Thủ tướng Ấn Độ thăm Ukraine - Nước đi chiến lược trên vũ đài địa chính trị

Ngọc Anh
Ngoại giao Ấn Độ sẽ giành chiến thắng địa chính trị nếu có thể định vị chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Ukraine như một sáng kiến vì hoà bình đầy táo bạo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cựu Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Shashi Tharoor* nhận định như vậy trong bài viết đăng trên Project Syndicate ngày 13/8, bình luận về chuyến thăm của nhà lãnh đạo Ấn Độ tới Ukraine vào cuối tháng 8/2024, cụ thể là ngày 23/8. Như vậy, chuyến thăm diễn ra chỉ hơn một tháng sau cuộc gặp giữa ông Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, cùng thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington D.C, Mỹ. Hình ảnh ông Modi ôm ông chủ Điện Kremlin "gây bão", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi đây là “nỗi thất vọng lớn, phá huỷ những nỗ lực hòa bình”...

Phản ứng của Nga và Mỹ đối với chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp không chính thức ở dinh thự Novo-Ogaryovo, ngày 8/7. (Nguồn: AP)

Nghệ thuật “đu dây”

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Ấn Độ mắc kẹt trong tình thế khó xử. Trong hơn hai năm qua, nước này cố gắng duy trì cân bằng giữa mối quan hệ lâu đời với Nga cùng việc thể hiện ủng hộ đối với Hiến chương Liên hợp quốc, vốn là văn bản pháp lý quốc tế quy định các nguyên tắc như tính bất khả xâm phạm của biên giới và cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

New Delhi miễn cưỡng xa rời quan hệ với Moscow là điều dễ hiểu, bởi nước này mua hơn 40% vũ khí từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang giảm dần khi Ấn Độ đẩy mạnh mua sắm thiết bị quân sự từ Mỹ, Pháp, Israel cùng các quốc gia phương Tây khác. Dù là vậy, câu chuyện của quá khứ vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc tới hiện tại: 86% thiết bị quân sự của Ấn Độ có nguồn gốc từ Nga và phụ tùng thay thế là điều thiết yếu.

Trong khi đó, hợp tác năng lượng giữa New Delhi và Moscow trở nên sâu sắc hơn bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây: nhập khẩu dầu thô từ Nga tăng vọt từ 2,4 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2022 lên 46,5 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2024. Các mức chiết khấu hấp dẫn đưa Nga trở thành nhà cung dầu và khí đốt chính cho Ấn Độ. Thỏa thuận này khiến phương Tây lặng lẽ chấp nhận bởi việc mua dầu của quốc gia Nam Á đang ngăn chặn giá nhiên liệu toàn cầu tăng đột biến.

Bên cạnh đó, Nga là một đối tác quan trọng ở Trung Á, vốn là nơi Ấn Độ hợp tác với các quốc gia hậu Xô viết nhằm mở rộng quan hệ thương mại và giải quyết các thách thức an ninh.

Bởi lẽ đó, cho đến nay Ấn Độ từ chối chỉ trích Nga về cuộc xung đột và bỏ phiếu trắng trong một số cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên hợp quốc về kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine. Đáng chú ý, tuyên bố chung Ấn Độ-Nga sau chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Moscow đề cập cuộc xung đột “xung quanh Ukraine”, thay vì “ở Ukraine”, ngụ ý về sự công nhận đối với các yêu cầu lãnh thổ của Nga.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn giữ thái độ dè dặt đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Vào các năm 2022 và 2023, Thủ tướng Modi từ chối đến Moscow tham dự các hội nghị thượng đỉnh song phương. Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan tháng 9/2022, ông công khai nói với Tổng thống Putin rằng thời đại ngày nay “không phải thời đại của chiến tranh” và tái khẳng định những quan điểm này trong chuyến thăm Moscow, cho rằng giải pháp cho cuộc xung đột “không thể tìm thấy trên chiến trường”.

