Thủ tướng Nhật Bản: 'Không thể chậm trễ dù chỉ một chút trong giải quyết vấn đề ngoại giao và an ninh'

Vy Anh
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và nội các mới của ông đã đưa ra những ưu tiên chính sách rõ ràng trong một bối cảnh mới đầy phức tạp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những ưu tiên chính sách của Nhật Bản thời gian tới
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Nguồn: AFP)

Kế thừa phương châm đã được thực hiện

Vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thành lập nội các mới gồm 20 người, trong đó, có 5 bộ trưởng lưu nhiệm tại các vị trí: Chánh văn phòng nội các, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế, Bộ trưởng Giao thông và đất đai.

Có 9 bộ trưởng lần đầu vào nội các tại các vị trí như Bộ trưởng Môi trường, Bộ trưởng Chấn hưng, Bộ trưởng Văn hóa và Giáo dục, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Phục hồi địa phương, Bộ trưởng Nông-Lâm-Thủy sản, Bộ trưởng Vấn đề tỷ lệ sinh thấp và thúc đẩy hoạt động của phái nữ...

Phát biểu họp báo sau khi nội các mới được thành lập, Thủ tướng Kishida cho biết, 5 vị trí được lưu nhiệm là nền tảng cốt lõi của chính quyền và đây cũng là những lĩnh vực trọng tâm mà chính phủ Nhật Bản sẽ nỗ lực trong thời gian tới.

Nội các mới sẽ ưu tiên tăng cường thể chế để bảo vệ hòa bình và ổn định của đất nước. Một trong số đó là tăng cường một cách cơ bản năng lực quốc phòng hướng đến sửa đổi các văn bản quan trọng trong năm 2022.

Chính phủ Nhật Bản sẽ thúc đẩy một cách mạnh mẽ và thống nhất việc thảo luận về năng lực quốc phòng cần thiết, quy mô ngân sách, đảm bảo nguồn tài chính; thực thi luật thúc đẩy an ninh kinh tế, trong đó có các nỗ lực để phòng ngừa chuyển giao kỹ thuật trái phép, kiện toàn chuỗi cung ứng, tái thiết kinh tế thông qua sáng kiến “Chủ nghĩa tư bản mới” và đây là vấn đề quan trọng nhất dưới thời chính quyền Thủ tướng Kishida;

Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ tăng cường các biện pháp nhằm ứng phó với giai đoạn mới phòng chống đại dịch Covid-19; tăng cường các chính sách về trẻ em và đối phó với tình trạng tỷ lệ sinh giảm thông qua thúc đẩy hoạt động của Cơ quan gia đình và trẻ em mới được thành lập.

Thủ tướng Kishida đã lưu nhiệm Ngoại trưởng Hayashi Yoshimasa và chủ trương kế thừa các phương châm ngoại giao đang tiến hành từ trước đến nay.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 10/2021, ông Hayashi đã đi thăm 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, hội đàm trực tiếp và trực tuyến hơn 240 lần với các nhà lãnh đạo nước ngoài, xây dựng được quan hệ tin cậy với bộ trưởng các nước và đưa ra các giải pháp ứng phó với nhiều vấn đề ngoại giao.

Những ưu tiên chính sách của Nhật Bản thời gian tới
Các thành viên trong nội các mới của Nhật Bản chụp ảnh chung ngày 10/8. (Nguồn: AP)

Nhạy bén trong môi trường an ninh phức tạp

Trong vấn đề đảm bảo an ninh, Thủ tướng Kishida đã thể hiện quan điểm hết sức nghiêm túc khi nói: “Chúng ta không thể cho phép chậm trễ dù chỉ một chút trong việc giải quyết vấn đề ngoại giao và an ninh”.

Sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan (Trung Quốc), khiến quan hệ Washington và Bắc Kinh căng thẳng hơn, ngày 4/8, Trung Quốc đã phóng một loạt tên lửa đạn đạo, trong đó có 5 tên lửa rơi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Nhật Bản và Trung Quốc sẽ đón thời điểm 50 năm bình thường hóa quan hệ vào tháng 9 năm nay, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc thúc đẩy quan hệ hai nước vẫn chưa có sự đột phá, thậm chí còn rơi vào căng thẳng.

Thủ tướng Kishida nhấn mạnh việc quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc là điều quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Về hội đàm cấp cao Nhật-Trung, ông Kishida cũng cho biết, thời điểm hiện tại chưa có quyết định nào được đưa ra, tuy nhiên, Tokyo luôn cởi mở trong việc đối thoại với phía Bắc Kinh.

Trong bối cảnh môi trường an ninh thế giới ngày càng phức tạp, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh, một trong những ưu tiên lớn nhất của chính phủ mới trong năm nay là tăng cường cơ bản năng lực quốc phòng. Tâm điểm chú ý trong chính sách này là gia tăng ngân sách quốc phòng của nước này.

Hiện tại, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản vào khoảng 5.000 tỷ Yen, tương đương khoảng 1% GDP. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đang đề xuất gia tăng ngân sách cho lĩnh vực này lên mức hơn 2% GDP.

Thủ tướng Kishida đã bổ nhiệm ông Yasukazu Hamada cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Hamada được đánh giá là có kinh nghiệm phong phú, khả năng điều phối mang tính cân bằng.

Về vấn đề kinh phí quốc phòng, tân Bộ trưởng Hamada đã tham gia thảo luận trong nội bộ LDP, tuy nhiên, ông không hoàn toàn nghiêng về quan điểm gia tăng một cách quá lớn ngân sách quốc phòng.

Trong cuộc họp báo ngày 10/8, ông Hamada cho rằng, việc tăng cường một cách cơ bản năng lực phòng vệ là không thể thiếu, song cần đưa ra các nhiệm vụ cần thiết để có thể đảm bảo môi trường an ninh hiện tại.

