Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Nhóm PV
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam mong muốn phát triển ngành Halal thực sự trở thành một ngành thế mạnh, đưa đất nước trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Halal
Các đại biểu tham dự Hội nghị phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chiều 22/10, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Hội nghị Halal “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”.

Hội nghị là sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất về Halal lần đầu tiên được tổ chức kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” ngày 14/2/2023.

Hội nghị thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 600 đại biểu trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn, hoan nghênh và nhiệt liệt chào mừng các đại biểu tới dự Hội nghị Halal quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, nghìn năm văn hiến, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực của Bộ Ngoại giao cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị có ý nghĩa quan trọng này, qua đó góp phần định hướng cho chiến lược phát triển ngành Halal Việt Nam, mở ra các cơ hội kinh doanh - đầu tư mới.

Hội nghị thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ Việt Nam và các quý vị đại biểu, các doanh nhân về tầm quan trọng của thị trường Halal toàn cầu; là minh chứng cụ thể, sống động cho tâm huyết và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn phát triển ngành Halal tại Việt Nam và đóng góp cho toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Halal
Theo Thủ tướng, Việt Nam có 3 lợi thế quan trọng để có thể 'bắt kịp, tiến cùng và vượt lên' trong ngành Halal. (Ảnh: Tuấn Anh)

5 ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Thủ tướng nhấn mạnh 5 ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Hội nghị nói riêng và việc đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam. Theo đó, việc phát triển ngành Halal góp phần kết nối con người Việt Nam với con người các nước trên thế giới, nhất là thế giới đạo Hồi, trong bối cảnh chiến tranh, xung đột diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.

Đồng thời, kết nối Việt Nam và thế giới thông qua các sản phẩm, dịch vụ Halal; kết nối nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu một cách đa dạng, phong phú, toàn diện và bền vững; kết nối văn hóa Việt Nam với văn hóa các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đạo Hồi, nhất là văn hoá ẩm thực.

Cùng với đó, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Halal tại Việt Nam mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, chuyên nghiệp hơn, bao trùm hơn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân với tinh thần "ăn ngon, ăn sạch".

Theo Thủ tướng, chúng ta đang sống trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn, lớn hơn thời cơ, thuận lợi. Cụ thể, cạnh tranh địa chính trị gia tăng, nguy cơ gia tăng xung đột cục bộ; cạnh tranh thương mại gay gắt, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng; tác động của các vấn đề có tính toàn cầu như: Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số...

"Hơn bao giờ hết, hợp tác kinh tế quốc tế đòi hỏi tư duy đổi mới, cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo, mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển.

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế, có thể khẳng định rằng thị trường Halal đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác to lớn cho tất cả chúng ta với những tiềm năng to lớn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Halal
Việt Nam đã ký một số thỏa thuận hợp tác về Halal với các đối tác Hồi giáo và phi Hồi giáo.

Thị trường Halal toàn cầu dự báo có quy mô lên tới 10 nghìn tỷ USD trước năm 2030, trải rộng trên khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, trong đó dân số Hồi giáo dự báo đạt gần 3 tỷ người vào năm 2050, chiếm gần 30% dân số toàn cầu.

Ngành công nghiệp Halal gồm nhiều lĩnh vực đa dạng từ nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược, mỹ phẩm, cho tới các ngành công nghiệp hỗ trợ, dây chuyền sản xuất, lưu kho, vận chuyển, dịch vụ...

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của thị trường Halal toàn cầu và những tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực, tập trung phát triển ngành Halal và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Việt Nam đã xây dựng định hướng chiến lược về phát triển ngành Halal đến năm 2030, trong đó có Đề án về "Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030"; thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia, hoàn thiện các quy định pháp lý và tiêu chuẩn về Halal quốc gia.

Việt Nam đã ký một số thỏa thuận hợp tác về Halal với các đối tác Hồi giáo và phi Hồi giáo. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội ngày càng quan tâm đầu tư, sản xuất và mở rộng xuất khẩu sang thị trường Halal toàn cầu.

Trong giai đoạn phát triển mới, Việt Nam xác định: "Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế để mở rộng thị trường…; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu...".

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "Trên tinh thần đó, chúng tôi mong muốn phát triển ngành Halal Việt Nam thực sự trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới".

3 lợi thế quan trọng để "bắt kịp, tiến cùng và vượt lên"

Để thực hiện mục tiêu nói trên, theo Thủ tướng, Việt Nam có 3 lợi thế quan trọng để có thể "bắt kịp, tiến cùng và vượt lên" trong ngành Halal.

Thứ nhất, Việt Nam có môi trường chính trị, xã hội ổn định; có tiềm lực và quy mô nền kinh tế càng lớn mạnh; môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, thuận lợi. Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.

Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; tăng trưởng được duy trì ở mức cao. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 5,05%; 9 tháng đầu năm 2024 đạt 6,82%.

Quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt 4.300 USD, đứng thứ 34 trong số các nền kinh tế lớn và thuộc nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất toàn cầu; đang ở giai đoạn dân số vàng với hơn 100 triệu người; đã ký 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 nước.

Thứ hai, Việt Nam kiên định và nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới; kiên trì chính sách quốc phòng "4 không".

Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, liên tục bị tác động bởi chiến tranh, bao vây, cấm vận. Tuy vậy, Việt Nam đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai" để biến thù thành bạn.

"Việt Nam là dân tộc hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, mong muốn không có ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị chết chóc bởi chiến tranh và xung đột", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, với 32 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; tham gia hơn 70 tổ chức khu vực, quốc tế quan trọng và có quan hệ hợp tác tốt đẹp với cộng đồng các quốc gia Hồi giáo trên thế giới.

