Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn cấp ứng phó bão số 10

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó bão số 10 năm 2017.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong chi nh phu chi da o khan cap ung pho bao so 10 Những thiệt hại bước đầu khi cơn bão đi qua miền Trung
thu tuong chi nh phu chi da o khan cap ung pho bao so 10 Bão số 10 đi sang khu vực Trung Lào và suy yếu thành áp thấp

Công điện gửi tới UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hà Nội; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

thu tuong chi nh phu chi da o khan cap ung pho bao so 10
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 10. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVTƯ

Công điện nêu rõ: Bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI) đang di chuyển nhanh hướng về vùng biển và đất liền nước ta. Theo dự báo, bão sẽ tiếp tục mạnh lên, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão trên biển có thể đạt cấp 12-13, giật cấp 15; từ ngày 15 đến 16/9 bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta với sức gió mạnh dần lên cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14-15, kèm theo nước dâng, mưa lớn trên diện rộng.

Đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến của bão còn phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và đề phòng bão đổ bộ vào bờ sớm hơn dự báo. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ do bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có liên quan hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:

a) Các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa:

- Phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển và các lực lượng có liên quan và gia đình các chủ tàu khẩn trương rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển.

- Sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho thuyền trưởng và chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết thông tin, diễn biến của bão; hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Đối với khu vực dự báo bão đổ bộ trực tiếp: Tổ chức, hướng dẫn việc sắp xếp, neo đậu tàu thuyền an toàn tại nơi tránh trú, kéo tàu thuyền lên bờ hoặc di chuyển sâu vào đất liền, nhất là tại những khu vực vùng tâm bão có khả năng đổ bộ vào để hạn chế thiệt hại tại nơi neo đậu; kiểm soát chặt chẽ các tàu thuyền hoạt động ven bờ, căn cứ diễn biến của bão và thực tế tại địa phương quyết định việc cấm tàu thuyền ra khơi. Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tuyến đê biển, cửa sông, đặc biệt là đối với các khu vực đang thi công, khu vực có nguy cơ sạt lở. Rà soát, tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi đảm bảo an toàn, chủ động sơ tán triệt để người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ bị sóng biển tàn phá, ngập sâu, trong các nhà không bảo đảm an toàn trước khi bão đổ bộ vào.

b) Các địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, đặc biệt là các tỉnh từ Thanh Hóa đến đến Quảng Trị:

- Huy động các lực lượng (quân đội, thanh niên...) hỗ trợ nhân dân tập trung thu hoạch các diện tích lúa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; chủ động tiêu nước, phòng chống ngập úng các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

- Chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống nhà cửa, kho tàng, trụ sở (trường học, bệnh viện, công sở), công trình, đặc biệt lưu ý đối với những công trình tháp cao; chặt tỉa, có biện pháp bảo vệ cây xanh để hạn chế thiệt hại, nhất là tại các đô thị.

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, công trình thi công dở dang, các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn.

- Căn cứ diễn biến cụ thể của bão, chủ động chỉ đạo cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.

- Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thu hoạch lúa, hoa màu, chủ động triển khai các biện pháp giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương kiểm tra, vận hành an toàn các hồ chứa thuỷ lợi, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập và công trình thủy lợi.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức dự báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.

4. Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các Đài thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để phối hợp với các lực lượng có liên quan thông báo cho tàu thuyền hoạt động trên biển (kể cả các tàu vận tải lớn, tàu vận tải hoạt động ven bờ); tổ chức hướng dẫn di chuyển, neo đậu an toàn cho các tàu vận tải tránh đứt neo, va đập. Chỉ đạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không; phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp kiểm soát, bảo đảm an toàn cho hành khách và các phương tiện vận tải hoạt động trong vùng bị ảnh hưởng của bão khi bão đổ bộ vào; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, bảo đảm giao thông trên các trục chính.

5. Bộ Công Thương: Chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với các hoạt động khai thác dầu khí trên biển, các cơ sở công nghiệp lớn; chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện, hệ thống truyền tải điện và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống lưới điện; sẵn sàng khắc phục nhanh sự cố, đảm bảo cấp điện trở lại, nhất là điện phục vụ tiêu úng bảo vệ sản xuất.

6. Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm an toàn về người và tài sản đối với các công trình xây dựng, nhất là công trình nhà cửa, tháp cao, công trình đang thi công dở dang.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó bão; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình, phương tiện bảo đảm thông tin.

8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng biên phòng tuyến biển, Cảnh sát biển phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển, thông báo, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú; triển khai ngay các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, cơ sở vật chất trên các đảo, nhà giàn...; chỉ đạo các quân khu, các đơn vị đóng chân trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với bão khi được yêu cầu.

9. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự tại vùng thiên tai, nhất là đối với các khu vực sơ tán dân đi và đến; chủ động hướng dẫn, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động trên đường khi bão đổ bộ trong trường hợp cần thiết; sẵn sàng lực lượng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, phối hợp thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

10. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn rà soát phương án, chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

11. Bộ Ngoại giao theo dõi chặt chẽ, phối hợp với các cơ quan có liên quan nắm thông tin về tàu thuyền hoạt động trên biển, chủ động liên hệ với các nước, vùng lãnh thổ hỗ trợ ngư dân tránh trú bão khi có yêu cầu.

12. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng tần suất, thời lượng phát sóng; cập nhật, đưa tin kịp thời về diễn biến bão, dự báo, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan ở trung ương và địa phương để các cơ quan và người dân biết, chủ động ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.

13. Các Bộ ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại đối với người, phương tiện, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ địa phương triển khai ứng phó với bão theo quy định.

14. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, công bố vùng nguy hiểm, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai ứng phó cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

thu tuong chi nh phu chi da o khan cap ung pho bao so 10 Nhà mạng ráo riết bảo đảm thông tin liên lạc trước cơn bão số 10

Trước cơn bão số 10 (bão Doksuri) được áp dụng mức cảnh báo đỏ lần đầu tiên, các nhà mạng cho biết đang dồn lực ...

thu tuong chi nh phu chi da o khan cap ung pho bao so 10 Lốc xoáy cục bộ gây nhiều thiệt hại tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

Tại Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của bão số 10, từ ngày 14-15/9, trên địa bàn có mưa to, lượng mưa đo được ...

thu tuong chi nh phu chi da o khan cap ung pho bao so 10 Giúp dân thu hoạch lúa, hoa màu chạy bão số 10

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Nghệ An khẩn trương chỉ đạo, huy động mọi lực lượng giúp người dân thu hoạch toàn bộ diện tích lúa ...

PV

Đọc thêm

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động