Thủ tướng Ấn Độ Modi tạo dấu ấn với nghệ thuật 'đẩy thuyền' khéo léo, đưa G7 xích gần G20 hơn

Vy Anh
Việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng (từ 19-21/5) theo lời mời của nước chủ nhà Nhật Bản cùng những thể hiện của ông tại đây đã nói lên nhiều điều.
Theo dõi TGVN trên
Ấn Độ muốn G7 và G20 chung tay
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, ngày 20/5 ở Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Cùng hợp tác trước một Trung Quốc đang trỗi dậy

Chỉ vài giờ trước cuộc họp của nhóm Bộ tứ và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Nhật Bản ngày 20/5, Thủ tướng Modi khẳng định, Ấn Độ ủng hộ việc tôn trọng chủ quyền và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trả lời phỏng vấn tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ở Hiroshima, ông Modi nói: “Ấn Độ nỗ lực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình đồng thời thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế” khi đề cập các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Đứng trước giới truyền thông tại Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Modi còn tìm cách tạo sức hút để các thành viên G7 và nhóm Bộ tứ tập trung vào các hành động của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Theo tờ Yomiuri Shimbun, khi Ấn Độ giữ chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Thủ tướng Modi phải thực hiện một sứ mệnh ngoại giao quan trọng nhằm đạt được sự hợp tác mạnh mẽ hơn nhiều giữa G20 và G7 để đối phó với một Trung Quốc ngày càng trỗi dậy.

Trong cùng một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Nhật Bản, ông Modi nhấn mạnh, Hội nghị thượng đỉnh G7 và G20 là “nền tảng quan trọng cho hợp tác toàn cầu”.

Nhà lãnh đạo nói: “Với tư cách là Chủ tịch G20, Ấn Độ sẽ đại diện cho các quan điểm và ưu tiên của Nam Bán cầu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima. Việc tăng cường hợp tác giữa G7 và G20 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, gián đoạn chuỗi cung ứng, phục hồi nền kinh tế, bất ổn năng lượng, chăm sóc sức khỏe, an ninh lương thực, hòa bình và an ninh”.

The Sunday Guardian cho rằng, việc Thủ tướng Modi đề cập sự hợp tác giữa G7 và G20 vì “hòa bình và an ninh” nên được nhìn nhận trong bối cảnh ông có kế hoạch đoàn kết cộng đồng toàn cầu để đối phó với một Trung Quốc trỗi dậy, tác động tới an ninh, hòa bình thế giới.

Tin liên quan
Biển Đông: Malaysia tuyên bố sẵn sàng đàm phán, Trung Quốc cam kết đẩy nhanh COC, Indonesia Biển Đông: Malaysia tuyên bố sẵn sàng đàm phán, Trung Quốc cam kết đẩy nhanh COC, Indonesia 'đẩy thuyền' COC đầy nhiệt huyết

Các nguồn tin cho biết, Thủ tướng Modi đã đề cập tất cả những điểm này trong cuộc gặp song phương với người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio ở Hiroshima, đồng thời thảo luận với nhà lãnh đạo Nhật Bản về những thách thức ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích coi đây là một động thái ngoại giao được Thủ tướng Modi chuẩn bị nhằm thu hút sự ủng hộ của các quốc gia G7 trước những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông hay Biển Hoa Đông.

Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại New Delhi sẽ thể hiện nỗ lực của người đứng đầu chính phủ Nhật Bản nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa các nhóm khác nhau để ứng phó với các thách thức an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Ấn Độ - đối tác tiềm năng

Sự hiện diện của Thủ tướng Narendra Modi tại Hiroshima cũng cho thấy G7 rất cần sự hợp tác của Ấn Độ để hiện thực hóa những mục tiêu tương lai của nhóm.

