Thủ tướng đề nghị Khánh Hòa tập trung phát triển 3 mũi ưu tiên

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh tập trung phát triển cả 3 mũi theo thứ tự là du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170228215358 Thủ tướng dự lễ thượng cờ 2 tàu ngầm Kilo
tin nhap 20170228215358 Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Brunei

Chiều nay, 28/2, tại TP. Nha Trang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hòa.

tin nhap 20170228215358
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Khánh Hòa phải tiếp tục phát triển mạnh doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế.

Theo báo cáo do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Vinh trình bày, Khánh Hòa có tiềm năng lớn để phát triển du lịch-dịch vụ. Năm 2016, toàn tỉnh đón 4,5 triệu lượt khách với doanh thu du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng. Nha Trang, Khánh Hòa được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch-dịch vụ lớn của cả nước.

Tuy nhiên, thành phố Nha Trang trong thời gian qua, với số lượng khách du lịch tăng đột biến, kết hợp với đặc thù về địa lý hành chính, dân cư, làm cho cơ sở hạ tầng giao thông bị quá tải, gây ra tình trạng ách tắc giao thông, đặc biệt trong các ngày lễ tết, ngày nghỉ cuối tuần.

Tỉnh cho biết, lượng khách đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã gia tăng đột biến thời gian qua, dẫn đến tình trạng quá tải. Năm 2016 là 30.500 lượt, tăng 66% so với năm 2015 và dự kiến năm 2017 là 36.000 lượt.

Tỉnh đã triển khai một số dự án để khắc phục tình trạng trên, nhưng nguồn lực của địa phương có hạn, cần sự hỗ trợ từ Trung ương.

Tỉnh cho biết, ga Nha Trang hiện nằm trong khu vực trung tâm thành phố, với số lượng tàu ra vào ga có tần suất lớn nên thường xuyên gây ùn tắc và mất an toàn giao thông. Do đó, việc di dời ga và các công trình liên quan ra khỏi trung tâm thành phố cần thiết. Tỉnh kiến nghị Thủ tướng, Bộ GTVT xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đường sắt và tổ chức di dời ga Nha Trang ra khỏi nội thành theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

Ủng hộ hướng đi nhằm vào du lịch của Khánh Hòa, ý kiến các thành viên đoàn công tác cho rằng đây là hướng đi bền vững. Tỉnh đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển và du lịch với công nghiệp và dịch vụ chiếm 90%. Do đó, tỉnh phải lưu ý kiểm soát, bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; phát triển kinh tế nhưng không “hy sinh” môi trường. Các ý kiến cũng tập trung góp ý vào quy hoạch của Khánh Hòa, nhất là quy hoạch thành phố Nha Trang, cũng như một số biện pháp để tỉnh thu hút thêm nguồn lực cho phát triển.

Nhấn mạnh tinh thần chủ yếu tạo cơ chế hơn là cho vốn khi mà ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng đã chỉ ra một số mặt được cũng như tồn tại, bất cập của Khánh Hòa.

Theo Thủ tướng, tỉnh có nhiều lợi thế, như kinh tế biển, du lịch, thủy sản, nguồn nhân lực, hạ tầng khá toàn diện (có sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ).

Tỉnh đã chọn hướng đi tốt với tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ chiếm trên 90%. Tỉnh đã quan tâm công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, nhất là cho du khách, thu ngân sách.

Tuy nhiên, về khó khăn, thách thức, mặc dù tỉnh có sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt… nhưng mâu thuẫn giữa phát triển hạ tầng với sự phát triển của các ngành kinh tế đang là vấn đề đặt ra. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội chưa đạt, cần cố gắng hơn như kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ giảm nghèo, du lịch phát triển nhanh mới chiếm 10% GDP.

Trong quản lý còn nhiều bất cập, chưa trở thành hình mẫu về phát triển du lịch bền vững. Môi trường đầu tư kinh doanh có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, các chỉ số còn ở mức thấp.

tin nhap 20170228215358

Về định hướng nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nói: Chúng ta phải đặt vấn đề Khánh Hòa phát triển mạnh thì đóng góp cho miền Trung và cả nước phát triển. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung phát triển cả 3 mũi theo thứ tự là du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn. “Tuy nông nghiệp, nông thôn cơ cấu rất nhỏ, nhưng nông dân ở đó rất đông, ít ra là gần 2/3 thì các đồng ý cần lưu ý. Nếu Nha Trang phát triển với quy mô lớn, cao, tốt, nhưng mà ở nông thôn đói nghèo, xơ xác thì không tốt trong chỉ đạo chung”.

