Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng Chính phủ ra công điện ứng phó với cơn bão số 2

Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, diễn biến rất phức tạp và không loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền Việt Nam. 
TIN LIÊN QUAN
thu tuong chinh phu ra cong dien ung pho voi con bao so 2 Bão số 2 di chuyển nhanh, khả năng tối nay vào Biển Đông

Theo công điện, sáng nay (1/8), bão Nida đã vào biển Đông trở thành cơn bão số 2 năm 2016; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11, giật cấp 13-14. Do ảnh hưởng của bão, từ hôm nay, khu vực phía Bắc biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 8 đến cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 16, cấp 17.

thu tuong chinh phu ra cong dien ung pho voi con bao so 2
Bão Nida có cường độ mạnh sẽ đi vào khu vực Trung Quốc. (Nguồn: Vnexpress)

Theo dự báo hiện nay, bão di chuyển về hướng bờ biển Hong Kong (Trung Quốc) nhưng phạm vi ảnh hưởng của bão rất rộng, hoàn lưu bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền Việt Nam.

Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng, tiếp tục mạnh thêm và diễn biến còn rất phức tạp, không loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền Việt Nam. Để chủ động phòng, ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão, đối với phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển cần tránh tư tưởng chủ quan.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.  Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với bão để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân lưu ý, theo dõi, cập nhật thường xuyên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo ngành thủy sản phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển, chính quyền các địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ hoạt động ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão. Bên cạnh đó, chính quyền cần phải chủ động hướng dẫn tàu thuyền không đi vào và khẩn trương thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, những trường hợp không bảo đảm an toàn kiên quyết yêu cầu di chuyển về bờ tránh trú.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý hoạt động vận tải nắm chắc thông tin, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho các tàu vận tải trên biển. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng chỉ đạo chuẩn bị phương án bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu, sẵn sàng hỗ trợ địa phương triển khai cứu hộ, cứu nạn, tổ chức sơ tán dân khi có yêu cầu. 

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật diễn biến của bão để kịp thời chỉ đạo các cấp chính quyền ở địa phương và người dân triển khai các biện pháp chủ động phòng, tránh, ứng phó hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan; Sử dụng mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, chủ động hướng dẫn thoát ra và không đi vào vùng nguy hiểm; Phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển, ngành thủy sản và các đơn vị có liên quan kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi trú tránh, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, kể cả đối với tàu vận tải.

thu tuong chinh phu ra cong dien ung pho voi con bao so 2
Đường đi và vị trí của cơn bão số 2 (Nguồn: TTXVN)

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động rà soát phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thoát nước chống ngập úng đối với sản xuất nông nghiệp và tại các đô thị, khu dân cư trên địa bàn. Ngoài ra các cơ quan chức năng cần rà soát, chủ động di dời các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm hoặc sẵn sàng thực hiện phương án sơ tán khi bão có nguy cơ ảnh hưởng; Chủ động có phương án ứng phó với mưa lũ lớn, sạt lở đất, lũ quét, sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại khu vực miền núi, trung du có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét để đảm bảo an toàn.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các địa phương sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão theo quy định. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền.

3.400 tỷ đồng thiệt hại do bão Mirinae

Theo thống kê sơ bộ của Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tại, thiệt hại của địa phương đến chiều 30/7 là hơn 3.400 tỷ đồng. Bão khiến 4 người chết, 3 người mất tích và 21 người bị thương; 88 nhà bị đổ sập hoàn toàn; 32.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 17.000 cột điện bị gãy đổ. Ngoài ra, có tới 61.000 ha rau màu bị hư hại, 39.000 ha cây trồng lâu năm và cây ăn quả bị bật gốc.

thu tuong chinh phu ra cong dien ung pho voi con bao so 2 Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với UBND tỉnh ...

thu tuong chinh phu ra cong dien ung pho voi con bao so 2 Công điện của Thủ tướng Chính phủ tập trung khắc phục hậu quả bão số 1

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện1315/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 1 năm 2016.

thu tuong chinh phu ra cong dien ung pho voi con bao so 2 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão

Ngày 27/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống bão số 1 tại Thái Bình ...

Nguyệt Anh (theo TTXVN)