số nước công nhận Thư ký Văn phòng Nhân dân Libya là Đại sứ. Trưởng phái đoàn Ủy ban Cộng đồng ... |
|
Quy chế đặc biệt giữa Đại sứ của Giáo hoàng và Người đứng đầu Cơ quan đại diện là hàm tương đương?
TGVN. Đại sứ của Giáo hoàng thường được xếp trên các Đại sứ của các quốc gia được bổ nhiệm tại nước tiếp nhận và là ... |