TIN LIÊN QUAN | |
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại ASEM 11 | |
Khai mạc trọng thể Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 11 |
Tại các cuộc tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị lãnh đạo các nước châu Âu tiếp tục hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, trong đó có ưu tiên hỗ trợ ODA và kêu gọi doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam.
Đề nghị Phần Lan tiếp tục ưu tiên ODA
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Chính phủ Phần Lan đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp của nước này tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Phần Lan đầu tư vào những lĩnh vực Phần Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, đổi mới - sáng tạo và giáo dục phục vụ phát triển bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Phần Lan tiếp tục ưu tiên dành nguồn ODA cho Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, đổi mới - sáng tạo, nâng cao năng lực thể chế, đồng thời ủng hộ Việt Nam được tiếp cận vốn ưu đãi IDA sau năm 2017 và có thời gian chuyển đổi phù hợp.
Thủ tướng Phần Lan bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển của Việt Nam trong thời gian qua và khẳng định sẽ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ thông tin và giáo dục đào tạo.
Hai bên cùng nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc, ASEM, hợp tác ASEAN - EU.
Thụy Sỹ cam kết dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sỹ. |
Tại cuộc tiếp xúc với Tổng thống Thụy Sỹ Johann Schneider-Ammann, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên phối hợp tổ chức các hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm sự kiện 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và nhắc lại lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời Ngài Tổng thống thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Trao đổi về hợp tác kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các doanh nghiệp Thụy Sỹ hoạt động lâu dài và đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Thụy Sỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như dịch vụ, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, dược phẩm, chế biến nông sản, du lịch...
Tổng thống Thụy Sỹ khẳng định, Việt Nam luôn là ưu tiên trong chính sách ODA của Thụy Sỹ và nhất trí về việc cần sớm hoàn tất đàm phán FTA giữa Việt Nam với khối EFTA, cam kết sẽ dành cho Việt Nam những ưu đãi tương đương như đã dành cho Singapore, Malaysia và Philippines. Tổng thống Johann Schneider-Ammann nhất trí Thụy Sỹ sẽ cùng Việt Nam tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cam kết tạo thuận lợi để Đức tăng đầu tư
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Q.Hiếu) |
Tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức được thiết lập trong chuyến thăm Việt Nam của Bà Thủ tướng năm 2011.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nỗ lực đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới và gửi lời mời Thủ tướng Merkel sớm thăm lại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư Đức sớm chuẩn bị đón đầu các cơ hội Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đem lại để ngày càng tăng cường sự hiện diện và lọt vào tốp các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.
Thủ tướng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để Đức tăng đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh và phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam như công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, năng lượng xanh và tái tạo, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần. Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực ưu tiên như đào tạo nghề, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về phần mình, Thủ tướng Angela Merkel đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho Đại học Việt – Đức và mong muốn hai nước tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Việt Nam coi trọng quan hệ với Malta
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Malta Joseph Muscat, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với các nước EU, trong đó có Malta. Hai bên cho rằng mặc dù Việt Nam và Malta đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm qua, hợp tác kinh tế - thương mại vẫn chưa xứng với tiềm năng của hai nước và cần được thúc đẩy hơn nữa.
Gặp Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Murray McCully, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển hiệu quả trong quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng đề nghị New Zealand tạo thuận lợi để sớm hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho các loại trái cây đặc sản của Việt Nam như chôm chôm, nhãn, vú sữa, bưởi. Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand cho biết sẽ phối hợp, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017 và trân trọng mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sớm sang thăm New Zealand. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có trao đổi ngắn với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. Hai lãnh đạo bày tỏ vui mừng quan hệ Việt Nam - EU phát triển sâu rộng và hiệu quả. |
Về hợp tác kinh tế, hai bên nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư trong những lĩnh vực mà Malta có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hậu cần, vận tải biển.
Thủ tướng Malta khẳng định Malta sẽ thúc đẩy EU sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Malta sẵn sàng là cầu nối cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu và châu Phi.
Nhân dịp này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời Thủ tướng Joseph Muscat sớm thăm Việt Nam.
Sau cuộc tiếp, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Malta George William Vella Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malta.
Thúc đẩy ký kết Hiệp định về hợp tác tài chính với Ba Lan
Tại cuộc gặp Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi thấy Ba Lan có vị thế ngày càng cao trong EU, ở Châu Âu và trên thế giới.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Ba Lan trong ASEM về ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là an ninh nguồn nước và hoan nghênh các nỗ lực của Ba Lan trong hỗ trợ tăng cường kết nối EU-ASEAN cũng như các dự án hợp tác tiểu vùng, nhất là hợp tác Mê Công – Danube.
Thủ tướng cũng cám ơn Chính phủ Ba Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt Nam tại đây và mong chính quyền và nhân dân Ba Lan tiếp tục hỗ trợ để cộng đồng Việt Nam ổn định cuộc sống, tiếp tục đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội ở Ba Lan và góp phần tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục duy trì cơ chế trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao và thúc đẩy đàm phán, sớm ký được Hiệp định khung về hợp tác tài chính, sử dụng có hiệu quả khoản tín dụng ưu đãi 250 triệu Euro mà chính phủ Ba Lan đã dành cho Việt Nam.
Thủ tướng Mark Rutte (trái) khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam được tiếp cận vốn ưu đãi IDA sau 2017. (Ảnh: N.K) |
Tạo điều kiện cho Hà Lan đầu tư vào ngành đóng tàu
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc hai nước ký quan hệ Đối tác chiến lược về thích ứng với biển đổi khí hậu và quản lý nước và Đối tác chiến lược về nông nghiệp và an ninh lương thực.
Hai bên nhất trí cần cụ thể hóa tầm nhìn và các khuyến nghị của Chương trình đồng bằng Sông Cửu Long (MDP) thành các giải pháp cụ thể, trong đó có việc hỗ trợ đánh giá, nghiên cứu khả thi đối với các giải pháp được đề xuất thực hiện bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới cũng như của các đối tác phát triển khác.
Về hợp tác kinh tế, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hà Lan tăng cường hợp tác, đầu tư phát triển ngành đóng tàu ở Việt Nam và các lĩnh vực hợp tác ưu tiên khác như năng lượng, cảng biển và dịch vụ hậu cần, tư pháp và hợp tác giữa các địa phương.
Thủ tướng Mark Rutte khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam được tiếp cận vốn ưu đãi IDA sau năm 2017.
Trong các cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEM cũng đã trao đổi về hợp tác giữa hai châu lục cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Các nhà lãnh đạo nhất trí ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Thủ tướng thăm chính thức Mông Cổ và dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ts. Elbegdorj và Thủ tướng Mông Cổ J. Erdenebat, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và ... |
Việt Nam - Nhân tố tích cực trong vườn ươm ASEM Đó là nhận xét của Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angelet tại Hội nghị “Tăng cường quan hệ đối tác ... |
Định vị ASEM trong cục diện mới Hợp tác để xử lý các thách thức toàn cầu, vì sự phát triển bền vững, đối thoại chính trị thiết thực, tăng cường kết ... |