Thủ tướng đề nghị phải tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các nghị quyết, giải pháp đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XII cũng như Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Phải tập rà lại Nghị quyết 19, 35, 60 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 100 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương thì UBND tỉnh cũng cần có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này, để sự chỉ đạo đồng bộ hơn.

Khánh Hòa phải tiếp tục phát triển mạnh doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế. Phải phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 25.000- 30.000 doanh nghiệp.

“Muốn phát triển nông nghiệp nông thôn thì phải đưa doanh nghiệp vào, củng cố hợp tác xã. Nếu để hộ nhỏ lẻ, từng mảnh ruộng nhỏ lẻ thì chỉ thoát nghèo được chứ vươn lên làm giàu thì khó khăn”, Thủ tướng nói.

Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy chính quyền với tinh thần xây dựng Khánh Hòa là hình mẫu của chính quyền đối thoại, lắng nghe và đồng hành với doanh nghiệp, với người dân. Phải phấn đấu lọt vào tốp đầu trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

“Chính quyền của chúng ta phải cùng lo, cùng làm, cùng chia sẻ, tăng cường đối thoại, cung cấp thông tin, tháo gỡ khó khăn, tránh thanh tra, kiểm tra chồng chéo”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cho rằng trong báo cáo tỉnh ít đề cập đến vấn đề xã hội hóa ,Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy mạnh công tác này, đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong tất cả các lĩnh vực; đồng thời quản lý chặt chẽ và sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Xã hội hóa cả trong hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành chức năng xem xét việc bố trí vốn mồi để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư làm đường ven biển qua Khánh Hòa để người dân hưởng lợi.

Bên cạnh đó, trong phát triển, tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đây là việc lớn mà Khánh Hòa cần phải tập trung, trước hết là tập trung vào 2 lĩnh vực Khánh Hòa có thế mạnh là kinh tế biển và du lịch. Phải đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực phát triển của Khánh Hòa. “Tôi đưa ra yêu cầu là các đồng chí đến năm 2020 phải thu hút ít nhất trên 10 triệu khách, trong đó phải có trên 3 triệu khách quốc tế. Du lịch phải đóng góp từ 15 – 20% GDP của địa phương”.

Tỉnh cần tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn, nghiên cứu xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao để phục vụ du lịch. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Phải nghiên cứu lại hướng phát triển công nghiệp Khánh Hòa làm sao không ảnh hưởng đến môi trường và có chiến lược phát triển hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Lưu ý phát triển công nghiệp quốc phòng, hậu cần quốc phòng gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

tin nhap 20170228215358

Thủ tướng nhấn mạnh xây dựng Nha Trang thành thành phố cảnh quan, nâng cao chất lượng sống của người dân, tăng thêm tính hấp dẫn trong phát triển. Xây dựng môi trường chiến lược ở Khánh Hòa, ở Nha Trang như thế nào thì cần làm rõ hơn để phát triển mạnh, nhanh, tốc độ cao nhưng mà môi trường biển, môi trường sống là ấn tượng đối với người dân, khách du lịch. Đây là bài toán rất hóc búa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Đi liền với phát triển là tăng cường quản lý quy hoạch, có sự điều chỉnh phù hợp đồng bộ giữa hạ tầng và đô thị. Cũng về vấn đề này, Thủ tướng đánh giá cao Khánh Hòa đã di dời trụ sở các cơ quan hành chính ở đường Trần Phú để dành khu vực đẹp nhất, tốt nhất để phát triển du lịch, giải quyết việc làm. “Không phải cứ vị trí tốt thì để làm cơ sở của cơ quan hành chính”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, tỉnh cần giữ vững an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách, không để tội phạm lộng hành.

 Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với bờ biển dài 385km, dân số 1,2 triệu người. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 9,31%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1,2 tỷ USD, tăng 7,75% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 32.000 tỷ đồng, tăng khoảng 14%. Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 18.000 tỷ đồng. Tỉnh đã xử lý dứt điểm 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 90%.

tin nhap 20170228215358
Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp ký kết đầu tư là phải thực hiện

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Tuyên Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong các nhà đầu tư vào ...

tin nhap 20170228215358
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang

Tại cuộc làm việc với tỉnh Tuyên Quang, Thủ tướng đặt ra tầm nhìn cao hơn cho Tuyên Quang. Đó là, tỉnh phải là hình ...

tin nhap 20170228215358
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Đại học Đà Nẵng

Ngày 24/2, sau khi đi thăm, thị sát một số cơ sở của Đại học Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công ...

PV

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động