Ấn Độ, với tư cách là Chủ tịch G20 năm nay, đang tự xây dựng mình như một nhà lãnh đạo của các nước Nam bán cầu. Tham dự Hội nghị G7 năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đưa ra lời kêu gọi hành động 10 điểm, bao gồm tạo ra một hệ thống lương thực toàn diện, tập trung vào những người nông dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, củng cố chuỗi cung ứng phân bón toàn cầu bằng cách dỡ bỏ các rào cản chính trị; phát triển các hệ thống chăm sóc sức khỏe linh hoạt, theo đuổi các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện và y học cổ truyền, đồng thời thúc đẩy y tế kỹ thuật số để bảo đảm bảo hiểm y tế toàn cầu…

Hầu hết các nước G7, không chỉ riêng Mỹ và Nhật Bản, đều đang xây dựng chính sách theo hướng gắn kết nhiều hơn với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong vài năm qua, Vương quốc Anh, Pháp và Đức - các thành viên G7 đến từ châu Âu - đã xây dựng các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của riêng họ. Gần đây, Italy cũng thể hiện xu hướng can dự vào khu vực này.

Với việc trung tâm kinh tế và địa chính trị toàn cầu đang chuyển dịch sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các nước G7 rất mong muốn được hưởng lợi từ các cơ hội kinh tế mà khu vực này mang lại. Tuy nhiên, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có những thách thức riêng với một Trung Quốc đang mở rộng dấu ấn kinh tế và chiến lược của mình.

Đối với các nước phương Tây, New Delhi đã nổi lên như một đối tác chiến lược lớn, đặc biệt là ở phần Ấn Độ Dương của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tham dự Thượng đỉnh G7

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tham dự Thượng đỉnh G7

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ thăm Đức từ ngày 26-27/6 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Nhóm các nền ...

Ấn Độ mong đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh G7?

Ấn Độ mong đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh G7?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mong muốn có “các cuộc thảo luận hiệu quả” với các nhà lãnh đạo G7 về các vấn đề ...

Nhật Bản thông báo đăng cai Thượng đỉnh G7 2023, thông điệp gì khi chọn Hiroshima?

Nhật Bản thông báo đăng cai Thượng đỉnh G7 2023, thông điệp gì khi chọn Hiroshima?

Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Hiroshima từ ngày ...

ASEAN khéo léo giữa cạnh tranh Mỹ-Trung, tìm đúng hướng để phục hồi và tăng trưởng hậu đại dịch

ASEAN khéo léo giữa cạnh tranh Mỹ-Trung, tìm đúng hướng để phục hồi và tăng trưởng hậu đại dịch

ASEAN luôn thể hiện sự khéo léo, cân bằng trước cạnh tranh nước lớn để tranh thủ những tác động tích cực nhằm phát triển ...

Nga muốn làm 'sứ giả hòa bình', giúp Ấn Độ-Trung Quốc xích gần nhau hơn

Nga muốn làm 'sứ giả hòa bình', giúp Ấn Độ-Trung Quốc xích gần nhau hơn

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 3/3 cho biết Moscow muốn đảm bảo tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời nhấn ...

(theo Indian Defense News)

Đọc thêm

Lịch cúp điện Đồng Tháp hôm nay ngày 11/6/2023

Lịch cúp điện Đồng Tháp hôm nay ngày 11/6/2023

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Tháp theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 11/6/2023.
Cả nước thi đua học tập để Việt Nam không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới

Cả nước thi đua học tập để Việt Nam không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới

Phát động phong trào cả nước thi đua học tập, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội ...
Việt Nam phản ứng về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên quan nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10

Việt Nam phản ứng về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên quan nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi liên quan hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc.
Link xem trực tiếp Man City vs Inter Milan (02h00 ngày 13/6) chung kết Cúp C1 châu Âu

Link xem trực tiếp Man City vs Inter Milan (02h00 ngày 13/6) chung kết Cúp C1 châu Âu

Cập nhật mới nhất các link xem trực tiếp Man City vs Inter Milan chung kết Cúp C1 châu Âu 02h00 ngày 13/6 trên tivi, điện thoại, máy tính, internet, ...
Đức: Đảng cực hữu nói viện trợ là ‘không tưởng’, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc; phát hiện manh mối tại Ba Lan?

Đức: Đảng cực hữu nói viện trợ là ‘không tưởng’, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc; phát hiện manh mối tại Ba Lan?

Phe quốc hội của đảng cực hữu Đức cho biết, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc, việc tiếp tục viện trợ là điều không tưởng.
Hungary muốn châu Âu xây đường ống khí đốt từ Turkmenistan với công suất 30 tỷ mét khối/năm

Hungary muốn châu Âu xây đường ống khí đốt từ Turkmenistan với công suất 30 tỷ mét khối/năm

Turkmenistan có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ tư trên thế giới, là một lựa chọn 'dễ dàng' để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho châu ...
Đức: Đảng cực hữu nói viện trợ là ‘không tưởng’, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc; phát hiện manh mối tại Ba Lan?