Chính phủ Mỹ chấp nhận hành động duy trì cân bằng của Ấn Độ nhưng bày tỏ “sự thất vọng” đối với sự hiện diện của ông Modi tại Moscow. Trong nhiều thập kỷ qua, dù Mỹ xem Ấn Độ như một đối tác dân chủ không thể thiếu trong cuộc đối đầu ngày càng gia tăng với Trung Quốc thì mối quan hệ Nga-Ấn Độ thân thiết luôn đứng trước nguy cơ chia rẽ giữa quốc gia Nam Á này với các đồng minh phương Tây.

Đáp lại, người phát ngôn Ấn Độ khẳng định “quyền tự do lựa chọn” và tự chủ chiến lược của nước này. Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Eric Garcetti nhấn mạnh, “trong thời gian xung đột, không có khái niệm tự chủ chiến lược” và kêu gọi Ấn Độ không xem nhẹ mối quan hệ với Mỹ.

Phản ứng của Nga và Mỹ đối với chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Ấn Độ
Kể từ khi xảy ra xung đột, Ấn Độ nhiều vận chuyển hàng hóa cứu trợ nhân đạo cho Ukraine. (Nguồn: PTI)

Thông điệp "ngọt ngào"?

Những tuyên bố gần đây từ giới chức Mỹ nên khiến New Delhi phải suy nghĩ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày càng củng cố liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hơn là nhóm Bộ tứ (Quad) với Ấn Độ, Australia và Nhật Bản. Điều này bao gồm việc tạo ra quan hệ đối tác an ninh AUKUS cùng với Australia và Anh, hợp tác với các quốc gia “Bộ tứ mở rộng” như New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và tổ chức cuộc gặp AP-4 (Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc) bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2024.

Thông điệp rất rõ ràng. Nhiều quốc gia sẵn sàng thúc đẩy lợi ích chiến lược với Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khiến sự gắn bó của Mỹ với Ấn Độ trở nên ít tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, việc Washington yêu cầu quốc gia Nam Á này chịu trách nhiệm về cáo buộc một công dân Ấn Độ lên kế hoạch ám sát một thủ lĩnh của phong trào ly khai người Sikh ngay trên đất Mỹ càng làm tình hình phức tạp hơn. Dù hiện tại Mỹ hạn chế những tác động ngoại giao nhưng vẫn tiếp tục gây áp lực lên Ấn Độ nhằm điều tra vụ việc.

Tuy vậy, Ấn Độ và Mỹ nên duy trì mối quan hệ chặt chẽ bởi hợp tác song phương đem đến nhiều lợi ích chung – từ Sáng kiến về công nghệ quan trọng và mới nổi (iCET) đến các dự án về chất bán dẫn và hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Washington kêu gọi New Delhi sử dụng mối quan hệ lâu đời với Nga nhằm giảm căng thẳng trong cuộc xung đột. Tuyên bố chung Ấn Độ-Nga vào tháng trước hoan nghênh các đề xuất hòa bình “dựa trên luật pháp quốc tế và cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc”.

Bản thân Thủ tướng Modi có thể sử dụng chuyến đi Ukraine vào tuần tới để khám phá tính khả thi của lựa chọn này. New Delhi cũng có thể cung cấp thêm viện trợ nhân đạo cho Kiev. Ngay sau khi cuộc xung đột nổ ra, Ấn Độ gửi 90 tấn hàng cứu trợ đến chính phủ Ukraine. Kể từ đó, Ukraine đưa ra nhiều yêu cầu đối với các công ty Ấn Độ để được cung cấp vật liệu xây dựng, thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng viễn thông. Ông Modi có thể sẽ đến Kiev cùng những món quà như vậy.

