Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng Malaysia: Quá trình gia nhập BRICS cần thêm thời gian

Ngày 9/7, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, nước này có thể trở thành quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) trước khi hoàn tất quá trình tham gia khối.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. (Nguồn: Reuters)

Tại phiên họp Quốc hội, Thủ tướng Anwar phát biểu, quá trình gia nhập BRICS của Kuala Lumpur sẽ cần thêm một thời gian trước khi hoàn tất.

Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp giữa Malaysia với các quốc gia thành viên BRICS sẽ giúp đất nước trở thành quốc gia đối tác của nhóm.

Ông Anwar nói: "Việc tham gia BRICS không xung đột với chính sách đối ngoại của Malaysia".

Tin liên quan
Nga nói BRICS đang rời khỏi không gian bị đồng USD thống trị; thêm một nước hoàn tất tích hợp hệ thống thanh toán Mir Nga nói BRICS đang rời khỏi không gian bị đồng USD thống trị; thêm một nước hoàn tất tích hợp hệ thống thanh toán Mir

Theo đánh giá sơ bộ, việc gia nhập BRICS sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Malaysia trong hoạt động thương mại cũng như tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành viên BRICS hiện đạt 26.600 tỷ USD, chiếm 26,2% GDP toàn cầu. Nhờ đó, sức mạnh kinh tế của nhóm sẽ giúp tăng cường hoạt động thương mại giữa các quốc gia thành viên.

BRICS có dân số khoảng 3,21 tỷ người và tiếp tục tăng lên với sự tham gia của Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tạo ra thị trường lớn với 3,54 tỷ người, tương đương gần 45% dân số thế giới.

Nhóm thực sự có tiềm năng để trở thành một khối kinh tế mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Malaysia trong dài hạn.

Trước đó, ngày 18/6, Thủ tướng Anwar xác nhận ý định tham gia BRICS với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

BRICS được thành lập vào năm 2009 với 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Vào tháng 1/2024, Iran, Ai Cập, Ethiopia và UAE gia nhập nhóm.

Ukraine có thể vỡ nợ, viện trợ từ Mỹ và EU đang được chi vào việc gì?

Ukraine có thể vỡ nợ, viện trợ từ Mỹ và EU đang được chi vào việc gì?

Năm thứ ba chìm trong cuộc xung đột quân sự với Nga, với tiềm năng kinh tế của Ukraine bị phá hủy và nợ chính ...

Căng thẳng Trung Quốc-EU: Bắc Kinh thể hiện sự 'chân thành tối đa', kỳ vọng điều này từ phía châu Âu

Căng thẳng Trung Quốc-EU: Bắc Kinh thể hiện sự 'chân thành tối đa', kỳ vọng điều này từ phía châu Âu

Ngày 8/7, Bộ Thương Mại Trung Quốc tuyên bố, nước này đã thể hiện “sự chân thành tối đa” trong các cuộc tham vấn liên ...

Lợi ích từ các FTA 'phủ sóng' nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, cần đổi mới mạnh mẽ để thu thêm 'trái ngọt'

Lợi ích từ các FTA 'phủ sóng' nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, cần đổi mới mạnh mẽ để thu thêm 'trái ngọt'

Sau khi ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên với ASEAN cách đây hơn 30 năm, Việt Nam đã nỗ lực "mở ...

CIEM: 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024

CIEM: 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024

Kể từ đầu năm 2024, Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - trên nền tảng ổn định kinh ...

Ấn Độ xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo - tin tốt cho Tây Phi và Trung Đông

Ấn Độ xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo - tin tốt cho Tây Phi và Trung Đông

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu một số loại gạo để tránh tình trạng dư thừa trong nước ...

(theo TTXVN)