Đức: Đảng cực hữu nói viện trợ là ‘không tưởng’, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc; phát hiện manh mối tại Ba Lan?

Phe quốc hội của đảng cực hữu Đức cho biết, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc, việc tiếp tục viện trợ là điều không tưởng.
Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó khi phản công, xe bọc thép Pháp bị bắt giữ?

Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó khi phản công, xe bọc thép Pháp bị bắt giữ?

Trang Politico (Mỹ) ngày 9/6 cho rằng quân đội Nga đã đẩy lùi thành công một đợt phản công của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU).
Trung Quốc: Quan hệ với Nam Phi ‘có ý nghĩa chiến lược quan trọng’

Trung Quốc: Quan hệ với Nam Phi ‘có ý nghĩa chiến lược quan trọng’

Khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ song phương, lãnh đạo Trung Quốc và Nam Phi cũng kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột Nga-Ukraine.
Người châu Âu muốn giảm phụ thuộc quốc phòng vào Mỹ

Người châu Âu muốn giảm phụ thuộc quốc phòng vào Mỹ

Hơn 40% số người châu Âu được hỏi cũng cho rằng Trung Quốc là ‘đối tác cần thiết’, trong khi 35% coi cường quốc châu Á là ‘đối thủ’ của đất nước mình.
‘Cửa ngõ’ nối Iran với châu Âu chính thức hoạt động

‘Cửa ngõ’ nối Iran với châu Âu chính thức hoạt động

Ngày 9/6, Hành lang Giao thông châu Âu-Caucasus-châu Á (TRACECA) kết nối Iran với châu Âu và thúc đẩy thương mại quốc tế, đã chính thức hoạt động.
Iran phủ nhận sắp đạt ‘thỏa thuận tạm thời’ với Mỹ

Iran phủ nhận sắp đạt ‘thỏa thuận tạm thời’ với Mỹ

Cả Mỹ và Iran đã bác bỏ thông tin cho rằng hay bên sắp đạt được một thỏa thuận hạt nhân tạm thời thay thế JCPOA.
Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Bất đồng không cản bước

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Bất đồng không cản bước

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Rishi Sunak tới Washington D.C là cơ hội củng cố quan hệ, nỗ lực tháo gỡ bất đồng.
Chìa khóa mới của Trung Quốc tại châu Âu

Chìa khóa mới của Trung Quốc tại châu Âu

Hungary đang trở thành một đối tác ngày một then chốt với Trung Quốc tại châu Âu. Vì sao?
Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục là tâm điểm đáng chú ý nhất tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore từ ngày 2-4/6.
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Việc Trung Quốc cấm bán các sản phẩm của hãng chip Micron Technology (Mỹ) được coi là hành động 'trả đũa' đáng kể đầu tiên...
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Phát biểu khi đến Mỹ bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ của mình, ông Tạ Phong nói: ‘Tôi đến đây để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc'.
Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Hai cuộc bầu cử ở Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời khép lại với nhiều kết quả ban đầu đáng chú ý.
Những nhân tố đổ thêm dầu vào lửa ở Sudan

Những nhân tố đổ thêm dầu vào lửa ở Sudan

Đụng độ khốc liệt ở Sudan cho thấy sự tương tác phức tạp giữa bên trong và bên ngoài, các yếu tố khiến cuộc chiến ở nước này không có hồi kết.
Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Nếu quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận nới trần nợ công vào đầu tháng Sáu, chính phủ nước này sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.
Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch thương mại và dự trữ, đe dọa vị thế dẫn đầu của đồng bạc xanh...
FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

Các cơ quan an ninh của Mỹ đã phát hiện ra những âm mưu ám sát nhằm vào Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong các chuyến thăm của bà đến Mỹ cách đây 40 năm.
Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Nhóm G7 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên, với mong muốn các bên đều sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng...
Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm thay đổi cách thức tác chiến và ra quyết định trong chiến tranh hiện đại.
Phiên bản di động