Ấn Độ ngày càng bị kẹt giữa hai lựa chọn. Những năm gần đây, quan hệ giữa New Delhi với phương Tây trở nên nồng ấm hơn, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng căng thẳng biên giới với Bắc Kinh. Tuy nhiên, quốc gia Nam Á không thể từ bỏ mối quan hệ với Nga cho dù khiến Mỹ phật lòng.

Không loại trừ khả năng Nga có phản ứng tiêu cực đối với chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Ukraine, giống như cách Mỹ phản ứng với chuyến thăm Moscow vào tháng trước. Ngoại giao Ấn Độ đối mặt với thách thức trong việc đưa ra thông điệp làm hài lòng cả hai nước lớn cùng với việc thể hiện chuyến thăm như sáng kiến mới đầy táo bạo.

Nếu thành công, đây sẽ là một chiến thắng địa chính trị còn nếu gặp trục trặc, vị thế toàn cầu của Ấn Độ sẽ thiệt hại không thể đo đếm được.


* Cựu Quốc vụ khanh về đối ngoại, Quốc vụ khanh về phát triển nguồn nhân lực, nghị sĩ đảng Quốc đại Ấn Độ.

Ngoại giao Ấn Độ: Sôi động trở lại với nhiều toan tính

Ngoại giao Ấn Độ: Sôi động trở lại với nhiều toan tính

Khi Quốc hội bắt đầu kỳ nghỉ, Ấn Độ khởi động 3 hoạt động ngoại giao lớn chỉ trong 5 ngày, gồm chuyến thăm New ...

Thủ tướng Ấn Độ thăm Nga bàn chuyện gì?

Thủ tướng Ấn Độ thăm Nga bàn chuyện gì?

Là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ 3, chuyến công du tới ...

Ấn Độ-Sri Lanka tập trận chung thường niên

Ấn Độ-Sri Lanka tập trận chung thường niên

Ngày 12/8, Ấn Độ và Sri Lanka đã tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang mật danh Mitra Shakti nhằm tăng cường khả ...

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (AUSMIN) lần thứ 34 ...

Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Ấn Độ thực sự đặc biệt cả về nội dung, hình thức, có ý ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Hậu trường đám cưới của Chải và Pu

Hậu trường đám cưới của Chải và Pu

Những hình ảnh ‘cưng xỉu’ của hậu trường đám cưới Chải và Pu trong Đi giữa trời rực rỡ đang gây sốt trên mạng xã hội sau tập 13.
Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử của Thái Lan

Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử của Thái Lan

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành thủ tướng thứ 31 và là thủ tướng trẻ nhất ở Thái Lan, cũng là nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử.
Giá tiêu hôm nay 17/8/2024: Nguồn cung sẽ không tăng trong 4 năm tới, giá cả đắt đỏ hơn, nhu cầu thị trường giảm sút

Giá tiêu hôm nay 17/8/2024: Nguồn cung sẽ không tăng trong 4 năm tới, giá cả đắt đỏ hơn, nhu cầu thị trường giảm sút

Giá tiêu hôm nay 17/8/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/8/2024: Giá vàng 'băng băng' leo dốc, khu vực Bắc Mỹ mua vào bất ngờ, dòng tiền lớn 'đổ bộ' thị trường

Giá vàng hôm nay 17/8/2024: Giá vàng 'băng băng' leo dốc, khu vực Bắc Mỹ mua vào bất ngờ, dòng tiền lớn 'đổ bộ' thị trường

Giá vàng hôm nay 17/8/2024 trên thị trường thế giới xác lập một tuần tăng mạnh. Tiền đang đổ vào thị trường vàng trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ ...
Vietlott 17/8, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 17/8/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 17/8, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 17/8/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 17/8 - Vietlott Power 17/8. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 17/8/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMT 17/8, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 7 ngày 17/8/2024. SXMT 17/8/2024

XSMT 17/8, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 7 ngày 17/8/2024. SXMT 17/8/2024