Thứ ba, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành Halal và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ Halal toàn cầu.

Nông nghiệp Việt Nam có đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, trong đó nhiều sản phẩm nông nghiệp cơ bản phù hợp và hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn về Halal (thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, gạo… Năm 2023 là một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu thế giới với trị giá hơn 53 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2024 đạt gần 47 tỷ USD, phấn đấu cả năm khoảng 60 tỷ USD).

Ngoài ra, Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, trong đó có du lịch Halal với đường bờ biển dài hơn 3 nghìn km, nhiều hệ sinh thái quan trọng, đa dạng và nhiều vịnh, bãi biển được đánh giá đẹp nhất thế giới.

3 thông điệp về phát triển ngành Halal

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh 3 thông điệp của Việt Nam về phát triển ngành Halal.

Một là, Việt Nam rất quan tâm và mong muốn đưa hợp tác về Halal thành "nội hàm hợp tác kinh tế quan trọng, trụ cột mới, động lực mới" trong phát triển quan hệ với các nước, trong đó có cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.

Hai là, Việt Nam coi trọng việc phát triển ngành Halal; xác định đây là định hướng mới trong hoạt động sản xuất; coi Halal là "cơ hội vàng" để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường hợp tác với các đối tác để tham gia hiệu quả vào thị trường, chuỗi giá trị Halal toàn cầu.

Ba là, Việt Nam chủ trương phát triển ngành Halal trên cơ sở tôn trọng các giá trị văn hóa, tôn trọng con người, thể hiện sự đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam để cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác, đa dạng, hài hòa và cùng phát triển, vì hạnh phúc, ấm no của mỗi người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu
Việt Nam sẽ phát triển ngành Halal chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, bền vững, hiệu quả, góp phần tạo xung lực mới cho sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững của Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Về định hướng hợp tác thời gian tới, Thủ tướng đề nghị cần thực hiện "5 đẩy mạnh" để phát huy nội lực và hợp tác quốc tế về Halal. Đó là:

Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quản lý nhà nước liên quan đến Halal, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn Halal quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Halal quy mô lớn và phục vụ xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác, các thỏa thuận công nhận và thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal, qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Halal toàn cầu.

Thứ ba, đẩy mạnh các đối tác khu vực, quốc tế đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan Halal, nhất là về nông nghiệp, du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, dược và mỹ phẩm, các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan đến Halal (công nghệ, dây chuyền sản xuất, hậu cần…).

Thứ tư, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu Halal Việt Nam và mở cửa các thị trường cho các sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ năm, đẩy mạnh giao lưu nhân dân, hợp tác trao đổi văn hóa, từ đó tăng cường sự chia sẻ, hiểu biết của người dân và doanh nghiệp hai bên về những thế mạnh của nhau và tiềm năng hợp tác trong phát triển ngành Halal tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài tiếp tục đến đầu tư, hợp tác tại Việt Nam trên tinh thần "3 cùng": "Cùng lắng nghe và thấu hiểu", "cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động", "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển; cùng chung niềm vui, hạnh phúc và tự hào".

Đồng thời, bảo đảm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, từ đó, huy động nguồn lực Nhà nước, nguồn lực xã hội, người dân, doanh nghiệp, nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp…

Người đứng đầu Chính phủ tin, Việt Nam sẽ phát triển ngành Halal chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, bền vững, hiệu quả, góp phần tạo xung lực mới cho sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững của Việt Nam, góp phần phát triển thị trường Halal toàn cầu, cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp, hài hòa, thịnh vượng giữa các quốc gia, giữa con người với con người, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững trên toàn thế giới, trong đó có ngành Halal.

Thị trường Halal toàn cầu có quy mô, tiềm năng lớn và đa dạng về lĩnh vực. Số lượng tín đồ Hồi giáo năm 2024 đạt khoảng 2,02 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới và dự báo sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050.

Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu được dự báo đạt 10 nghìn tỷ USD trước năm 2028.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp các châu lục trên thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường.

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”.

Đề án đưa ra các định hướng lớn mang tầm quốc gia về huy động các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam một cách toàn diện, giúp các doanh nghiệp Việt tham gia sâu, hiệu quả vào các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu.

500 đại biểu sẽ tham dự hội nghị quốc tế đầu tiên về Halal tại Việt Nam

500 đại biểu sẽ tham dự hội nghị quốc tế đầu tiên về Halal tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội ...

Sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất về Halal, thị trường ngàn tỷ USD sắp diễn ra tại Việt Nam

Sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất về Halal, thị trường ngàn tỷ USD sắp diễn ra tại Việt Nam

Hội nghị Halal “Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững” sẽ ...

Thị trường Halal trị giá 156,4 tỷ USD của Qatar sẵn sàng chào đón Việt Nam!

Thị trường Halal trị giá 156,4 tỷ USD của Qatar sẵn sàng chào đón Việt Nam!

Theo Đại sứ Qatar tại Việt Nam Khalid Ali Abdullah Abel, việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Qatar trong ngành Halal có ...

Khai mở thị trường thực phẩm Halal Trung Đông-Bắc Phi

Khai mở thị trường thực phẩm Halal Trung Đông-Bắc Phi

Để tiếp cận thị trường Halal khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA), các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải đáp ứng các quy định ...

Thị trường Halal - ‘chìa khóa’ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam

Thị trường Halal - ‘chìa khóa’ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD ...

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường Halal

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Tuổi Ngọ công việc trắc trở

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Tuổi Ngọ công việc trắc trở

Xem tử vi 23/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của LHQ cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường ...
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động