TIN LIÊN QUAN | |
Lập bản đồ những vùng đất mê tín nhất thế giới | |
Dubai xây dựng thư viện điện tử lớn nhất thế giới |
Được xuất bản vào năm 1570, tác phẩm của nhà bản đồ học người Tây Ban Nha Abraham Ortelius – thường được gọi tắt là Atlas “Ortelius” – bao gồm 53 bản đồ đồng bộ về kích thước, cùng văn bản giới thiệu và giải thích tương ứng, được đóng thành dạng sách. Đáng chú ý trong số này, có các bản đồ đầu tiên về châu Mỹ, cũng như vị trí của Cuba trong bối cảnh địa lý của quần đảo Antilla, châu Mỹ và thế giới.
Giám đốc Thư viện quốc gia Cuba Eduardo Torres Cuevas cho biết, sau phiên bản năm 1570, tác phẩm kinh điển này còn được tái bản tới 31 lần bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hà Lan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Italy. Hiện tại trên thế giới chỉ còn ba phiên bản Atlas “Ortelius” gốc, trong đó một được lưu giữ tại Thư viện Madrid của Tây Ban Nha, một thuộc sở hữu của một nhà sưu tập cá nhân và phiên bản vừa được trao trả về Cuba.
Tập bản đồ Atlas Ortelius. (Nguồn: granma.cu) |
Một nhà sưu tập văn tịch cổ của Cuba đã mua được tác phẩm quý giá này tại Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ Hai và trước khi mất đã hiến tặng lại thư viện quốc gia Cuba để tác phẩm được bảo quản lâu dài. Trong khoảng thời gian 1991-1993, cuốn Atlas “Ortelius” này bị đánh cắp khỏi Thư viện quốc gia Cuba và năm 1993 Thư viện Boston Athenaeum đã mua lại phiên bản này với giá cao từ một “nhà sưu tập tư nhân” mà không biết rằng đây là đồ bị đánh cắp.
Năm 1999, khi tác phẩm này được gửi tới Trung tâm Bảo quản Văn bản của thành phố Boston, trưởng bộ phận bảo quản sách của cơ sở này Deborah Wender đã phát hiện hai dấu sở hữu trên tác phẩm và xác nhận một trong số đó là của Thư viện quốc gia Cuba.
Sau một thời gian liên lạc với Thư viện quốc gia Cuba và thư viện này xác nhận chưa bao giờ từ bỏ quyền sở hữu tác phẩm trên, tháng 5/2016, Hội đồng quản trị Thư viện Boston Athenaeum đã bỏ phiếu thông qua bằng đồng thuận tuyệt đối việc trao trả tác phẩm bị đánh cắp này cho chủ sở hữu hợp pháp tại Cuba.
Lý giải việc để từng để mất một trong những di sản văn hóa và khoa học đáng quý nhất của đất nước, ông Torres Cuevas thừa nhận trong thời kỳ 1989-1994 đã có sự buông lỏng quản lý tại Thư viện quốc gia Cuba nói riêng và các thư viện của Cuba nói chung, trong khi đất nước trải qua thời kỳ khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và bắt đầu xuất hiện những kẻ đánh cắp di sản quốc gia để làm giàu bất chính.
Chỉ riêng Thư viện quốc gia Cuba đã mất 6 triệu cuốn sách cùng một số tác phẩm thư tịch khác trong giai đoạn này, và hiện vẫn đang trong quá trình tìm kiếm và thu hồi những tác phẩm quý bị mất bắt đầu từ hơn 10 năm qua, cũng như tiến hành số hóa các tác phẩm được lưu giữ để giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp cũng như tạo thuận lợi cho tra cứu.
Trao tặng sách quảng bá Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Nhằm thúc đẩy công tác ngoại giao văn hóa, tăng cường quảng bá cho văn hóa, du lịch Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam ... |
Hy vọng giải mã thư viện cổ bị núi lửa Vesuvius phá hủy Thành phần chì có trong mực in các tài liệu La Mã cổ có thể giúp các nhà nghiên cứu đọc được chữ viết trên ... |
Tổng thống Obama về quê xây thư viện Ngày 28/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định chọn thành phố quê hương Chicago, bang Illinois, để xây dựng thư viện mang tên ông ... |