XSMT 17/8 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/8/2024. SXMT 17/8. KQXSMT 17/8. xổ số hôm nay 17/8. xổ số miền Trung thứ 7. XSMT ...
Tin thế giới 16/8: Thái Lan có nữ thủ tướng 37 tuổi, đàm phán ngừng bắn ở Gaza tiếp diễn tại Doha, Nga tiêu diệt đơn vị Ukraine có vũ khí NATO

Tin thế giới 16/8: Thái Lan có nữ thủ tướng 37 tuổi, đàm phán ngừng bắn ở Gaza tiếp diễn tại Doha, Nga tiêu diệt đơn vị Ukraine có vũ khí NATO

Na Uy đóng cửa cơ quan đại diện tại Palestine, hai ứng viên Tổng thống Mỹ chốt ngày tranh luận trực tiếp, Indonesia giải cứu công dân mắc kẹt ở Myanmar
Một phương Nam được trao quyền vì một tương lai bền vững

Một phương Nam được trao quyền vì một tương lai bền vững

Đó là chủ đề Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói phương Nam lần thứ 3 do Ấn Độ tổ chức vào ngày mai, 17/8.
Hàn Quốc dịu giọng với Triều Tiên, kêu gọi nối lại đối thoại, nhấn mạnh thống nhất là 'nhiệm vụ lịch sử'

Hàn Quốc dịu giọng với Triều Tiên, kêu gọi nối lại đối thoại, nhấn mạnh thống nhất là 'nhiệm vụ lịch sử'

Tổng thống Hàn Quốc cho rằng, bán đảo Triều Tiên đang đứng trước một nhiệm vụ lịch sử quan trọng cần phải thực hiện đó là thống nhất.
Xung đột ở Dải Gaza: Đàm phán tiếp diễn, Hamas kiên quyết với điều kiện Israel phải rút quân, LHQ nói về 'cột mốc đáng buồn' cho thế giới

Xung đột ở Dải Gaza: Đàm phán tiếp diễn, Hamas kiên quyết với điều kiện Israel phải rút quân, LHQ nói về 'cột mốc đáng buồn' cho thế giới

Các đại diện của Qatar, Ai Cập và Mỹ tiếp tục những cuộc tham vấn tại thủ đô Doha trong ngày 16/8 để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tổng thư ký LHQ: Gần 80 năm, hơn 2.000 vụ thử hạt nhân tại 60 địa điểm và một 'di sản hủy diệt'

Tổng thư ký LHQ: Gần 80 năm, hơn 2.000 vụ thử hạt nhân tại 60 địa điểm và một 'di sản hủy diệt'

Tổng thư ký LHQ đã đưa ra thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân, trong đó kêu gọi thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân.
Con gái út của ông Thaksin sẽ đứng đầu chính phủ, trở thành nữ Thủ tướng Thái Lan trẻ nhất

Con gái út của ông Thaksin sẽ đứng đầu chính phủ, trở thành nữ Thủ tướng Thái Lan trẻ nhất

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành thủ tướng trẻ nhất từ trước đến nay của Thái Lan sau khi quốc hội phê chuẩn đề cử của liên minh cầm quyền đảng Pheu Thai.
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Vì sao Ukraine tấn công sâu lãnh thổ Nga?

Vì sao Ukraine tấn công sâu lãnh thổ Nga?

Sáng 6/8, Lực lượng vũ trang Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào vùng Kursk, nằm sâu trong lãnh thổ Nga khoảng một chục cây số.
Olympic và giấc mơ hòa bình

Olympic và giấc mơ hòa bình

Bên cạnh tinh thần thượng võ, Thế vận hội Olympic ngày nay còn là biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình giữa các quốc gia.
Kinh nghiệm Singapore về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI) và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm Singapore về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI) và bài học cho Việt Nam

Singapore đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền kinh tế số phát triển nhất thể giới nhờ tận dụng tối đa những lợi thế về trí tuệ nhân tạo.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Phiên bản di động