Thủ tướng Kishida cũng cho biết, chính phủ Nhật Bản sẽ thảo luận đồng loạt ba vấn đề là nội dung, dự toán ngân sách và nguồn tài chính. Việc thảo luận về ngân sách quốc phòng không chỉ là con số, mà đó là các nội dung về phạm vi tăng cường năng lực phòng vệ, thực thi chính sách mang tính cụ thể.

Như vậy, cả Thủ tướng Kishida và tân Bộ trưởng Quốc phòng Hamada đang cho thấy “sự chia sẻ” và “đồng lòng” trong các chính sách liên quan đến đảm bảo an ninh.

Với những định hướng hoạt động được đưa ra, nội các mới của Thủ tướng Kishida đang được đặt dấu hỏi về những chính sách mang tính cụ thể để có thể thực hiện được các chủ trương lớn này.

Nhật Bản hứa giúp ASEAN cải thiện tình hình Myanmar Nhật Bản hứa giúp ASEAN cải thiện tình hình Myanmar

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã cam kết với Thủ tướng Campuchia Hun Sen rằng Tokyo sẽ hỗ trợ các nỗ lực ...

Chính phủ Nhật Bản 'chăm' các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu phát triển ở nước ngoài

Chính phủ Nhật Bản 'chăm' các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu phát triển ở nước ngoài

Chính phủ Nhật Bản sẽ thành lập Phòng hỗ trợ đầu tư và kinh doanh nước ngoài thuộc Văn phòng Chính phủ nhằm hỗ trợ ...

(theo Sankei Shimbun)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật iOS 18 RC với nhiều tính năng mới hấp dẫn

Cập nhật iOS 18 RC với nhiều tính năng mới hấp dẫn

Sự kiện It's Glowtime kết thúc, nhiều người mong chờ iOS 18 chính thức. Hiện Apple đã phát hành iOS 18 RC. Dưới đây là bài viết hướng dẫn nhanh ...
Lào - Tìm cơ hội từ kinh tế số

Lào - Tìm cơ hội từ kinh tế số

Lào tìm kiếm biện pháp giảm phụ thuộc qua việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực tiềm năng khác.
Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Pháp

Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Pháp

Tối 13/9, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám ...
Nghiệp đoàn Kanto Joho và cộng đồng người Việt tại Saitama, Nhật Bản quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam bị thiệt hại bởi bão số 3

Nghiệp đoàn Kanto Joho và cộng đồng người Việt tại Saitama, Nhật Bản quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam bị thiệt hại bởi bão số 3

Nghiệp đoàn Kanto Joho và cộng đồng người Việt tại tỉnh Saitama, Nhật Bản đã quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam bị thiệt hại do cơn bão số ...
Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lần thứ nhất: Lan toả ý chí, sức mạnh mềm văn hóa kinh doanh Việt ra thế giới

Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lần thứ nhất: Lan toả ý chí, sức mạnh mềm văn hóa kinh doanh Việt ra thế giới

Chương trình Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề 'Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu, góc nhìn đan xen' diễn ra ...
Đi ngược cáo buộc của Mỹ, Canada thừa nhận không có bằng chứng về ‘tấn công sóng âm’ ở Cuba

Đi ngược cáo buộc của Mỹ, Canada thừa nhận không có bằng chứng về ‘tấn công sóng âm’ ở Cuba

Canada thừa nhận không có bằng chứng về ttấn công sóng âm' ở Cuba như cáo buộc của Mỹ.
Đi ngược cáo buộc của Mỹ, Canada thừa nhận không có bằng chứng về ‘tấn công sóng âm’ ở Cuba

Đi ngược cáo buộc của Mỹ, Canada thừa nhận không có bằng chứng về ‘tấn công sóng âm’ ở Cuba

Canada thừa nhận không có bằng chứng về ttấn công sóng âm' ở Cuba như cáo buộc của Mỹ.
Thêm 2 nguyên thủ đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024

Thêm 2 nguyên thủ đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024

Nguyên thủ các nước Bolivia và Brazil chấp nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 tại Kazan, Nga.
Israel liên tiếp không kích Gaza, Hamas nêu tổn thất; UAE nêu điều kiện hỗ trợ hậu chiến

Israel liên tiếp không kích Gaza, Hamas nêu tổn thất; UAE nêu điều kiện hỗ trợ hậu chiến

Lực lượng phòng vệ Israel cho biết, quân đội nước này đã tấn công 2 cơ sở của phong trào Hamas được cho là được sử dụng để sản xuất vũ khí.
Đề cập vũ khí hạt nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói Moscow đang tỏ ra kiên nhẫn, nhưng sự kiên nhẫn đó ‘có thể cạn kiệt’

Đề cập vũ khí hạt nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói Moscow đang tỏ ra kiên nhẫn, nhưng sự kiên nhẫn đó ‘có thể cạn kiệt’

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói lý do cho đến nay quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân hiện vẫn chưa được nước này đưa ra.
Nga chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ, cảnh báo biến Kiev thành 'điểm nóng chảy khổng lồ'

Nga chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ, cảnh báo biến Kiev thành 'điểm nóng chảy khổng lồ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 14/9 tuyên bố các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống lại truyền thông Nga là một 'tình huống bất thường'.
Mỹ trừng phạt 3 thực thể Nga, cùng Anh tái khẳng định lập trường kiên định ủng hộ Ukraine

Mỹ trừng phạt 3 thực thể Nga, cùng Anh tái khẳng định lập trường kiên định ủng hộ Ukraine

Ngày 13/9, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 3 thực thể của Nga với cáo buộc 'dính líu hành động gây bất ổn ở nước ngoài'.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Phiên bản di động